[Hướng dẫn] 3 Cách xoa bóp chữa tắc tia sữa cực hiệu quả tại nhà
-
Ngày đăng:
18/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
94
Nội dung bài viết
ToggleMassage/xoa bóp chữa tắc tia sữa là một trong các phương pháp hiệu quả giúp giảm bớt sự khó chịu và đau đớn cho người mẹ. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách sẽ không làm giảm được tình trạng này. Vậy xoa bóp như thế nào mới đem lại tác dụng tốt nhất?
1. Xoa bóp chữa tắc tia sữa có hiệu quả không?
Xoa bóp (hay còn gọi là massage, mát xa) là phương pháp trị liệu bằng ngón tay hoặc lòng bàn tay nhằm tác động lên da thịt, gân khớp, từ đó giúp giảm đau, sưng…
Khi xoa bóp tại bầu ngực sẽ giúp lưu thông khí huyết thuận lợi hơn, hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cách này còn làm các cục sữa tan nhanh hơn, trở về trạng thái lỏng ban đầu. Khi có lực hút từ bên ngoài do bé bú hoặc mẹ vắt/hút thì sữa chảy ra ngoài, từ đó cải thiện tình trạng bị tắc tia sữa.
Ngoài ra, cách mát xa thông tuyến sữa này còn mang đến nhiều lợi ích khác cho mẹ bỉm như:
- Kích thích dòng sữa: Khi xoa bóp ở vùng vú sẽ giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn, thúc đẩy sản xuất sữa. Điều này góp phần làm giảm tắc nghẽn sữa và mẹ có thể cung cấp nguồn sữa đầy đủ cho bé.
- Thoải mái: Massage vùng vú giúp làm giảm được tình trạng sưng đau, căng thẳng, mẹ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
- Con bú dễ dàng: Dòng sữa lưu thông nhanh, thoát ra ngoài dễ dàng hơn khi được xoa bóp. Điều này giúp bé bú sữa thuận lợi hơn.
2. Cách mát xa ngực chữa tắc tia sữa
Cách xoa bóp chữa tắc tia sữa rất đơn giản, các mẹ bỉm hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, nhanh chóng, mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sau.
2.1. Tự mát xa thông tuyến sữa
Phương pháp này dùng lực từ lòng bàn tay tác động lên bầu ngực, cụ thể là tập trung vào phần nổi cục, sưng đau. Kết quả là cục sữa bị vón sẽ mềm, nhỏ lại rồi theo dòng sữa chảy ra ngoài.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ bằng khăn mềm ẩm thấm qua nước.
- Bước 2: Hai bàn tay khép lại rồi đặt song song đối diện ở trên bầu ngực. Tiếp đó, bạn hãy lần lượt dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng xoay đều ở bầu ngực từ trái qua phải. Sau khoảng 30 giây, bạn làm theo chiều ngược lại.
- Bước 3: Lấy ngón tay ấn vào bầu ngực từ trong ra ngoài. Lưu ý nên tập trung ở nơi sưng đau, nổi cục vì đó là khu vực đang có tắc tia sữa. Nếu thấy đau buốt có thể ngưng lại hoặc giảm lực để thấy dễ chịu hơn.
- Bước 4: Dùng ngón tay cái đặt ở núm ti rồi từ từ nặn vắt tia sữa từ trong ra ngoài để sữa chảy ra.
2.2. Cách xoa bóp chữa tắc tia sữa kết hợp với chườm nóng
Chườm nóng giúp các mạch máu giãn ra. Trong khi đó, xoa bóp giúp cục sữa tan bớt, nhỏ dần. Nếu kết hợp 2 phương pháp này sữa sẽ di chuyển ra ngoài dễ dàng, tia sữa cũng theo đó mà thoát ra ngoài.
Cách thực hiện mát xa giúp thông tắc tia sữa:
- Bước 1: Đổ nước ấm 40 – 50 độ C vào trong túi chườm hoặc dùng khăn vải mềm nhúng qua rồi vắt bớt nước.
- Bước 2: Đặt chúng lên ngực rồi chườm nóng khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 3: Thực hiện cách mát xa khi bị tắc tia sữa như hướng dẫn ở trên.
2.3. Cách mát xa thông tuyến sữa kết hợp với cho con bú
Mẹ thực hiện các bước xoa bóp ở trên vừa kết hợp cho con ti sẽ giúp kích thích sữa mẹ về nhiều, giảm ứ đọng sữa. Trước khi cho bé bú, mẹ nên xoa bóp theo đúng hướng dẫn để bầu ngực mềm ra, giảm đau nhức. Tiếp đó, mẹ cho con bú ở bên ngực có tia sữa đang tắc cho đến khi hết sữa rồi chuyển sang ngực còn lại.
Duy trì cữ bú này với khoảng cách 2 – 3 giờ/giờ và thực hiện xoa bóp để tình trạng tắc tia sữa được cải thiện. Sau khi con ti xong, mẹ nhớ vệ sinh lại ngực cẩn thận, nhất là phần đầu núm vú.
3. Lưu ý khi áp dụng các cách mát xa ngực khi bị tắc tia sữa
Phương pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa được đánh giá khá hiệu quả nếu áp dụng cách. Vì thế, ngoài làm theo hướng dẫn trên, mẹ bỉm cũng nên chú ý điều sau để sớm làm thông tắc tia sữa:
- Vệ sinh bầu ngực thường xuyên trước và sau khi massage.
- Xoa bóp chủ yếu ở phần bị đau, nổi cục.
- Dùng nước ấm 40 – 50 độ để tránh bị bỏng, làm tổn thương phần da ngực.
- Nếu cho con bú, mẹ cần điều chỉnh tư thế để cho bé bú đúng khớp ngậm để sữa tiết ra nhiều hơn.
- Khi thực hiện xoa bóp nhiều lần, tình trạng tắc tia sữa vẫn không thuyên giảm, thậm chí nặng thêm, mẹ nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị. Tránh trường hợp để lâu ngày gây ra các biến chứng như mất sữa, áp xe vú….
Hy vọng với thông tin trên, các mẹ bỉm sau sinh đã có thể thực hiện xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách ngay tại nhà. Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp thông tắc sữa dân gian nếu chưa được kiểm chứng hiệu quả để đảm bảo an toàn.