Dấu hiệu nào nhận biết bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP?

Tác giả:
Cumargold
Ngày đăng:
06/03/2019
Lần cập nhật cuối:
27/07/2020
Số lần xem:
1967
Người bị nhiễm vi khuẩn Hp thường không có triệu chứng đặc trưng, chỉ tới khi người bệnh bị đau dạ dày với những biểu hiện khác nhau thì vi khuẩn Hp mới được phát hiện. Trong những trường hợp như vậy, biện pháp điều trị bắt buộc là diệt trừ vi khuẩn Hp kèm theo điều trị triệu chứng đau dạ dày.
 

 

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp) ở bệnh nhân xảy ra khi loại vi khuẩn này khu trú trong dạ dày của họ. Nhiễm khuẩn này thường xảy ra từ khi chúng ta còn nhỏ và có mặt trong dạ dày của khoảng trên 50% dân số thế giới, là nguyên nhân chủ yếu gây ra Ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng.
 
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ bị nhiễm khuẩn Hp, bởi vì loại nhiễm khuẩn này vốn không có triệu chứng đặc trưng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng, bác sỹ sẽ cho bạn kiểm tra nhiễm khuẩn Hp vì loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây chính gây bệnh.

 

Làm thế nào nhận biết bạn có nhiễm vi khuẩn Hp?

 

Hầu hết mọi người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì. Cho tới giờ, người ta cũng chưa hoàn toàn hiểu tại sao như vậy, nhưng rõ ràng là có một số người kể từ khi sinh ra đã có khả năng kháng lại tác hại của vi khuẩn Hp. Cụ thể, có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% số người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, 1-3% bị ung thư dạ dày.

vi khuẩn hp chỉ được nhận ra khi có các triệu chứng đau dạ dày
Vi khuẩn hp chỉ được nhận ra khi có các triệu chứng đau dạ dày
 
Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp như sau:
  • Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
  • Đau bụng tăng lên khi đói.
  • Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
  • Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
  • Chán ăn
  • Ợ nhiều
  • Đầy bụng
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân

Khi nào nên đi gặp bác sỹ?

gặp bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh dạ dày
Cần gặp bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh dạ dày

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào tồn tại dai dẳng. Bạn nên tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay nếu gặp các trường hợp sau:

  • Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
  • Khó nuốt.
  • Phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.

Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Sống trong điều kiện đông đúc: sống trong gia đình hoặc cộng đồng đông người có nguy cơ cao nhiễm Hp.
  • Nguồn nước không đảm bảo: là yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm Hp.
  • Sống ở các nước đang phát triển: những người sống ở các nước đang phát triển, trong môi trường đông đúc, điều kiện vệ sinh kém có nguy cơ bị nhiễm Hp cao hơn.
  • Sống với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Nếu bạn sống với người đang nhiễm Hp, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm Hp từ người đó.

Biến chứng

  • Loét dạ dày tá tràng: Vi khuẩn Hp làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng do đó tạo điều kiện acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra vết loét. Khoảng 10% bệnh nhân có Hp chuyển sang loét dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét lâu ngày có thể ăn thủng lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.
  • Viêm dạ dày tá tràng: vi khuẩn Hp kích thích lớp niêm mạc tế bào gây xung huyết, viêm niêm mạc.
  • Ung thư dạ dày: Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vi khuẩn Hp là tác nhân nhóm 1 gây Ung thư dạ dày ở người.

 

Điều trị

Để điều trị vi khuẩn Hp, bác sỹ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn HP. Trong đó có ít nhất 2 loại kháng sinh cùng với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày, có thể kèm theo muối Bismuth. Các thuốc giảm tiết acid dạ dày như: thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…, thuốc chẹn kênh H2 như Cimetidine, Ranitidine…. Các thuốc kháng sinh thường được dùng trong tiệt trừ Hp như: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tinidazole, Tetracyclin, Levofloxacin…

Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng, một mặt các nhà khoa học vẫn đi tìm kiếm các loại kháng sinh mới đặc hiệu hơn trên vi khuẩn Hp, nhưng đây là tầm nhìn dài hạn và rất khó xảy ra trong một vài năm tới. Các biện pháp kết hợp mới để gia tăng hiệu quả diệt Hp, phòng ngừa được lây nhiễm, tái nhiễm Hp là hướng quan tâm hàng đầu hiện nay mà trong đó tinh chất nghệ Nano là một hướng đi sáng. Nano Curcumin – dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori, chống viêm, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.



Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.



Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công Nano Curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, đạt chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ và chuyển giao thành viên nang mềm CumarGold. Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng gọi Trung tâm tư vấn sức khỏe miễn cước 1800.1796 hoặc truy cập website https://cumargold.vn/

Theo Mayo Clinic – Hoa Kỳ


 

Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường về Nano Curcumin từ năm 2013, cho đến nay, CumarGold vẫn luôn là sản phẩm đi đầu về chất lượng, sự an toàn khi sử dụng và thật tiện lợi. CumarGold tự hào luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng sử dụng.

Thay vì phải uống hàng cân nghệ, hãy sử dụng 2 viên CumarGold/ngày:

 

Danh sách nhà thuốc bán
Cumargold
Danh sách nhà thuốc bán Cumargold
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments