Những lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày theo phác đồ
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
318
Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh về tiêu hóa phổ biển ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam. Bề mặt niêm mạc dạ dày của người bệnh thường xuất hiện các vết viêm, loét và có nguy cơ bị hoại tử. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori), đồng thời do tác động từ acid và pepsin dịch vị.
Để điều trị với những người bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây nên các vết viêm loét, người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm chuyên khoa để xác định cụ thể mức độ bệnh. Bệnh có 3 mức độ: rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày. Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn những phác đồ điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất.
Vậy khi điều trị viêm loét dạ dày theo phác đồ các thuốc có sẵn, người bệnh cần lưu ý những điều gì? Mời các bạn cùng đọc ngay dưới đây.
Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn Hp
Với trường hợp người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp, vấn đề đầu tiên cần chú ý chính là sự tuân thủ điều trị khi dùng thuốc. Bởi trong phác đồ (gồm có 3 hoặc 4 thuốc dùng đồng thời) điều trị, sẽ có kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Việc người bệnh dùng thuốc đúng thời gian, đúng liệu và đúng loại sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc, đảm bảo diệt tận gốc đối với vi khuẩn gây bệnh.
Nếu như người bệnh không tuân thủ các quy định về dùng thuốc, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh rất dễ xảy ra, lúc này việc tiêu diệt khuẩn Hp sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp các thuốc dùng lần đầu chưa có hiệu quả, ở lần dùng thuốc tiếp theo, người bệnh cần cung cấp thông tin cho bác sĩ để thay đổi thuốc kháng sinh mới diệt vi khuẩn.
Một lưu ý nữa khi sử dụng thuốc theo phác đồ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc, đổi thuốc cũng như không được tự ý dùng loại thuốc khác thay thế khi chưa có sự đồng ý và tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh những lưu ý dùng thuốc, chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày cũng đóng một vài trò quan trọng đến kết quả điều trị. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn thanh đạm, giảm bớt dầu mỡ và các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chua (có chứa hàm lượng acid cao) để giảm bớt kích thích cho dạ dày đang bị tổn thương.
Các loại đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như café, rượu bia, nước uống có ga… nên được thay thế bằng nước ép hoa quả, nước sinh tố rau củ tươi để vừa bổ sung thêm vitamin, dưỡng chất cho cơ thể; vừa giúp bảo vệ dạ dày.
Lựa chọn các biện pháp rèn luyện sức khỏe cũng giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho người bệnh, đồng thời áp dụng phương pháp tập yoga, ngồi thiền,… điều chỉnh tần suất làm việc hợp lý cũng sẽ giúp giảm căng thẳng, stress. Từ đó giúp cho quá trình điều trị bệnh theo phác đồ đạt hiệu quả cao hơn.