Điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Tác giả:
Dược sĩ Nguyễn Huệ
Tham vấn Y khoa:
GS.TS Bác sĩ Đào Văn Phan
Ngày đăng:
06/03/2019
Lần cập nhật cuối:
13/01/2021
Số lần xem:
1116

Việc phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để không gây nên những biến chứng nguy hiểm rất quan trọng bởi hiện nay có khoảng 9 -10% dân số thế giới mắc viêm loét dạ dày tá tràng, đây quả thực là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 6 cách phòng ngừa triệt để bệnh loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: 

1. 5 cách phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì các bạn phải nên thực hiện nghiêm túc về chế độ ăn uống, sinh hoạt, hạn chế stress… Dưới đây là 5 cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.Sử dụng các thức ăn nhiều tinh bột như bánh mỳ

1.1 Điều trị triệt để các loại bệnh lý

Cách phòng ngừa đầu tiên đó là điều trị triệt để các loại bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý về dạ dày có vi khuẩn Hp của các thành viên trong gia đình, tránh để bệnh lây lan ra cả nhà.

1.2 Xây dựng chế độ ăn uống khoá học và đúng cách

Chế độ ăn uống vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dạ dày và tá tràng. Để giữ cho dạ dày – tá tràng khỏe mạnh, bạn cần làm những điều sau. 

Duy trì thói quen ăn uống khoa học

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là cách tốt nhất để phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Chỉ cần bạn thực hiện chế độ ăn đúng cách dưới đây:

Nên ăn ruột bánh mì
Bánh mì giúp giảm kích thích tiết dịch vị, đồng thời trung hoà acid
  • Ăn thức ăn mềm, lỏng, thức ăn được nấu chín kỹ giúp dạ dày dễ tiêu hóa và không phải hoạt động nhiều, hạn chế gây tổn thương dạ dày như: gạo nếp, bánh mì, bánh quy, cơm, bột năng…. để bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp giảm kích thích tiết dịch vị, đồng thời trung hòa acid.
  • Ăn chín uống sôi để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho dạ dày, tá tràng.
  • Xây dựng cho mình thói quen ăn uống đúng giờ nhằm tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày, tăng quá trình tiêu hóa và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để dạ dày luôn có thức ăn giúp trung hòa acid dịch vị. 
  • Nên nhai kỹ khi ăn để tăng bài tiết của nước bọt, giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. 
  • Không nên ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng tới quá trình nhào trộn thức ăn, tăng quá trình cọ xát khiến dạ dày- tá tràng từ đó gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Không nên để bụng quá đói sẽ khiến dạ dày trống rỗng, quá trình co bóp dạ dày trở nên mạnh hơn gây đau dạ dày thậm chí gây chảy máu dạ dày – tá tràng từ đó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng các loại thực phẩm cung cấp nhiều acid béo thiết yếu như: mỡ cá… để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu  vitamin A, thức ăn giàu kẽm như: hàu, sò, thịt, cá…giúp mau lành vết thương, sinh trưởng lớp tế bào bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày

Những loại thực phẩm dưới đây giúp phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả:

  • Chuối: Cung cấp năng lượng lành mạnh cho hoạt động của cơ thể. Hàm lượng xơ hòa tan pectin có trong trái chuối còn có tác dụng rất tốt với những người bị rối loạn tiêu hóa, người bị tiêu chảy táo bón. Chuối cũng giúp trung hòa acid dạ dày, giảm viêm giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
Chuối cau
Chuối cau tốt cho những người bị bệnh về dạ dày

Xem thêm: Lý giải vì sao người đau dạ dày nên ăn chuối 

  • Cơm: Cơm mềm và rất dễ tiêu hóa giúp dạ dày không phải hoạt động nhiều, hạn chế các cơn đau dạ dày, giảm acid dạ dày tiết ra nhiều làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 
  • Súp: Hầu hết các món súp đều rất dễ dàng tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa không phải làm việc nhiều. Bên cạnh đó lượng nước lớn có trong các món Súp còn giúp làm loãng acid dịch vị dạ dày từ đó giúp ngăn ngừa, làm giảm các vết viêm loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: Top 14 loại cháo cực tốt cho những người  bị đau dạ dày

  • Bánh mì: Bánh mỳ cũng nằm trong số những thực phẩm giúp phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà các bạn không nên bỏ qua. Bánh mì có lượng đường bột cao, ít béo giúp tăng cường chức năng tiêu hóa.
  • Nước ép táo: Chứa hàm lượng lớn Vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước ép táo có chứa chất xơ hòa tan pectin giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón hiệu quả.
  • Nước dừa: Nước dừa giàu Vitamin và các khoáng chất cần thiết đặc biệt là các chất điện giải có tác dụng bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói
  • Sữa chua: Sữa chua rất giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt là lợi khuẩn Probiotic có tác dụng tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm kích thích dạ dày, chống viêm từ đó giúp hỗ trợ điều trị viêm xung huyết hang vị.

Xem thêm: Vì sao đau dạ dày nên ăn sữa chua thường xuyên?

  • Trà thảo dược: Hầu hết các loại trà thảo dược không chứa caffeine đều có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu. Đặc biệt trà thảo dược được chiết xuất từ hoa cúc còn giúp làm lành nhanh những tổn thương, chống viêm hiệu quả
  • Gừng: Hoạt chất có trong gừng giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu từ đó giúp đẩy lùi và phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.

Xem thêm: Top 8 cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất bằng gừng

  • Đậu bắp: Đậu bắp có chứa hàm lượng lớn Vitamin B, C, E cùng nhiều hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày- tá tràng trước những nguy cơ gây tổn thương, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
  • Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: Những loại thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hấp thụ tốt hơn.Những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin thường có nhiều trong các loại rau củ màu đỏ và xanh đậm, ngũ cốc.
  • Nghệ và mật ong: Mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày- tá tràng. Nghệ có chứa hoạt chất curumin có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị acid dạ dày. Sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ và mật ong giúp phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà các bạn không nên bỏ qua.

 *Lưu ý: Ngoài việc ra bạn có thể sử dụng Nano Curcumin vượt trội hơn hẳn về độ tan (gấp 7500 lần) và độ hấp thu (gấp 40 lần) so với Curcumin thông thường, làm giảm tăng tiết dịch vị acid và có khả năng tiêu diệt tới 65 chủng vi khuẩn HP, tinh chất nano curcumin giúp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả. 

Hạn chế thực phẩm và đồ uống kích thích không tốt cho dạ dày

Tránh ăn các thức ăn cay nóng
Tránh ăn các thức ăn cay nóng

Để có thể phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả các bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: Hạt tiêu, ớt, mù tạt, sa tế, xúc xích lạp xưởng, đồ nướng, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng…là những loại thực phẩm này khiến lớp niêm mạc bị tổn thương, lâu dần sẽ hình thành các ổ viêm loét gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Việc sử dụng những thực phẩm như: dấm, mẻ, cam, chanh, xoài, cóc, khế, ổi,…sẽ khiến acid dạ dày tiết ra nhiều làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày- tá tràng gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng: Nước ngọt, nước có gas, hành muối, dưa cà muối, cần tây, giá đỗ,.. sẽ gây đầy hơi, chướng bụng khiến hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Hạn chế những loại đồ ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạt, trái cây chua, sữa chua, dưa muối, hành muối, cà muối… Những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, hoặc những đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, quá nhiều hương liệu, gia vị.
  • Hạn chế các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc, đồ uống có  gas,… sẽ kích thích tăng tiết acid dịch vị dạ dày gây tổn thương và bào mòn niêm mạc dạ dày – tá tràng từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: Top 16 loại thực phẩm đau dạ dày không nên ăn 

1.3 Hạn chế lạm dụng thuốc

Phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - sử dụng thuốc theo chỉ định
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh như No-steroid, corticoid.. vì chúng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau khiến niêm mạc dạ dày và một số bộ phận khác trong đường tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng

Nếu như cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức đầu, đau cơ, đau lưng, thậm chí là đau bụng các bạn nên xoa dịu cơn đau bằng những biện pháp khác như sử dụng cao, thuốc bóp…

*Lưu ý: 

  • Trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sử dụng những loại thuốc phù hợp nhất. 
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sỹ và uống đúng liều lượng được nhà sản xuất khuyến cáo. Tránh trường hợp muốn giảm nhanh triệu chứng mà dùng quá liều, khiến bạn gặp phải các tác dụng phụ đáng tiếc.

