Skip to main content

[Top 5] Cách làm tan cục sữa tắc cho mẹ hiệu quả sau 2h

  • Ngày đăng:

    16/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    16/03/2024
  • Số lần xem

    75

Tắc tia sữa nổi cục khiến bầu ngực mẹ sau sinh bị đau, căng cứng, to hơn bình thường. Có nhiều cách làm tan cục sữa tắc cho hiệu quả ngay tức thì như massage bầu ngực, cho con bú thường xuyên, chườm nóng… Hầu hết những cách này đều có thể thực hiện tại nhà và có chi phí thấp nên được áp dụng khá rộng rãi. Cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về tắc tia sữa nổi cục

Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách
Mẹ tắc tia sữa thường do máu lưu thông kém, con bú sai cách

Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng mà phụ nữ sau sinh nào cũng có thể gặp phải, nhất là người sinh con đầu lòng. Đây là hiện tượng sữa bị ứ đọng, không thoát hết ra ngoài ở vú của mẹ bỉm. Cục sữa căng cứng khiến cho ống dẫn sữa hoạt động khó khăn, sữa vón nhỏ tạo thành cục ở đó. Điều này gây viêm, sưng, tấy đỏ làm mẹ có cảm giác nóng, căng tức nơi bầu ngực, khi sờ vào thấy đau.

1.1. Nguyên nhân khiến mẹ bỉm tắc tia sữa nổi cục

Tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa rất quan trọng bởi điều này sẽ giúp bạn tìm ra cách làm tan cục sữa tắc đúng và an toàn. Thông thường, mẹ bỉm gặp tình trạng này là do:

  • Máu lưu thông kém: Sau sinh, cơ thể người mẹ vẫn còn yếu do mất máu, khí huyết lưu thông kém. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, mẹ dễ bị suy nhược cơ thể dẫn tới tắc sữa xuất hiện.
  • Bé bú sai khớp ngậm: Bình thường, sữa mẹ tiết đều cả 2 bên khi con bú đúng cách. Nếu bé bú sai khớp, sữa sẽ không chảy đều dẫn tới tình trạng một bên ít một bên nhiều, lâu ngày có thể bị tắc tia.
  • Mặc áo ngực không phù hợp: Kích thước vòng 1 của phụ nữ sau sinh lớn hơn rất nhiều so với thời con gái. Tuy nhiên, nhiều người không để ý điều này nên mặc áo ngực chật làm bầu ngực bó lại, gây ra tắc tia sữa.
  • Vệ sinh bầu ngực sai cách: Nếu trước và sau khi cho con bú, bầu ngực của mẹ không được vệ sinh hoặc làm sạch không đúng cách rất dễ dẫn tới viêm nhiễm ở đầu vú, tăng nguy cơ làm tắc tuyến sữa.
  • Ít hút sữa: Bé bú không hết mà mẹ lại lười hút sữa thì sữa sẽ đọng lại trong bầu ngực, lâu dần dẫn tới vón cục.

1.2. Dấu hiệu mẹ tắc tia sữa nổi cục

Nhìn chung, biểu hiện của việc tắc tia sữa nổi cục khá dễ nhận biết, bao gồm:

  • Sữa tiết ra ít hoặc không ra dù mẹ đã chủ động hút/vắt sữa.
  • Ngực to hơn bình thường, căng cứng và mẹ có cảm giác đau nhức.
  • Khi sờ vào, mẹ thấy có các điểm cứng.
  • Gây sốt.
  • Ngực sưng nóng đỏ.

2. Các cách làm tan cục sữa tắc nhanh chóng

Hướng dẫn các cách làm thông tắc tia sữa nhanh hiệu quả
Hướng dẫn các cách làm thông tắc tia sữa nhanh hiệu quả

Không chỉ gây đau mà tắc tia sữa vón cục lâu ngày còn khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như sốt, nhiễm trùng ở vú, áp xe vú… Do đó, các mẹ sau sinh nên thực hiện cách làm tan cục tắc tia sữa dưới đây càng sớm càng tốt.

