Skip to main content

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng – nguyên nhân và cách điều trị

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    300

Ngày nay, các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng không còn hiếm. Chúng rất dễ gặp và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Việc tìm hiểu về bệnh, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị là một điều cần thiết, giúp phòng tránh bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những ngoài xung quanh.

Viêm loét dạ dày tá tràng là một chứng bệnh bắt nguồn từ căn bệnh đau dạ dày. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dưới tác động của acid dịch vị và pepsin, các vết loét dần xuất hiện, với mức độ tổn thương tùy theo độ nông sâu và đường kính của vết loét. Đa số các trường hợp bệnh xuất hiện vết loét lành tính, tuy nhiên, vẫn có khoảng 4% dạ dày tá tràng bị loét do những khối u ác tính. Vì thế, bạn cần thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm để sớm phát hiện và loại bỏ nguy cơ này.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Do cuộc sống hiện đại có nhiều sự thay đổi mỗi ngày, ảnh hưởng đến chính chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bởi vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh.

Chế độ ăn uống không hợp lý

–       Sử dụng nhiều chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, café,…) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

–       Ăn nhiều thức ăn chiên xào, có nhiều dầu mỡ; ăn thức ăn quá chua, cay, nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

–       Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài (do ăn kiêng,…); thời gian giữa các bữa ăn không hợp lý, đầy đủ.

–       Ăn vội vàng, không nhai kỹ.

–       Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa (do ăn sai bữa, để dạ dày quá đói, ăn quá no, ăn khuya muộn…).

Rượu bia và các chất kích thích là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Các nguyên nhân khác

–       Sử dụng không hợp lý nhiều loại thuốc, đặc biệt là các thuốc giảm đau và do không dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

–       Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori – vi khuẩn gây nên các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

–       Do người bệnh hay lo lắng, sợ hãi, dẫn đến việc bị stress trong công việc và cuộc sống.

–       Do mắc các bệnh nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết,…

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, mục tiêu cần xác định chính là làm giảm các triệu chứng của bệnh và làm liền các vết loét, đưa niêm mạc dạ dày tổn thương trở lại trạng thái bình thường. Để làm được điều này, trước tiên cần giảm các nguyên nhân gây bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và khoa học hơn. Hạn chế các loại thực phẩm có hại cho dạ dày nhưng vẫn phải đảm bảo lượng thức ăn đưa vào cơ thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Điều chỉnh lượng công việc hàng ngày, tránh stress tâm lý, căng thẳng trong cuộc sống.

Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ (dùng thuốc đúng và đủ theo hướng dẫn điều trị), sau mỗi lần điều trị cần làm xét nghiệm, nội soi để đánh giá hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giúp nhanh lành bệnh và cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x