Tại sao viêm loét dạ dày hay tái phát, trở thành bệnh mạn tính?
-
Ngày đăng:
21/04/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
331
Bệnh viêm loét dạ dày nằm trong số những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất trong thời đại hiện nay. Không còn xa lạ, tuy nhiên gân đây tình trạng các ca lâm sàng cho thấy số người bệnh đau dạ dày bị tái nhiễm đang ngày càng gia tăng. Vậy đâu là lý do khiến bệnh chữa mãi không khỏi và đứng trước vấn đề này chúng ta phải giải quyết ra sao?
Chuyên gia nói gì về thực trạng tái nhiễm viêm loét dạ dày?
Hiện nay có đến hơn 70% người bệnh mắc viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt trường hợp viêm loét dạ dàycó vi khuẩn Hp bị tái nhiễm lại trong thời gian rất ngắn. Trao đổi về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Thị Quỹ – Phó Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội đã cho biết có rất nhiều trường hợp đến bệnh viện với tình trạng bệnh dạ dày lại tái lại, nhiều trường hợp tổn thương viêm loét đã có dấu hiệu biến chứng, viêm teo, loạn sản. Bà cũng chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng trong cách điều trị ngăn ngừa sự lây lan và tái nhiễm đau dạ dày từ người bệnh
Không tuân thủ trong điều trị
Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, việc điều trị viêm loét dạ dày cần có sự phối hợp nhiều thuốc từ thuốc ức chế bơm proton và nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Và với những người bị viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP thì cần phối hợp thêm kháng sinh. Tuy nhiên chính sự phối hợp nhiều thuốc như vậy, đặc biệt là việc dùng kháng sinh sẽ xuất hiện nhiều các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đắng miệng, buồn nôn khiến người bệnh thường bỏ dở ngay. Nhiều trường hợp người bệnh khi thấy triệu chứng của cơn đau giảm bớt là không cần tuân thủ đơn thuốc từ bác sĩ, tự ý dừng thuốc. Chính điều này càng khiến tổn thương viêm loét chưa lành, vi khuẩn HP kháng lại kháng sinh sử dụng, làm tăng nguy cơ tái phát và sẽ càng khó điều trị ở lần sau hơn rất nhiều.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Có rất nhiều người mặc dù đã điều trị thành công vi khuẩn HP tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau lại tái khám tại bệnh viện mà không hề biết tại sao mình lại bị tái lại. Tuy nhiên có một thực tế là vi khuẩn HP lại có khả năng lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau, trong đó đặc biệt là đường miệng – miệng, nếu trong gia đình có người viêm dạ dày có vi khuẩn HP thì đến 80 đến 90 % các thành viên còn lại sẽ bị lây nhiễm, đặc biệt với thói quen dùng chung các vật dụng trong gia đình.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày tá tràng vì lí do thói quen, do môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp khách, đối tác nên bắt buộc phải dùng nhiều bia rượu. Nhiều người có thói quen thức khuya, ngủ ít, uống nhiều cà phê đặc, hút thuốc lá cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng.
Uống rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày tái phát
Dù có điều trị đúng phác đồ, đúng thuốc, đủ thời gian thì cũng không ích gì nếu người bệnh vẫn uống rượu bia, hút thuốc lá. Nhịn ăn buổi sáng, ăn không đúng giờ giấc, ăn vội, ăn quá khuya, ăn xong đi nhanh, ăn xong nằm ngay cũng là những yếu tố dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Tự ý áp dụng các mẹo dân gian
Thực tế có nhiều trường hợp không tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ mà chủ yếu nghe theo lời mách bảo mà tự ý áp dụng sử dụng các loại lá cây, bài thuốc cổ truyền… Trong đó điển hình là sử dụng nghệ và mật ong chữa viêm loét dạ dày. Mặc dù tác dụng của nghệ đối với bệnh viêm loét dạ dày đã được chứng minh khoa học. Trong củ nghệ có hoạt chất Curcumin có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm tiết acid dịch vị và thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Dùng nghệ theo cách truyền thống để điều trị viêm loét dạ dày
Tuy nhiên, nghệ tươi và bã bột nghệ chưa tinh chế sẽ lắng đọng lại trong dạ dày gây nóng và viêm tại chỗ niêm mạc dạ dày nếu sử dụng với liều lượng lớn kéo dài. Tinh bột nghệ được sản xuất thủ công nhỏ lẻ không thể loại bỏ các tạp chất có hại cho sức khỏe. Việc bảo quản không tốt dễ bị lẫn với các vi khuẩn, nấm mốc tạo nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho đường tiêu hóa. Do đó chỉ nên dùng ở mức độ hỗ trợ có hạn chế vì nghệ và mật ong đều nóng.
Giải pháp thảo dược cho người viêm loét dạ dày, ngừa tái phát
Được phát triển từ củ nghệ vàng – loại thảo dược cổ truyền được coi là giải pháp tốt cho người mắc viêm loét dạ dày, sản phẩm CumarGold đã ra đời. Khắc phục những nhược điểm của thảo dược truyền thống, thành phần Nano Curcumin là dạng bào chế với kích thước siêu nhỏ của tinh chất quý Curcumin từ củ nghệ đã phát huy tối đa những ưu điểm trong hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày.
Theo các nhà nghiên cứu, Nano Curcumin có trong CumarGold có độ hấp thu trên 95%. Dạng bào chế này loại bỏ hoàn toàn những thành phần tạp chất không có lợi cho sức khỏe giúp nhanh chóng lành vết viêm loét, trung hòa acid dịch vị, hỗ trợ bảo vệ dạ dày khỏi những tác nhân gây viêm loét và phòng ngừa tái phát.