2.1. Massage ngực

Massage ngực là cách làm tan cục sữa đông thường được các mẹ bỉm truyền tai nhau khi gặp phải. Việc massage giúp tan cục sữa, theo dòng chảy rồi thoát ra ngoài.

Với cách này, mẹ có thể tự làm hoặc nhờ người thân hỗ trợ đều được. Khi thực hiện, bạn dùng một hoặc hai tay ấn vào thành ngực, di chuyển nhẹ nhàng xung quanh bầu vú để làm tan cục cứng. Mẹ nên xoa bóp theo hình tròn, không dùng lực quá mạnh và tăng dần tốc độ. Mỗi lần massage, mẹ nhớ làm khoảng 20 – 30 phút rồi xoa bóp theo chiều ngược lại để có tác dụng tốt nhất.

2.2. Chườm nóng

Chườm nóng giúp các ống dẫn sữa giãn ra, cục sữa bị vón lại dễ tan, hạn chế tắc nghẽn. Để thực hiện cách làm tan cục sữa tắc này, mẹ nên dùng khăn xô mềm thấm chút nước ấm đắp lên bầu ngực. Mẹ cũng có thể dùng nước ấm khoảng 70 độ cho vào chai thủy tinh rồi lăn qua lăn lại ở bầu ngực. Mỗi lần chườm, mẹ nên thực hiện trong khoảng 15 –  20 phút và ngày làm 4 – 5 lần để sữa vón cục nhanh chóng tan ra.

2.3. Cho con bú thường xuyên

Khi bị tắc sữa, mẹ bỉm sẽ thấy khó chịu và đau nhức. Tình trạng này thường nặng hơn nếu con ngậm ti lâu. Dù vậy, mẹ vẫn nên cho bé bú càng nhiều càng tốt. Khi ngậm đúng khớp, lực hút của con sẽ mạnh hơn làm lưu thông các tia sữa, giảm tình trạng tắc.

2.4. Hút sữa thừa sau khi con bú

Hút sữa thừa thường xuyên
Hút sữa thừa thường xuyên

Như đã đề cập, bé bú không hết là nguyên nhân khiến mẹ tắc tia sữa. Vì thế, sau khi bé bú xong, nếu vẫn còn sữa trong bầu ngực thì mẹ nên sử dụng máy và hút hết sữa ra ngoài, tránh sữa còn thừa gây vón cục.

2.5. Dùng mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa đang được rất nhiều người áp dụng hiện nay là đắp lá mít, cải bắp lên ngực, uống xơ mướp…. Trong các bí quyết đó, uống nước lá bồ công anh và lá đinh lăng được cho là có hiệu quả, dễ làm.

3. Câu hỏi thường gặp về tắc tia sữa nổi cục đau, không đau

3.1 Tắc tia sữa nổi cục nhưng không đau có cần xử lý không?

Dù đau hay không đau, mẹ cũng nên xử lý tắc tia sữa sớm để sữa về đầy đủ. Điều này không chỉ giúp giảm đau đớn cho mẹ, mà còn tránh ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa, cũng như hạn chế được các biến chứng xảy ra nếu để tình trạng này lâu ngày.

3.2 Làm cách nào để phòng tránh tắc tia sữa nổi cục?

Để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa nổi cục, mẹ cần làm những việc sau:

  • Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh ngực trước và sau khi con bú.
  • Duy trì cữ bú phù hợp cho bé.
  • Thường xuyên massage vú.
  • Hút sữa sau khi bé bú.

Trên đây là những cách làm tan cục sữa tắc đơn giản và an toàn, nhiều mẹ áp dụng thành công. Nếu gặp phải tình trạng bị tắc tia sữa, mẹ nên thực hiện ngay để cải thiện sớm, không để lâu có thể dẫn tới mất sữa hoàn toàn.

Tổng đài miễn cước
Mua tại gian hàng Shopee chính hãng
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua tại gian hàng Shopee chính hãng

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x