1.4 Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh

Vận động nhẹ
Vận động nhẹ

Sinh hoạt lành mạnh tạo nền tảng sức khỏe tốt, giúp cơ thể bạn phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng một cách tự nhiên. 

  • Vận động phù hợp: Bạn nên cân đối hợp lý giữa nghỉ ngơi và lao động để tránh căng thẳng, mệt mỏi. Ngay sau khi ăn, bạn không nên làm việc và vận động mạnh sẽ cản trở quá trình tiêu hóa khiến dạ dày và tá tràng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục thể thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn và làm giảm các dấu hiệu đầy hơi, ợ hơi khó chịu. Mỗi ngày các bạn nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục, thể thao nhé. 
  • Nghỉ hợp lý: Hãy duy trì thói quen ngủ đủ giấc và ngủ sớm trước 22 giờ để dạ dày – tá tràng được nghỉ ngơi, giảm tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng. Việc duy trì thói quen ngủ nghỉ hợp lý là cách giúp bạn chủ động phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

1.5 Hạn chế stress

Nghe nhạc
Nghe một bạn nhạc mà bạn yêu thích là cách giúp bạn giảm stress

Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với việc vận động nhẹ sẽ giúp bạn hạn chế stress và đẩy lùi căn bệnh này. Những biện pháp giúp tâm lý thoải mái mà các bạn có thể áp dụng như:

  • Nghe nhạc
  • Đọc sách
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Luyện tập thể dục thể thao
  • Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ, sống lạc quan, tích cực,
  • Tâm sự với những người xung quanh về vấn đề mà mình đang gặp phải, 
  • Làm những điều mình thích để có thể quên đi những lo âu trong cuộc sống,…

1.6 Sử dụng kháng thể diệt vi khuẩn Hp phòng tránh bị lây nhiễm

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh dạ dày vì vậy để phòng tránh bệnh loét dạ dày tá tràng thì cách tốt nhất là sử dụng kháng thể diệt vi khuẩn Hp để phòng tránh bị lấy nhiễm loại vi khuẩn này.

Xem thêm: Đau dạ dày ăn bánh mì tốt không?

2. Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Trước tiên, để điều trị được bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả tận gốc, trước tiên chúng cần phải xác định được mục tiêu và nguyên tắc điều trị bệnh.

Mục tiêu điều trị: Làm liền ổ loét dạ dày tá tràng, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Nguyên tắc điều trị

  • Chủ yếu là điều trị nội khoa.
  • Không sử dụng cùng một lúc nhiều loại thuốc có cùng cơ chế điều trị bệnh.
  • Không phẫu thuật, chỉ thực hiện phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc bệnh nhân có biến chứng và được chỉ định phẫu thuật bởi các bác sỹ có chuyên môn.

Thời gian điều trị bệnh

  • Thời gian điều trị có hiệu quả nhất từ 4 – 8 tuần, có thể kéo dài tùy thuộc từng trường hợp cụ thể
  • Sau mỗi đợt điều trị, bệnh nhân cần đi khám, nội soi lại để đánh giá chính xác hiệu quả của mỗi đợt trị bệnh.
  • Dùng thuốc, thực phẩm chứa năng hoặc các loại thảo dược có khả năng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với sự tư vấn của bác sĩ.

Ngoài ra người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng phải có chế độ ăn uống, làm việc và ngủ nghỉ hợp lý để bệnh mau thuyên giảm, tránh để tình trạng bệnh nặng thêm, thậm chí gây biến chứng.

Trên đây là các phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phòng và chữa bệnh. Ngoài việc có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, cùng thực hiện các biện pháp phòng tránh như trên, bạn cũng cần đến gặp các chuyên gia y tế để được giải đáp mọi thắc mắc, nhằm phát hiện bệnh sớm và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Danh sách nhà thuốc bán
Cumargold
Danh sách nhà thuốc bán Cumargold
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments