Skip to main content

Phân tích chi tiết về viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

  • Ngày đăng:

    30/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    133

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở nam giới sau 35 tuổi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học, những xu hướng mới nhất trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Xem thêm:

1. Định nghĩa viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (vùng đầu ruột non) xuất hiện những ổ loét gây tổn thương và đau đớn cho dạ dày. Theo bệnh học, ổ loét được định nghĩa là “những tổn thương mất niêm mạc, đã phá huỷ qua cơ niêm xuống hạ niêm mạc hoặc sâu hơn”.

Các vết loét ở tá tràng thường chiếm khoảng 95% tổng số ca bị viêm loét dạ dày tá tràng, ở dạ dày chiếm 60%, còn vết loét ở khu vực bờ cong nhỏ dạ dày thường chỉ chiếm khoảng 25% các trường hợp mà thôi.

Xem thêm:

Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

2. Thực trạng bệnh

Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày hiện nay chiếm khoảng 1,5% dân số. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ước tính khoảng 10%, mỗi năm có xu hướng tăng thêm khoảng 0,2%.

Theo Medscape, những năm gần đây xu hướng bệnh viêm loét dạ dày tại Việt Nam đang có xu hướng không ngừng tăng cao chiếm đến 26% dân số, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh gấp 4 lần nữ giới, đặc biệt nam giới dưới 40 tuổi.

tỷ lệ mắc viêm dạ dày tá tràng tại Việt Nam
Medscape – tỷ lệ mắc viêm dạ dày tá tràng tại Việt Nam

Xem thêm: Tổng hợp những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng ai cũng gặp và cách chữa trị

3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện nay viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học được gây nên do 2 yếu tố chính đó là:

Do yếu tố di truyền:

  • Theo thống kê, có tới 25 – 50% những người mắc viêm loét dạ dày tá tràng có người thân từng mắc hoặc đang mắc viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Nếu sinh đôi cùng trứng mà có 1 trong 2 người bị mắc bệnh, thì tỷ lệ mắc bệnh của người còn lại tăng thêm 50%.
  • Những người có nhóm máu O có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn: nhưng người có nhóm máu này dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp hơn những người bình thường (Hp là vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng).
mẫu máu nhóm máu O
Người có nhóm máu O có tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn

Do yếu tố bên ngoài:

  • Hút thuốc lá: theo các chuyên gia y tế, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành các vết loét. Đối với người đang điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Đối với những người đã khỏi bệnh có thể tái phát bệnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm phi Steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này có khả năng ức chế enzym Cyclo-Oxygenase. Từ đó giảm tổng hợp chất trung gian hóa học gây viêm Prostaglandin (PG), giảm tiết chất nhầy (chất nhầy là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày).
  • Sử dụng thuốc Corticoid: Khi làm dụng nhóm thuốc này cũng dẫn tới tình trạng loét dạ dày tá tràng do làm giảm tổng hợp PG, đồng thời tăng tiết acid dịch vị.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Đây là một loại xoắn khuẩn có môi trường sống là dạ dày. Vi khuẩn hp có thể di chuyển trong môi trường chứa nhiều chất nhầy và phá hủy lớp chất nhầy, tạo điều kiện thuận lợi để acid dịch vị tấn công niêm mạc dạ dày.
  • Căng thẳng, stress: tâm lý bực bội, căng thẳng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng loét dạ dày tá tràng do làm tăng tiết hormon Cortisol (cơ chế gây loét giống với nhóm thuốc Corticoid).
Lạm dụng thuốc giảm đau
Cần tránh lạm dụng thuốc giảm đau để giảm viêm loét dạ dày tá tràng

4. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng là sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Các yếu tố tấn công bao gồm:

  • Acid dịch vị: Sự khuếch tán của ion H+ vào niêm mạc dạ dày dẫn tới tình trạng phù nề, bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Pepsin: Pepsin là một enzym thủy phân protein. Có thể làm thay đổi cấu trúc của lớp chất nhầy. Từ đó acid dịch vị dễ tấn công niêm mạc dạ dày hơn.

Các yếu tố bảo vệ bao gồm:

  • Bicarbonat (HCO3-): Chất này được tụy tiết ra, giúp trung hòa acid dịch vị (HCO3- + H+ = H2O + CO2).
  • Lớp chất nhầy: Lớp chất nhầy bao phủ bề mặt ống tiêu hóa giúp ngăn ngừa các yếu tố tấn công tiếp xúc với niêm mạc ống tiêu hóa.
  • Mạch máu ở thành dạ dày: các dòng máu mang chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng và duy trì pH ổn định (vận chuyển H+ đi và vận chuyển bicarbonat tới), ngăn ngừa tình trạng acid tăng quá cao, gây loét.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài giảng viêm loét dạ dày tá tràng, slide viêm loét dạ dày tá tràng, sách bệnh học, để hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh.

Lớp niêm mạc thực quản bị viêm loét
Lớp chất nhầy niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét dạ dày tá tràng

5. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Triệu chứng thường gặp của bệnh, theo giáo trình bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng gồm có:

Đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức)

  • Đau âm ỉ, cồn cào, nóng rát, không đau quằn quại, dữ dội.
  • Đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, đau có tình chất chu kì
  • Đối với loét dạ dày: đau khi ăn no, càng ăn no càng đau
  • Đối với loét tá tràng: đau khi đói (cách bữa ăn khoảng 4 tiếng)

Rối loạn tiêu hóa:

  • Ợ hơi và ợ chua: cảm nhân được mùi tanh sắt rỉ ở miệng.
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Ăn không ngon miệng, đầy bụng, thường xuyên cảm thấy no, gầy sút cân.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày đại tràng (loét dạ dày tá tràng kết hợp với viêm đại tràng) có thể có thêm 1 số triệu chứng như: đau ở vùng quanh rốn, sốt,…
các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Các triệu chứng chính của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

5. Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Nếu bệnh nhân không được điều kịp thời, đúng phác đồ, viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị: bệnh nhân cảm thấy đau bụng, nôn mửa, đồng thời trong dịch nôn có thể chứa thức ăn của ngày hôm trước chưa được tiêu hóa.
  • Thủng dạ dày: Bệnh nhân cảm thấy đau bụng dữ dội, biến chứng này rất nguy hiểm, cần được can thiệp ngoại khoa ngay, nếu không có thể dẫn tới tử vong.
  • Xuất huyết tiêu hóa: là hiện tượng máu chảy vào lòng ống tiêu hóa, bệnh nhân có biểu hiện nôn ra máu (đỏ tươi hoặc đen). Đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu.
  • Ung thư: đối với trường hợp này, nếu phát hiện sớm có thể điều trị ngoại khoa (cắt dạ dày). Nếu đã có di căn thì điều trị cực kì phức tạp, thường là kết hợp hóa trị và xạ trị.
Hẹp môn vị
Biến chứng hẹp môn vị do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

6 Cách chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

6.1. Chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng trong chẩn đoán bao gồm:

a. Chẩn đoán lâm sàng

  • Đau bụng vùng thượng vị (trên rốn)
  • Cơn đau có tính chất chu kỳ, thường đau lúc đói và về đêm
  • Người bệnh có thể kèm theo ợ chua, ợ hơi và chướng bụng

b. Chẩn đoán cận lâm sàng

Nội soi đường tiêu hoá để chẩn đoán triệu chứng bệnh học của viêm loét dạ dày tá tràng được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất. Phương pháp này được dùng tại các bệnh viện nhiều hơn thay vì phương pháp chụp X quang dạ dày. Các tiêu chí chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học bằng xét nghiệm nội soi bao gồm:

  • Hình ảnh nội soi của ổ loét: Vị trí loét, số lượng ổ loét, hình dạng và màu sắc vết loét. đáy ổ loét, niêm mạc xung quanh ổ loét.
  • Ổ loét có vi khuẩn HP hay không (sinh thiết xét nghiệm vi khuẩn HP)
  • Sinh thiết cạnh ổ loét để xét nghiệm yếu tố gây ung thư
hình ảnh minh hoạt về nội soi dạ dày tá tràng
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi

Nội soi chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học có thể xác định cụ thể các giai đoạn bệnh, bao gồm:

  • Giai đoạn hoạt động: ổ loét hình tròn hoặc ovan, kích thước ổ loét <1cm, bờ vết loét phù nề màu hơi vàng, lục hoặc hơi trắng. Đáy vết loét có giả mạc trắng hoặc nhìn thấy mạch.
  • Giai đoạn lành ổ loét: ổ loét có dấu hiệu xung huyết từ bên ngoài vào trung tâm ổ loét, sợi huyết phủ đầy đáy ổ loét, đáy ổ loét màu hơi đỏ, bờ ổ loét gờ lên.
  • Giai đoạn liền sẹo: niêm mạc vết loét bị teo lại, nếp niêm mạc co lại vào trung tâm tạo thành sẹo.

6.2. Chẩn đoán các biến chứng bệnh học của viêm loét dạ dày tá tràng

a. Bệnh học xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày tá tràng

  • Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân có thể nôn dính máu tươi, đi ngoài phân đen. Thiếu máu, nội soi thấy vết xuất huyết…
  • Cách điều trị: điều trị nội khoa bằng cách truyền máu trong trường hợp cấp, dùng các thuốc giảm tiết acid (ức chế histamin H2, PPI, antacid). Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại thì phải thực hiện phẫu thuật.

b. Biến chứng thủng dạ dày tá tràng

  • Triệu chứng lâm sàng: đau bụng dữ dội, loạn nhịp tim, ra mồ hôi, co cứng thành bụng
  • Cách điều trị: Bệnh nhân phải được cấp cứu phẫu thuật khâu lỗ thủng. Trong trường hợp không khâu được lỗ thủng hoặc có dấu hiệu ung thư thì phải cắt dạ dày.

c. Biến chứng rò vào các tạng xung quanh

  • Triệu chứng lâm sàng: có thể phát hiện ra việc thủng rõ bằng chụp X quang có uống thuốc cản quang.
  • Cách điều trị: Bệnh nhân buộc phải phẫu thuật để ngăn tình trạng rò vào các tạng xung quanh.

d. Biến chứng hẹp môn vị

  • Triệu chứng lâm sàng: người bệnh thường xuyên bị chướng bụng, hay nôn ra thức ăn cũ không tiêu được, bụng óc ách đặc biệt vào buổi sáng, ăn không tiêu.
  • Cách điều trị: nội soi nong lỗ hẹp trong trường hợp bệnh lành tính. Phẫu thuật trong trường hợp nong thất bại hoặc có dấu hiệu ung thư.

Xem thêm:

Xem thêm: Chưa viêm dạ dày tá tràng bằng các phương thuốc nam hiệu quả

Viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học
Viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

7. Bệnh học điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Mục tiêu trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học là làm giảm các cơn đau, liền vết loét và phòng ngừa các biến chứng. Cụ thể là loại bỏ loại bỏ các tác nhân gây loét và dùng thuốc chống loét.

Tham khảo thông tin từ chuyên trang Y khoa Mayo Clinic – Hoa Kỳ.

Xem thêm: 5 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.1. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Không kết hợp các thuốc có cùng cơ chế tác dụng, không dùng các thuốc có tính acid khi phối hợp với các thuốc điều trị PUD. Chủ yếu điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Chỉ điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) khi điều trị nội khoa không có tác dụng.
  • Nếu nghi ngờ ung thư: cần nội soi sinh thiết lại sau 1 tháng, nếu không đỡ thì cần điều trị ngoại khoa.
  • Thời gian điều trị: mỗi đợt điều trị kéo dài từ 1 – 2 tháng, tuy nhiên có thể kéo dài hơn tùy vào tình trạng của bệnh nhân.
  • Sau 2 tháng điều trị, nếu tình trạng không thuyên giảm, cần nội soi nhuộm màu, siêu âm nội soi để kiểm tra lại. Nếu nghi ngờ ung thư hoặc ung thư thì cần điều trị ngoại khoa.

7.2. Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.1. Thuốc trung hòa acid dịch vị dạ dày

Nhóm thuốc này là các thuốc có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid của dịch vị dạ dày bao gồm các thuốc có chứa nhôm hydroxit, canxi hydroxit, magie hydroxit. Nhóm thuốc này không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết dịch vị và pepsin. Cách dùng: dùng 1 – 3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ, dùng khi cảm thấy đau.

Thuốc antacid
Antacid là thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.2. Histamin H2

Đây là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị lâu dài trong viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học. Các loại thường dùng hiện nay:

  • Cimetidin 800mg: dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Ranitidin 300mg: dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Famotidin 40mg: dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Nizatadin 300mg: dùng đường uống

Ưu điểm: an toàn, tiết kiệm chi phí (giá thành rẻ), tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng yếu hơn nhóm thuốc ức chế bơm proton.

Hộp thuốc Famotidin
Famotidin thuộc nhóm thuốc ức chế histamin H2

7.2.3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Trong điều trị bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng, đây là nhóm thuốc ức chế acid dịch vị mạnh nhất hiện nay. Một số thuốc thường gặp:

  • Omeprazol: dạng viên 20mg, viên 40mg hoặc dạng ống 40mg
  • Esomeprazol: dang viên 20mg, viên 40mg hoặc dạng ống 40mg
  • Lansoprazol: dạng viên 30mg
  • Rabeprazol: dạng viên 10mg , viên 20mg hoặc dạng ống 20mg
  • Pantoprazol: dạng viên 20mg, 40mg hoặc dạng ống 40mg
thuốc Omeprazole
Omeprazole là một thuốc PPI điển hình dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.4. Thuốc bảo vệ niêm mạch dạ dày

3 loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được thường được dùng là:

  • Sucralfat: bảo vệ tế bào bao bọc vết loét, ngăn cản sự khuếch tán ngược của ion H+ (yếu tố chính của acid dịch vị), ức chế pepsin và thúc đẩy quá trình hấp thu muối mật: phòng ngừa các cơn loét cấp tính và làm liền các vết loét ở dạ dày và tá tràng. Thời gian tốt nhất để dùng là khoảng 30 phút – 1 tiếng trước khi ăn.
  • Bismuth: bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng khỏi các acid dịch vị (kích thích tạo chất nhầy, NaHCO3, phức hợp licoprotein bao lấy chỗ loét). Ngoài ra Bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn HP.
  • Misoprostol: bảo vệ tế niêm mạc dạ dày – tá tràng khỏi acid dịch vị (kích thích tạo chất nhầy, NaHCO3) và làm tăng lượng máu tới niêm mạc dạ dày. Liều dùng: 400mcg – 800mcg/ngày. Tuy nhiên thuốc này ít dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học do có nhiều tác dụng phụ.
hộp thuốc bismuth
Bismuth là thuốc tiêu biểu của nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.5. Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng. Dưới đây là một số kháng sinh thường dùng:

  • Amoxicillin: kháng thuốc ít
  • Metronidazol/tinidazol: kháng thuốc nhiều
  • Clarithromycin
  • Bismuth: còn có tác dụng bao vết loét
  • Furazolidon: ít dùng ở nước ta
  • Nhóm Fluoroquinolones: thường dùng Levofloxacin
Kháng sinh tiêu diệt Hp
Cần phối hợp kháng sinh để loại bỏ các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng có Hp

7.3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP

Tham khảo theo Phác đồ được Sở Y Tế Sơn La cập nhật theo Bộ Y Tế trong điều trị nhiễm khuẩn Hp, có thể dùng trong viêm xung huyết hang vị dạ dày dương tính Hp tuỳ theo mức độ bệnh.

a. Metronidazol + Tetracyclin + Bismuth dùng trong 2 tuần

  • Pepto Bismuth: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Metronidazol 250mg: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Tetracyclin 250mg: mỗi ngày uống 2 lần , mỗi lần 2 viên
  • Kết hợp với thuốc kháng H2 trong 4 tuần hoặc ức chế bơm proton trong 4 – 6 tuần
  • Chú ý: Phác đồ này không dùng cho người dưới 18 tuổi

b. Amoxicillin + Clarithromycin + PPI dùng trong 10 hoặc 14 ngày

  • Amoxicillin 500mg: mỗi ngày 2 lần, ,mỗi lần 2 viên
  • Clarithromycin 500mg: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
  • PPI: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên

c. Levofloxacin + Amoxicillin + PPI dùng trong 10 ngày

  • PPI: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
  • Levofloxacin 500mg: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
  • Amoxicillin 500mg: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên
Đơn thuốc viêm loét dạ dày đại tràng
Đơn thuốc viêm loét dạ dày đại tràng có sử dụng kháng sinh điều trị Helicobacter Pylori (HP)

7.4. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa đối với viêm loét dạ dày tá tràng chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa (đã điều trị nội khoa thất bại), nếu vết loét lành tính: khâu vết thủng, nếu vết loét ác tính (ung thư) cần cắt bỏ
  • Thủng dạ dày – tá tràng: cần được điều trị ngoại khoa ngay nếu không bệnh nhân có thể tử vong
  • Hẹp môn vị: người bệnh không ăn uống được, nôn nhiều
  • Ung thư

Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học, qua đó giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để phòng tránh bệnh tốt hơn. Chúc bạn mau chữa khỏi bệnh nhé.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x