Skip to main content

Đau dạ dày đắng miệng – Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dạ dày đắng miệng là một trong những triệu chứng phiền toái khá nhiều người gặp phải. Làm thế nào để ngăn chặn cũng như đẩy lùi tình trạng này? Hãy cùng Cumargold tìm hiểu trong những thông tin dưới đây để có thể sớm ngăn chặn và loại bỏ các cơn đắng miệng này nhé!

1. Đau dạ dày đắng miệng không?

Không chỉ gây nên trạng thái đau bụng, chướng bụng hay ợ hơi, đau dạ dày còn là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đắng miệng. Trên thực tế, mối liên hệ giữa 2 tình trạng này là tương đối mật thiết. Bởi lẽ, tình trạng đắng miệng có thể xuất phát từ các cơn trào ngược dạ dày thực quản, hoặc do bạn đang sử dụng thuốc chữa đau dạ dày gây ra tình trạng đắng miệng. 

Đau dạ dày có thể là nguyên nhân gây đắng miệng
Đau dạ dày có thể là nguyên nhân gây đắng miệng

Vậy cụ thể các nguyên nhân này gây ra cảm giác đắng miệng như thế nào? Cùng theo dõi phần dưới đây nhé. 

2. Nguyên nhân nào khiến đau dạ dày kèm theo đắng miệng?

Tình trạng đắng miệng diễn ra thường xuyên có thể khiến bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon và dần rơi vào trạng thái suy nhược. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày đắng miệng, bao gồm: 

2.1. Đau dạ dày đắng miệng do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường xuyên đi kèm với đau dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra cảm giác đắng miệng ở người bị đau dạ dày. 

Khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày bị suy yếu, nó không thể giữ được thức ăn và dịch ở trong dạ dày. Do đó, axit, dịch vị và thức ăn đang tiêu hóa dở sẽ thoát khỏi dạ dày, dồn lên ống dẫn thức ăn.

Dịch vị trào lên thực quản đến miệng, đọng lại khiến khoang miệng có cảm giác đắng. Kèm theo tình trạng này là các biểu hiện như: nóng rát ở ngực hoặc bụng và mang lại vị hôi trong miệng.

Trào ngược thực quản gây đắng miệng vô cùng khó chịu.
Trào ngược thực quản gây đắng miệng vô cùng khó chịu.

Xem thêm: Vi khuẩn hp gây trào ngược dạ dày & Mối liên hệ

2.2 Sử dụng thuốc chữa đau dạ dày bị đắng miệng

Việc sử dụng một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị y tế cũng có thể là nguyên nhân gây ra vị đắng trong miệng. Điều này có thể là do bản chất thuốc có vị đắng. Ngoài ra, một số loại thuốc đi vào cơ thể cũng có thể tác động lên tuyến nước bọt, một phần thuốc sẽ được bài tiết qua nước bọt sau khi được hấp thụ, gây ra vị đắng.

Các loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng đắng miệng bao gồm: các loại thuốc hỗ trợ tim mạch, thuốc trị bệnh tâm thần, thuốc kháng sinh… Đặc biệt, các nhóm thuốc điều trị vi khuẩn HP như: Clarithromycin, Rabeprazole & Ornidazole, Esomeprazole,… cũng gây nên tình trạng đắng miệng. 

3. Nên làm gì khi bị đau dạ dày đắng miệng?

Tình trạng đau dạ dày dẫn đến đắng miệng diễn ra thường xuyên làm người bệnh mất cảm giác ngon miệng, dẫn tới ăn uống kém, suy giảm sức khỏe. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên tìm cách hợp lý để cải thiện. Dưới đây là một số điều mà người bị đắng miệng có thể tham khảo. 

3.1 Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Thói quen vệ sinh răng miệng tốt không chỉ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và chất thừa trong khoang miệng. Nó còn làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng. Vệ sinh răng miệng loại bỏ các chất đắng bị đẩy lên khoang miệng, từ đó mà hạn chế cảm giác đắng miệng đáng ghét. 

Các nha sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng, mỗi người nên thực hiện đánh răng hai lần một ngày. Tốt nhất nên đánh răng sau ăn 30 phút để tránh vi khuẩn phát triển làm hại răng, lợi và gây nên tình trạng hôi miệng.

Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng đắng miệng người bệnh cũng có thể đánh răng kỹ với thời gian từ 2-3 phút, đủ lâu để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, thực phẩm còn sót lại và mảng bám. 

Trước khi đánh răng, hãy súc miệng kỹ và lấy hết thức ăn thừa bám ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Như vậy, bạn sẽ loại bỏ được triệt để nhất các yếu tố gây đắng miệng và hơi thở hôi. Sau khi đánh răng, bạn có thể dùng thêm nước súc miệng hoặc súc miệng với nước muối để tiệt trùng triệt để hơn. 

Chăm sóc răng miệng giúp hạn chế những cơn đắng miệng hiệu quả. 
Chăm sóc răng miệng giúp hạn chế những cơn đắng miệng hiệu quả.

3.2 Xử lý đau dạ đày đắng miệng bằng cách nhai kẹo cao su không đường

Khi đắng miệng, việc thưởng thức một thanh kẹo cao su không đường có thể là biện pháp hữu hiệu giúp bạn đẩy lùi cảm giác tồi tệ này. Nhai thường xuyên sẽ giúp khoang miệng tiết nước bọt thường xuyên, nhờ đó mà làm loãng dẫn cảm giác đắng miệng khó chịu. 

Tuy nhiên, không nên nhai quá lâu có thể khiến bã cao su có cảm giác đắng, có thể khiến cơn đắng miệng quay trở lại nặng nề hơn. Nhai quá lâu cũng có thể gây mỏi hàm, mòn răng, không tốt cho hoạt động ăn uống về sau. 

3.3 Uống nước

Vào mùa lạnh hoặc khi thường xuyên ở điều hòa, cơ thể thường không có cảm giác khát. Điều này khiến nhiều người không chủ động uống nước, chỉ đến khi miệng khát khô mới uống. Miệng khô sẽ khiến cho cảm giác đắng miệng trở nên trầm trọng hơn. 

Chính vì vậy, để hạn chế các cơn đắng miệng, bạn nên thường xuyên uống nước. Hãy chia nhỏ nước và uống từng ngụm nhỏ mỗi lần uống. Không nên uống quá nhiều nước trong một lần uống. Ngoài ra, có thể kết hợp ăn nhiều rau và hoa quả. 

3.4 Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản

Để không bị đắng miệng do trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần phòng tránh căn bệnh này theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ăn cay nóng, đồ chua… 
  • Ăn theo bữa, đúng giờ. Bỏ thói quen ăn đêm, ăn muộn sau 8 giờ tối. 
  • Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá no. 
  • Ăn xong nên ngồi thẳng, không nên nằm nghỉ. Tuyệt đối không được nằm ngủ ngay sau khi ăn xong. 
  • Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn chậm, nhai kỹ để có thể giảm tải cho dạ dày, tránh nguy đầy bụng, ợ hơi gây trào ngược.

>> Tìm hiểu thêm:

3.5 Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những yếu tố cần đặc biệt quan tâm để có thể ngăn chặn tình trạng đau dạ dày đắng miệng xuất hiện. Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống có chọn lọc, điều chỉnh sao cho thực sự phù hợp.

Nên ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa. Nên uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, không ăn những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc là hay đồ ăn nhanh. Ngoài ra, các loại thức ăn lạnh và cay, nóng, chua tốt nhất không nên sử dụng.

Chế độ ăn uống tốt sẽ giúp hạn chế đắng miệng. 
Chế độ ăn uống tốt sẽ giúp hạn chế đắng miệng.

3.6 Uống nước quả lê

Lê là một loại trái cây phổ biến, với hương vị thơm ngọt, mát. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nóng gan mật hay dạ dày, có thể thử uống nước lê để giảm triệu chứng đau, khô miệng và đắng miệng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể gọt vỏ bỏ hạt, thêm đường và nước, đun trong vòng 30 phút thành nước để uống như trà hằng ngày. Nước lê không chỉ có vị ngon, dễ uống mà còn thực sự là bài thuốc giúp giảm các triệu chứng cay đắng nóng rát trong miệng hiệu quả.

3.7 Ăn hạt sen

Cháo hoặc chè sen là một món ăn phổ biến, thơm ngon có tác dụng an thần và giúp người bệnh dễ vào giấc ngủ. Thêm vào đó, loại chè này còn có tác dụng giúp giảm các triệu chứng của vị đắng trong miệng. 

Cách làm chè hạt sen vô cùng đơn giản. Lấy khoảng 30g hạt sen, 15g gạo với một lượng đường thích hợp vào nồi ninh trong khoảng nửa giờ cho nhừ là có thể ăn được. 

>> Tìm hiểu thêm:

Đắng miệng là một biểu hiện thông thường của đau dạ dày. Bệnh lý này không gây ra đau đớn hay nguy hiểm gì đến sức khỏe. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy mình mắc chứng đau dạ dày đắng miệng, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y khoa để được thăm khám và chẩn đoán tốt nhất.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x