Nguy cơ ung thư từ những vết loét dạ dày khó lành
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
290
Nội dung bài viết
Toggle
Chính vì bỏ sót các ổ loét mà bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tuy không nan y nhưng … khó chữa ! Thậm chí tỷ lệ ung thư dạ dày cũng đang ngày càng tăng cao do biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày vì các vết loét lâu ngày không được điều trị triệt để.
Nguy cơ ung thư từ những vết loét dạ dày khó lành
Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các vết loét đều do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). H. pylori khi đã vào được cơ thể thì di chuyển rất nhanh, xâm nhập lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Loét xảy ra khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều axit, gây bỏng ở niêm mạc dạ dày. Loét còn do các thuốc kháng viêm nếu sử dụng chúng lâu dài. Các thuốc kháng viêm dễ gây loét dạ dày là: aspirin, ibuprofen, naproxen, ketoprofen, dexa…
Ngoài ra, bệnh còn do lối sống không điều độ, ăn nhiều chất cay, chua, ăn uống không khoa học đúng giờ, uống rượu bia nhiều, làm việc căng thẳng kéo dài, thức đêm quá nhiều, người hay lo lắng, sợ hãi và bị stress quá mạnh hoặc stress nhẹ nhưng diễn ra trong thời gian dài… Sự căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm nặng hơn một vết loét có sẵn.
Vết loét không những làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, nếu vết loét quá sâu, có thể gây thủng dạ dày, vết loét co kéo có thể gây tắc nghẽn khiến thức ăn không đi qua được dạ dày nếu bị hẹp môn vị, bệnh nhân thường bị buồn nôn, ói mửa và giảm cân. Viêm nhiễm tại các ổ loét kéo dài, lâu dần khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.
Vì vậy, để tránh viêm loét dạ dày tái phát và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, người bệnh không nên chỉ dùng thuốc trị các triệu chứng mà cần phải tìm cách lành các vết loét trong niêm mạc.
Làm gì để các ổ loét dạ dày nhanh lành?
Để điều trị dứt điểm bệnh loét dạ dày, phải xử lý đồng bộ các vấn đề bao gồm diệt trừ vi khuẩn HP, giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit và bảo vệ vùng tổn thương giúp nó có cơ hội tự lành. Điều trị diệt trừ vi khuẩn H. pylori từ 2 – 3 tuần, sau đó là dùng thuốc giảm axit dạ dày trong 8 tuần. Hầu hết các vết loét đều lành trong khoảng thời gian này. Để ngăn ngừa loét tái phát, bên cạnh các phác đồ thuốc Tây là dùng kèm các thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn HP, kháng toan, nhanh lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong đó nổi bật là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ vàng.
Từ xưa, trong y học cổ truyền, nghệ đã được biết đến như là một dược liệu quý giúp làm lành vết thương, nhanh liền sẹo, dùng hiệu quả với những trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính. Khoa học hiện đại cũng chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol. Đó là do curcumin ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin cần thiết cho vi khuẩn.
Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm. Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.