Những tác dụng phụ của thuốc tây chữa đau dạ dày
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
300
Nội dung bài viết
ToggleKhi sử dụng các loại thuốc tây chữa đau dạ dày có thể gặp phải các tác dụng phụ như sôi bụng, khô miệng, chán ăn, giảm ham muốn,…Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc tây chữa đau dạ dày
Xem thêm:
1. Thuốc tây chữa đau dạ dày gây sôi bụng
Đó là cảm giác thấy bụng liên tục sôi, thậm chí bụng sôi “òng ọc” do tác dụng phụ khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất thường xuyên xảy ra.
Nên tránh uống thuốc gần trước và sau bữa ăn để tránh tác dụng phụ. Tức là ngay trước khi ăn hoặc sau đó một khoảng thời gian ngắn thì không nên uống thuốc. Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là uống xen kẽ giữa hai bữa ăn, khi bụng đói. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm như trứng, rau củ nhiều xơ, dưa cà muối vì chúng có thể gây tăng nhu động ruột gây sôi bụng khó chịu.
2. Thuốc tây chữa đau dạ dày gây khô miệng
Đây là tác dụng phụ có thể thường gặp phải khi dùng thuốc tây chữa đau dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân là trong các loại thuốc được kê để điều trị bệnh có tác dụng ức chế tiết acid trong dạ dày đồng thời cũng ức chế luôn sự tiết dịch tiêu hoá ở các cơ quan khác như tụy, tuyến nước bọt, tạo cảm giác không miệng. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy miệng bị khô, không có nước bọt và cảm thấy khát nước. Khô miệng gây ra cảm giác khó chịu và khó khăn trong việc ăn uống, nuốt thức ăn.
Giải pháp trong trường hợp này là thường xuyên uống nước, uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu bạn thấy bất tiện khi thường xuyên phải đi vệ sinh hoặc uống nhiều nước gây no thì nên uống nhâm nhi từng ít một nhưng phải thường xuyên uống. Bên cạnh đó, nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm, thức ăn mềm, nhiều nước.
3. Thuốc tây chữa đau dạ dày gây chán ăn
Triệu chứng này thường xuất hiện ngay cả khi người bệnh có đang sử dụng thuốc chữa hay không, nhất là sau khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng thì triệu chứng này càng rõ rệt hơn. Bạn sẽ thường xuyên ở trong tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng. Nguyên nhân là do khi dùng thuốc chữa bệnh làm giảm tiết dịch tiêu hóa gây khó tiêu thức ăn, thuốc làm giảm gây tiết nước bọt, giảm tiết tác dụng lên hệ thần kinh, tại trung tâm kích thích đói ở não bộ nên người bệnh không còn cảm giác thèm ăn.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn cần chú ý không nên sử dụng thuốc với liều quá cao. Liều lượng thuốc sử dụng cần giảm dần khi hết các đợt bệnh tái phát. Bên cạnh đó nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Một số trường hợp sử dụng các loại thuốc kích thích ăn uống là không nên và cần tránh tuyệt đối.
4. Thuốc tây chữa đau dạ dày gây giảm ham muốn
Đây cũng là một tác dụng phụ thường gặp khi dùng các loại thuốc chữa trị bệnh dạ dày, tá tràng. Người bệnh trong và sau khi dùng thuốc thường cảm thấy không còn hứng thú với chuyện “yêu” và có xu hướng trốn tránh, bỏ qua. Sự cố này biểu hiện rõ nhất ở những nam giới từng bị chứng bất lực hoặc độ tuổi ngoài 40.
Nguyên nhân của tình trạng này là khi dùng thuốc với liều cao và kéo dài sẽ gây ức chế thụ cảm thể H2 ở dạ dày nhưng cũng ức chế luôn thụ cảm thể này trên não bộ Khắc làm giảm và khắc phục cho hiện tượng này là không nên dùng thuốc với liều cao và kéo dài, nhất là thuốc cimetidin. Với các đợt bệnh tái phát cần sử dụng thuốc nên tham khảo và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Nhược điểm của thuốc tây chữa đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày bác sỹ thường kê đơn cho người bệnh uống thuốc. Nếu trong đơn thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày chỉ có kháng sinh, giảm tiết acid, chống co thắt, bao vết loét và những thuốc giảm triệu chứng (giãn cơ trơn, trung hóa acid..) thì thực tế chỉ giải quyết được các triệu chứng trong các đợt cấp tính, còn sớm muộn gì người bệnh cũng phải tái khám, và trở thành “khách hàng tiềm năng” tại các hiệu thuốc tây y! Chưa kể đến việc sử dụng thường xuyên, lâu dài các loại thuốc tây còn chứa nhiều hiểm họa khôn lường.
Việc sử dụng trong thời gian dài và không đúng cách những thuốc giảm tiết acid mạnh như cimetidine, Ranitidin, omeprazole… liều cao hoặc kéo dài hơn một năm sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương, có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc bất lợi cho bệnh nhân, một số trường hợp làm suy giảm khả năng phòng the…và có nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Mặt khác bạn có biết việc dùng thuốc tây thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày. Bởi vì những thuốc có hàm lượng kháng sinh cao khi uống vào cơ thể thì dạ dày co bóp và hấp thụ việc này gây ra mất cân bằng bảo vệ ở viêm mạc dạ dày và gây nên viêm loét dạ dày.