Skip to main content

Viêm đại tràng sau sinh – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không ảnh hưởng tới con

Viêm đại tràng sau sinh là một tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên việc điều trị lại gặp khó khăn do lúc này sữa mẹ ảnh hưởng rất lớn tới con. Việc dùng thuốc không đúng có thể khiến đứa trẻ phải chịu tác dụng phụ. Liệu rằng có biện pháp nào vừa trị bệnh hiệu quả cho mẹ, vừa an toàn cho con?

Nguyên nhân bị viêm đại tràng sau sinh

Sau sinh cơ thể người mẹ thay đổi nên rất dễ mắc bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có 2 loại, viêm đại tràng và đại tràng co thắt. Sau sinh, mẹ đều có nguy cơ mắc 1 trong hai tình trạng này vì các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống sau sinh của nhiều phụ nữ bị mất cân bằng do tâm lý tẩm bổ để có sữa cho con. Việc ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đạm gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón. Chính điều đó khiến đại tràng dễ bị nhiễm khuẩn và viêm nhiễm.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Phụ nữ sau sinh bị viêm đại tràng có thể do hệ miễn dịch kém. Cùng với đó, sự thay đổi đột ngột các hoocmon khiến đường ruột dễ bị rối loạn. Những yếu tố này làm hại khuẩn có điều kiện gia tăng. Từ đó, các chị em bị mất cân bằng hệ vi sinh và viêm đại tràng. 
  • Do ít vận động: Việc ở cữ, hạn chế ra ngoài, tập trung vào chăm con khiến chị em hoạt động rất ít. Điều này làm nhu động ruột giảm hoạt động và hệ tiêu hóa kém đi. Chị em sẽ cảm thấy khó tiêu, dễ bị táo bón, từ đó nguy cơ viêm đại tràng cũng gia tăng. 
  • Tâm lý bất thường: Những thay đổi về vóc dáng, ngoại hình, áp lực từ việc chăm con khiến phụ nữ sau sinh dễ bị stress. Điều này khiến kích thích thần kinh tới đại tràng gia tăng. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt. Bệnh lý này có triệu chứng giống hệt viêm đại tràng. Tuy nhiên, khác biệt là niêm mạc ruột sẽ không xuất hiện các tổn thương viêm, trợt hoặc loét. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, phụ nữ bị viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt sau sinh còn do dị ứng thức ăn. Hoặc chị em có thể nhiễm khuẩn, kí sinh trùng trong quá trình ăn uống. Cũng có trường hợp mẹ sau sinh bị viêm đại tràng không rõ nguyên nhân. 

Cách nhận biết bệnh viêm đại tràng sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị viêm đại tràng thường có các biểu hiện sau:

  • Rối loạn tiêu hóa và rối loạn đại tiện kéo dài.
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên. 
  • Phân lúc rắn lúc nát, lúc lỏng.
  • Bụng đau quanh rốn hoặc đau bụng dưới bên trái. Có thể cảm thấy quặn bụng từng cơn. Bụng nổi u cục lên sờ thấy được qua bên ngoài.
  • Đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi.
  • Hay bị đi ngoài sau khi ăn các món giàu đạm, nhiều dầu mỡ hoặc các món cay.
Đau bụng quanh rốn và bụng dưới là triệu chứng viêm đại tràng điển hình

Bị viêm đại tràng sau sinh điều trị như thế nào?

Nguyên tắc điều trị

Phụ nữ sau sinh đa số đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi thế việc điều trị cần hết sức thận trọng. Các hoạt chất từ thuốc tây có thể truyền qua sữa và gây táo bón, tiêu chảy hoặc dị ứng ở trẻ nhỏ. Thậm chí, có những hoạt chất có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bé phát triển. Đó là lý do việc điều trị cho phụ nữ sau sinh bị viêm đại tràng cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây: 

  • Chỉ dùng thuốc khi không còn biện pháp thay thế. Thuốc được sử dụng với liều lượng thấp và thời gian ngắn. Mẹ phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp phải sử dụng thuốc ảnh hưởng tới bé thì cân nhắc dừng cho con bú. 
  • Cách 3 tiếng kể từ thời điểm uống thuốc mới cho con bú.
  • Quá trình sử dụng gặp bất kì phản ứng nào trên mẹ hoặc con, chị em phải trao đổi với bác sĩ ngay. Các trường hợp cần thông báo với bác sĩ:
  • Mẹ giảm sữa hoặc mất sau khi uống thuốc
  • Sữa mẹ có mùi khi uống thuốc
  • Con bị dị ứng, tiêu chảy, táo bón trong quá trình mẹ dùng thuốc
  • Con chậm tăng cân, chán ăn, bỏ bú khi mẹ uống thuốc.

Cách điều trị viêm đại tràng sau sinh bằng biện pháp dân gian

Thuốc dân gian giúp mẹ giảm tình trạng viêm đại tràng hiệu quả mà ít ảnh hưởng tới con. Một số bài thuốc các chị em có thể tham khảo: 

Bài 1: Thịt lợn hầm củ cải

Lấy 200g củ cải trắng và 100g thịt nạc lợn hầm nhừ trong 30-40 phút. Mẹ tự nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Ăn món này 1-2 lần/tuần giúp giảm táo bón, đầy hơi do viêm đại tràng sau sinh hiệu quả.

Bài 2: Lá mơ lông xào trứng gà

Lấy 1 nắm lá mơ lông xào với  quả trứng gà và ăn với cơm trắng bình thường. Bài thuốc này giúp giảm tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần ở cả mẹ và bé.

Phụ nữ bị viêm đại tràng sau sinh tiêu chảy nên ăn lá mơ lông xào trứng gà

Bài 3: Vỏ quýt nấu đậu xanh

Lấy 5 vỏ quả quýt nhỏ và 1 nắm lá đậu xanh hầm kỹ với nước trong 30 phút. Trước mỗi bữa ăn uống 1 cốc này sẽ giảm đi ngoài phân lỏng và nóng rát hậu môn.

Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị viêm đại tràng đã điều trị khỏi nên có biện pháp phòng tránh bệnh tái phát. Với những chị em chưa mắc bệnh cũng lưu tâm tới các yếu tố dưới đây để không gặp căn bệnh phiền toái này.

Về chế độ ăn uống:

  • Ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn để qua đêm. Lựa chọn đồ ăn tươi, chế biến ăn trong ngày. Tuyệt đối không ăn thực phẩm ôi thiu, lên men.
  • Hạn chế ăn các món sống như sushi, gỏi. Nên chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh vì các món này rất dễ nhiễm khuẩn đại tràng.
  • Các món lên men như nem chua, dưa muối có chứa nhiều lợi khuẩn đại tràng. Tuy nhiên nếu chế biến không đảm bảo vệ sinh chúng cũng rất dễ nhiễm virus, kí sinh trùng. Do đó, mẹ nên cân nhắc khi ăn cá món này.
  • Nếu mẹ bị tiêu chảy kéo dài, chế độ ăn nên hạn chế rau xanh và các món nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám. Ngược lại, nếu bị táo bón chị em nên ăn nhiều các món đó.
  • Ăn chậm, nhai kĩ, ưu tiên ăn cac món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Giảm ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
Các món chiên rán khiến tình trạng viêm đại tràng sau sinh nghiêm trọng hơn

Về chế độ sinh hoạt:

  • Mẹ nên dành ra thời gian thư giãn trong ngày. Các hoạt động như nghe nhạc, massage, gội đầu sẽ giúp tinh thần chị em sau sinh thư giãn hơn.
  • Chú ý dành 20-30p trong ngày tập luyện nhẹ nhàng hoặc đi bộ. Điều này giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón và cũng xả stress hiệu quả.
  • Tẩy giun định kỳ và rửa tay trước khi ăn cũng như trước khi chế biến thực phẩm.
  • Phụ nữ bị viêm đại tràng sau sinh nên khám định kì (kể cả khi đã khỏi) để phòng tránh tái phát. 

Viêm đại tràng sau sinh có thể chỉ là tình trạng cấp tính, sẽ hết sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên, nếu chị em không có phương án xử lý triệt để, bệnh có thể thành mạn tính. Lúc này, nguy cơ ung thư, thủng đại tràng, viêm loét đại tràng sẽ rất cao. Tốt nhất, nếu sau khi chữa bằng các mẹo dân gian nhưng bệnh không thuyên giảm, chị em cần tới bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

Phân biệt đại tràng với tá tràng, trực tràng, rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày và trĩ

Bệnh đại tràng thường có nhiều triệu chứng không điển hình nên dễ gây nhầm lẫn với tình trạng khác. Phân biệt đại tràng với các cơ quan và bệnh khác giúp nhận biết và điều trị đúng cách. Nội dung này sẽ được trình bày đầy đủ tại bài viết dưới đây.

Phân biệt đại tràng với các cơ quan khác

Trước hết ta cần biết đại tràng là gì? Đây là cơ quan dạng ống xếp thành hình chữ U ngược trong ổ bụng. Nó có độ dài khoảng 1,6-1,8m, thuộc phần cuối của hệ tiêu hóa. Đại tràng có nhiệm vụ xử lý cặn bã và các tạp chất dư thừa thành phân. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm hấp thu một phần chất điện giải và nước còn dư lại từ thức ăn. 

Phân biệt đại tràng và trực tràng

Đại tràng và trực tràng cùng thuộc bộ phận có tên là đại trực tràng. Điều này cho thấy chúng ở rất gần nhau. Đây cũng là lý do bệnh lý ở hai cơ quan này rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, chúng lại rất khác nhau về chức năng và vị trí.

Thứ nhất, trực tràng ở bên dưới đại tràng. Đây là một đường ống thắng nối đại tràng với hậu môn. Vị trí của trực tràng ở nam giới và nữ giới cũng không giống nhau. Trong khi đó đại tràng lại là bộ phận nối ruột non với trực tràng. 

Thứ hai, về chức năng, đại tràng tạo phân còn trực tràng giúp đào thải phân ra ngoài. Niêm mạc trực tràng có chứa chất nhầy. Nó có nhiệm vụ như chất bôi trơn giúp phân tống ra ngoài dễ hơn. Bộ phận này cũng có khả năng hấp thu một số chất nhất định như đại tràng. 

Đại tràng nằm phía trên trực tràng và có hình chữ U ngược

Phân biệt đại tràng và tá tràng

Khác với trực tràng, việc phân biệt đại tràng và tá tràng dễ hơn rất nhiều do hai cơ quan này có vị trí khá xa nhau.

Tá tràng thuộc phần giữa của ống tiêu hóa. Nó là đoạn đầu của phần ruột non nối trực tiếp với dạ dày. Tá tràng có hình móng ngựa hoặc hình chữ C với độ dài trên dưới 23cm. Bộ phận này có nhiệm vụ dẫn thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Đồng thời nó cũng hấp thụ một phần vitamin và khoáng chất trong đồ ăn, thức uống. Bởi vì rất gần dạ dày nên tá tràng cũng rất dễ viêm loét. 

Tá tràng nằm khá gần với phần đại tràng ngang

Xét theo chiều chiều dài ống tiêu hoá, tá tràng ở rất xa đại tràng. Tuy nhiên, sự sắp xếpcác cơ quan trong ổ bụng lại khiến tá tràng rất gần vùng đại tràng ngang. Do đó, khi có cơn đau ở một trong hai vị trí này, người bệnh thường khó phân biệt.

Phân biệt đại tràng và dạ dày

Dạ dày là nơi to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng bụng phía trên bên trái (thượng vị). Nó có hình giống như chữ J, nối liền với thực quản và tá tràng. Dạ dày có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn được chuyển từ miệng qua ống thực quản. Tại đây, hỗn hợp đồ ăn tiếp tục được nghiền nát bằng acid dịch vị và hoạt động co bóp. Chúng trở nên nhỏ hơn và dễ hấp thu hơn. Sau khi thức tiêu hóa ở dạ dày mới đi qua tá tràng, xuống ruột non. Tiếp đến nó tới đại tràng, tạo thành phân và theo đường tá tràng, hậu môn đi ra ngoài.

Phân biệt đại tràng với dạ dày khá dễ vì hình dáng hai cơ quan này rất khác nhau.

Phân biệt bệnh đại tràng với các bệnh tiêu hoá khác

Đại tràng là nơi tạo và chứa phân nên rất dễ bị viêm nhiễm. Căn bệnh phổ biến ở cơ quan này là viêm đại tràng, gây ra các tổn thương ở vùng niêm mạc. Kéo theo đó, người bệnh phải chịu các triệu chứng khó chịu như co thắt đại tràng, đau, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…

Triệu chứng của bệnh đại tràng khá tương đồng với triệu chứng của một số bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Phân biệt viêm đại tràng và ruột kích thích

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích (còn có tên khác là đại tràng kích thích) đều là bệnh thuộc vùng ruột già. Chúng có biểu hiện giống hệt nhau. Cả hai đều gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng dưới, tiêu chảy hoặc táo bón.

Do đó, để phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt cần thực hiện nội soi. Trường hợp phát hiện niêm mạc có vết loét, trợt, viêm thì người bệnh bị viêm đại tràng. Ngược lại, nếu niêm mạc bình thường kèm theo triệu chứng như trên thì đó là hội chứng ruột kích thích. 

Ngoài ra, người bị hội chứng ruột kích thích thường ít khi đi ngoài ra máu. Cảm giác buồn đi vệ sinh thường tới sau bữa ăn. Bên cạnh đó, cơn đau của người bị đại tràng kích thích thường âm ỉ kèm theo co thắt tới nổi cục ở bụng. Các bạn có thể phân biệt bệnh viêm đại tràng với tình trạng ruột kích thích thông qua các biểu hiện này. 

Một số điểm phân biệt viêm đại tràng và ruột kích thích

Phân biệt giữa viêm đại tràng và viêm dạ dày

Viêm đại tràng và viêm dạ dày đều gây đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, trào ngược, đi ngoài phân nát, lỏng. Cả hai căn bệnh đều xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. 

Tuy nhiên, đau đại tràng và đau dạ dày khá dễ phân biệt. Cơn đau đại tràng sẽ phân bố dọc theo khung đại tràng. Một số trường hợp chỉ đau ở vùng bụng dưới hoặc ở hố xương chậu. Trong khi đó, bệnh viêm dạ dày gây ra cơn đau rát ở vùng thượng vị. Đây là vùng bụng trên bên trái, gần xương sườn. Đặc biệt, có rất nhiều bệnh nhân viêm dạ dày không đau mà chỉ thấy cồn cào, bỏng rát, xót ở khu vực thượng vị. 

Ở người đau dạ dày, tình trạng ợ hơi, ợ chua và trào ngược diễn ra liên tục. Trong khi đó hiện tượng này hiếm, thậm chí là không gặp hơn ở người viêm đại tràng. 

Xem xét kỹ mới thấy sự khác biệt giữa đau đại tràng với đau dạ dày

Một điểm khác để phân biệt giữa viêm dạ dày và viêm đại tràng chính là tình trạng đi ngoài. Người bị đau đại tràng thường đi ngoài táo bón hoặc tiêu chảy. Trong khi đó người bị dạ dày thường đi phân nát, phân xen kẽ thức ăn chưa được tiêu hóa. Tình trạng rối loạn đại tiện (vừa đi ngoài lại muốn đi tiếp) cũng chỉ xảy ra ở người viêm đại tràng. 

Ngoài ra, phân sẽ có màu đen nếu tình trạng viêm loét tới xuất huyết diễn ra ở dạ dày. Trong khi đó, phân sẽ có màu bình thường kèm theo dịch nhầy và máu tươi khi người bệnh bị chảy máu ở đại tràng. 

Một lưu ý quan trọng đó là khoảng 60% bệnh nhân mắc cả hai căn bệnh này. Do đó khi không thể phân biệt qua triệu chứng bên ngoài, bạn nên đến bệnh viện kiểm ra để có phương án xử lý sớm nhất. 

Phân biệt viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện của bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên có nhiều người không mắc bệnh đại tràng vẫn có thể bị rối loạn tiêu hóa liên tục. Cả hai đều khiến người bệnh đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, sốt, đau đầu. Rối loạn tiêu hóa nếu để lâu ngày không điều trị có thể trở thành viêm đại tràng. 

Rất khó phân biệt viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa qua các triệu chứng lâm sàng. Do đó tốt nhất bạn nên tới bệnh viện kiểm tra để được xử lý đúng cách.

Phân biệt trĩ và đại tràng

Bệnh trĩ chỉ gây ra các tổn thương ở hậu môn

Bệnh trĩ có các biểu hiện giống với bệnh đại tràng như phân lẫn chất nhầy, táo bón dài ngày. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt trĩ đại tràng và trĩ qua các dấu hiệu sau:

  • Đi ngoài ra máu trầm trọng, máu ra sau phân (chứ không lẫn trong phân). Máu có thể chảy ồ ạt, thành tia. Máu có màu tươi và phân vẫn thành khuôn chứ không nát hoặc tiêu chảy. Đây là biểu hiện của bệnh trĩ.
  • Hậu môn có phần u lòi ra ngoài là biểu hiện bệnh trĩ ngoại.
  • Phân lúc rắn lúc lỏng, có thể xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón. Phân có lẫn chất nhầy hoặc máu. Phân có mùi hôi, tanh khó chịu. Đây là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng. 
  • Người bị trĩ thường có triệu chứng vùng hậu môn. Người bị viêm đại tràng thường có triệu chứng ở bụng. Một số người bị đại tràng có triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, nôn…
  • Người bị trĩ vẫn có thể ăn uống bình thường. Trong khi đó người bị viêm đại tràng ăn đồ lạ, đồ sống là đi ngoài. 
  • Sụt cân hoặc tăng cân bất thường chỉ diễn ra ở người viêm đại tràng.
  • Người bị viêm đại tràng đi đại tiện nhiều lần trong ngày, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Trong khi đó người bị bệnh trĩ không gặp tình trạng này.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn phân biệt đại tràng với các cơ quan và bệnh lý khác. Hơn cả, cách phân biết tốt nhất là thăm khám cận lâm sàng. Chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khỏe, tránh để bệnh nặng hơn.

Viêm đại tràng tiêu chảy – không biết những điều này, bệnh khó dứt

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện các tổn thương. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Trong đó, viêm đại tràng tiêu chảy là một trong những dấu hiệu dễ phát hiện. Tuy nhiên, nó dễ bị nhầm sang tiêu chảy thông thường hoặc tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Do đó người bệnh cần nắm chắc thông tin về tình trạng này để tránh lựa chọn sai phương pháp điều trị.

Viêm đại tràng là gì, tại sao viêm đại tràng gây tiêu chảy

Viêm đại tràng là gì, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa gây tổn thương ở vùng niêm mạc đại tràng. Kèm theo các tổn thương này là hàng loạt triệu chứng khó chịu:

  • Đau dọc theo khung đại tràng hoặc đau vùng bụng dưới.
  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Chán ăn, mệt mỏi, có thể kèm sốt.

Viêm đại tràng xảy ra phổ biến ở những người ăn uống kém vệ sinh. Điều này khiến vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn do tác dụng phụ của thuốc hoặc bị thiếu máu cục bộ. 

Người bị viêm đại tràng gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu trong đó có tiêu chảy

Tại sao bị viêm đại tràng tiêu chảy?

Người bị viêm loét đại tràng thường bị tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày. Nếu là tình trạng tiêu chảy, bệnh nhân có xu hướng đi đại tiện nhiều lần. Người bị nặng có thể đi tới hơn 10 lần 1 ngày. 

Điều này xảy ra là do đại tràng bị mất cân bằng hệ vi sinh. Sự sinh sôi quá mức của hại khuẩn khiến số lượng lợi khuẩn giảm đi. Tỷ lệ hại khuẩn vượt quá 15% tổng số lượng vi khuẩn trong đại tràng sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Chúng tiết ra các độc tố khiến niêm mạc đại tràng tổn thương. Đồng nghĩa với việc chức năng đại tràng không ổn định, giảm khả năng hấp thu nước trong phân. Đó là lý do khiến người bị viêm đại tràng gặp tiêu chảy. 

Bên cạnh đó, tình trạng viêm còn làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch ở đại tràng. Điều này cũng góp phần gây ra tiêu chảy. Ở những trường hợp nặng, các vết viêm loét có thể ra các dịch mủ, máu. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy trong phân kèm theo chất nhầy như nước mũi hoặc máu. Mùi phân hôi tanh, vô cùng khó chịu. 

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy do viêm đại tràng

Không phải ai bị tiêu chảy cũng bị viêm đại tràng. Để chắc chắn mình bị tiêu chảy do viêm đại tràng, bạn cần xem xét thêm các dấu hiệu liên quan như:

  • Trong phân có kèm dịch nhầy hoặc máu.
  • Tiêu chảy kèm theo đau bụng dưới, đi ngoài xong vẫn thấy đau.
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài tới vài tuần.
  • Có thể bị sốt nhẹ và mệt mỏi.
  • Đại tiện mót hoặc đại tiện xong vẫn muốn đi tiếp.
  • Đau bụng quanh rốn, đặc biệt vùng bụng dưới bên trái.
  • Bụng đầy chướng, căng hơi.

Khi có những dấu hiệu này, bệnh nhân nên đi thăm khám để được điều trị triệt để. Việc điều trị tại nhà có thể khiến bệnh tái phát nặng hơn sau đó. 

Người bị viêm đại tràng có thể đi tiêu chảy tới 10 lần/ngày

Điều trị viêm đại tràng tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy do viêm đại tràng sẽ vừa phải cầm tiêu chảy, vừa diệt tận gốc nguyên nhân viêm đại tràng. Một số loại thuốc sẽ được chỉ định gồm có: 

  • Diarsed: Uống 2 viên/lần nếu bị tiêu chảy cấp. Và uống 1-2 viên/ngày trong 5-7 ngày nếu bị tiêu chảy mạn tính.
  • Loperamide: Khởi đầu uống 2 viên. Nếu tiêu chảy vẫn tiếp diễn thì cứ cách 4h lại uống 1 viên.
  • Trường hợp cả hai thuốc trên đều không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chuyển qua Imodium, Actapulgite hoặc Smecta.

Bên cạnh thuốc tiêu chảy, cần phối hợp dùng các thuốc kháng sinh để diệt hại khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng. Chúng là nguyên nhân gây viêm đại tràng và tiêu chảy. Chỉ khi loại bỏ chúng, tình trạng tiêu chảy mới được dứt điểm. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định sau khi thực hiện các xét nghiệm tìm kí sinh trùng, vi khuẩn, virus. Việc dùng sai thuốc vừa không có hiệu quả vừa có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Trường hợp bệnh nhân có thêm triệu chứng đau bụng sẽ chỉ định dùng các thuốc giảm đau. Các loại phổ biến có thể kể tới Spasfon, No-spa, Duspatalin… Liều lượng tùy thuộc vào mức độ đau của mỗi người. Ngoài tác dụng giảm đau, co thắt, các loại thuốc này còn giúp giảm đầy bụng, chướng hơi. 

Diệt hại khuẩn, cân bằng vi sinh là biện pháp điều trị tận gốc tiêu chảy do viêm đại tràng

Viêm đại tràng tiêu chảy nên ăn gì

Khi bị viêm đại tràng tiêu chảy, người bệnh nên ăn các món sau:

  • Đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, món hầm nhừ…
  • Các món ăn, thức uống giúp giảm tiêu chảy như trứng gà lá mơ, cháo gà ngải cứu, nước lá ổi, trà gừng…
  • Ăn nhiều acid béo, omega 3 (có trong các loại cá). 
  • Uống bổ sung men lợi khuẩn, probiotic. Có thể ăn sữa chua nếu tiền sử không dị ứng lactose.

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy, bệnh nhân cần ăn ít các món giàu chất xơ không tan như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch.
  • Một số loại rau củ (củ cải đường, bắp cải, đậu hà lan, atiso, khoai lang…).
  • Một số loại quả (chuối, dâu, lê, bơ,…).
  • Hạn chế các loại đồ ngọt (đặc biệt socola) và các chế phẩm từ sữa.

Đặc biệt, khi bị viêm đại tràng tiêu chảy, bạn nên ăn chín, uống sôi. Hãy đảm bảo không ăn các món gỏi, đồ sống. Chúng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và virus gây viêm đại tràng và tiêu chảy. Bạn cũng nên uống đủ 1,5-3l nước/ngày. Điều này giúp ngăn nguy cơ mất nước, mệt mỏi và trụy tim.

Cách tăng cân cho người viêm đại tràng nhiều người đã áp dụng

Người bị bệnh viêm đại tràng thường bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Các triệu chứng này là nguyên nhân gây tăng hoặc giảm cân ở bệnh nhân. Bởi thế, các cách tăng cân cho người viêm đại tràng là chủ đề rất thu hút sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được thêm những kiến thức hữu ích xoay quanh vấn đề này. 

Nguyên tắc dinh dưỡng để tăng cân cho người bị viêm đại tràng

Đâu là cách tăng cân cho người viêm đại tràng hiệu quả?

Khác với người bình thường, bệnh nhân viêm đại tràng không thể ăn tất cả mọi thứ. Trong chế độ dinh dưỡng của họ có những món cần kiêng khem để không làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Đó là lý do khi tăng cân cho người viêm đại tràng cần lưu ý tới các nguyên tắc dưới đây:

Thứ nhất, hạn chế dung nạp lactose

Có rất nhiều người bênh, đặc biệt trẻ em bị viêm đại tràng do chứng không dung nạp đường lactose. Chất này cũng khiến triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu trở nên dữ dội hơn. Do đó, trong thực đơn tăng cân cho người viêm đại tràng cần giảm các thực phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa đặc, bơ, phomai,…

Thứ hai, giảm đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ là thủ phạm gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu. Nó cũng gián tiếp khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, người bị viêm đại tràng đa phần khó hấp thu chất béo nên việc hạn chế ăn sẽ có lợi hơn cho kế hoạch tăng cân.

Thứ ba, giảm chất xơ

Đúng là chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, giúp giảm táo bón. Nhưng với người bị tiêu chảy và viêm loét đại tràng thì đây lại là nỗi ám ảnh. Chất xơ làm chậm tốc độ tiêu hóa và tăng tần suất đi tiểu. Điều này khiến người bị viêm đại tràng có thể bị mất nước và mệt mỏi. Ngoài ra, do dạ dày không tiêu hóa được chất xơ nên khi tới đại tràng chúng sẽ cọ sát vào các vết loét gây ra đau đớn. 

Thứ tư, tăng calo nạp vào cơ thể

Bản chất của việc tăng cân là lượng calo nạp vào phải lớn hơn lượng calo bị hao hụt ra bên ngoài. Thế nhưng ở người viêm đại tràng thì việc hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế rất nhiều. Đó cũng là nguyên nhân khiến cân nặng của bệnh nhân sụt giảm nghiêm trọng. Thậm chí nhiều người còn có thể bị suy dinh dưỡng. 

Bởi thế, nếu muốn tăng cân, bạn phải tăng khẩu phần ăn bằng cách tăng số bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính, người bệnh có thể ăn từ 6-8 bữa một ngày. Lưu ý, không ăn quá no mỗi bữa để tránh tăng áp lực cho đại tràng. 

Thứ năm, kiêng ăn đồ sống hoặc tái

Đồ sống hoặc tái như sushi, tiết canh, gỏi, trứng lòng đào… có thể nhiễm hại khuẩn, kí sinh trùng, hay virus gây bệnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm đại tràng thể tiêu chảy. Hãy đảm bảo ăn chín uống sôi để “chặt đứt” căn nguyên gây bệnh. Từ đó, tình trạng viêm đại tràng có cơ hội cải thiện, bệnh nhân cũng dễ tăng cân hơn. 

Thực phẩm tái sống có thể chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn gây viêm đại tràng

Cách tăng cân cho người viêm đại tràng chi tiết

Thứ nhất, bạn cần biết cách tính lượng calo bản thân cần nạp vào là bao nhiêu. Để biết mình cần nạp bao nhiêu năng lượng, hãy áp dụng công thức dưới đây:

– Lượng calo cần một ngày để tăng cân cho phụ nữ = [(chiều cao tính bằng centimet x 6,25) + (cân nặng cơ thể tính bằng kilogam x10) – (số tuổi x5) -161] + 500.

– Lượng calo c cho nam giới = [(chiều cao tính bằng centimet x 6,25) + (cân nặng cơ thể tính bằng kilogam x10) – (số tuổi x5) + 5] + 700.

Bạn có thể tham khảo lượng calo của thực phẩm trên nhiều trang thông tin uy tín

Sau khi tính được lượng calo cần nạp vào, bạn sẽ biết một ngày mình cần ăn bao nhiêu thực phẩm để đạt đủ hoặc hơn lượng calo đó. 

Bên cạnh đó, thực đơn tăng cân cho người bị viêm đại tràng nên có sự cân bằng giữa các nhóm chất. Cụ thể:

  • Mỗi ngày cần cung cấp ít nhất 50-80g đạm (chiếm 16% lượng calo nạp vào).
  • Chất béo chiếm 11% số thực phẩm được ăn vào, tương đương 18-20g.
  • Tinh bột chiếm 75% khẩu phần ăn, tương đương 300-350g/ngày.

Nên ăn nhiều các món như bột yến mạch, quả bơ, các loại cá giàu omega-3 (cá ngừ, cá thu, cá trích…). Đặc biệt hãy bổ sung nhiều nước ép rau củ để cung cấp vitamin và khoáng chất. Điển hình như nước ép cà rốt, nước ép bắp cải, cần tây, nước ép táo… rất có lợi với đại tràng. Nước ép cũng hạn chế nạp chất xơ vào cơ thể, phù hợp với nguyên tắc tăng cân được nêu trên. 

Trong các cách tăng cân cho người bị viêm đại tràng, các chuyên gia cũng khuyến khích bổ sung lợi khuẩn và men vi sinh. Chúng có nhiều trong một số thực phẩm lên men, sữa chua. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để uống thực phẩm chức năng chứa lợi khuẩn probiotic. Điều này đặc biệt có lợi cho những người không thích ăn các món lên men. 

Quan trọng hơn cả, cách tăng cân cho người viêm đại tràng hiệu quả nhất chính là điều trị bệnh triệt để. Khi bệnh cải thiện, khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa tăng, dinh dưỡng sẽ dung nạp tốt vào cơ thể. Lúc ấy thể trạng của bệnh nhân cũng từ từ phục hồi, cân nặng tăng trở lại. 

Cách chữa viêm đại tràng bằng đông y hiệu quả cao, không tốn kém

Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Có rất nhiều phương pháp để điều trị tình trạng này. Trong đó, các cách chữa viêm đại tràng bằng Đông y được rất nhiều người quan tâm bởi độ có độ an toàn cao. Dưới đây sẽ là các bài thuốc đã được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Các bài thuốc đông y chữa đại tràng

Khác với y học hiện đại, việc chữa đại tràng bằng đông y sẽ dựa trên 6 thể bệnh. Cách phân chia này được các lương y dựa trên triệu chứng của từng tình trạng. Mỗi thể sẽ có phương thức chữa, bài thuốc khác nhau. 

Đông y chẩn đoán bệnh đại tràng dựa trên bắt mạch, nghe, hỏi, nhìn triệu chứng (vọng – văn – vấn – thiết)

Đông y chữa viêm đại tràng thể can tì bất hòa

Nguyên nhân gây ra thể can tì bất hòa do uất giận, căng thẳng. Y học hiện đại gọi tình trạng này là viêm đại tràng co thắt. Người bị sẽ hay đau bụng dưới khi bị áp lực, stress. Ngoài ra bệnh nhân sẽ có thêm triệu chứng đầy tức ngực sườn, ợ chua, đi ngoài, sôi bụng, đầy chướng, kém ăn, mạch huyền.

Các bài thuốc chữa thể này gồm có:

Bài 1: Tứ nghịch gia giảm kết hợp thống tả yếu phương

  • Bạch Truật 16g
  • Phòng Phong, Bạch Thược, Hoài Sơn mỗi loại 12g
  • Chi Tử, Trần Bi mỗi loại 8g
  • Cam thảo 5g
  • Chỉ Xác, Sài Hồ mỗi loại 6g

Thêm 3 quả đại táo rồi sắc lên uống trước ăn. Ngày uống 3 lần. Mỗi ngày 1 thang. 

Bài 2: Bài gia giảm thang Thống tả yếu phương

  • Bạch Truật 16g
  • Bạch Thược, Phòng Phong, Nhân Trần, Hoài Sơn mỗi loại 12g
  • Chi tử 8g
  • Sơn Tra, Hương Phụ 6g

Thêm 3 quả đại táo rồi sắc uống trước khi ăn. Ngày uống 3 lần. Mỗi ngày 1 thang. 

Bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng co thắt trên đây nên được áp dụng liên tục trong 20-30 ngày.

Chữa viêm đại tràng thể tì thận dương hư

Người bị viêm đại tràng thể tì thận dương hư có triệu chứng đi ngoài phân sống. Đặc biệt hay đi ngoài vào buổi sáng. Đông y còn gọi trường hợp này là ngũ canh tả. Thông thường bệnh nhân thể này rất hay đau bụng, lạnh bụng và sôi bụng. Tình trạng đầy hơi, tiêu hóa chậm diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, bệnh nhân còn hay lạnh bàn tay bàn chân và đau lưng.

Thể tì thận dương hư thường gặp ở người viêm đại tràng ngoài 60 tuổi, mạch trầm, tế nhược.

Chữa viêm đại tràng bằng Đông y cho thể thận dương hư như sau:

Bài 1: Phủ tử lý trung hợp thang Tứ thần gia giảm

  • 16g Phá Cố Chỉ
  • 12g mỗi loại Hoài Sơn, Bạch Truật, Đảng Sâm
  • 8g mỗi loại Nhục Đậu Khấu, Phụ Tử Chế
  • 6g mỗi loại Ngũ Vị Tử, Can Khương, Chích Cam Thảo
  • 5g Nhục Quế
  • 3g Ngô Thù Du

Thêm 3 quả Đại Táo rồi sắc lên uống sau trước bữa ăn. Ngày uống 3 lần. Mỗi ngày 1 thang.

Bài 2: Tứ thần hoàn thang gia giảm:

  • 16g Phá Cố Chỉ
  • 12g Hoài Sơn
  • 8g Nhục Đậu Khấu
  • 6g mỗi loại Ngũ Vị Tử, Can Khương
  • 5g Nhục Quế
  • 3g Ngô Thù Du

Thêm 3 quả Đại Táo rồi sắc lên uống sau trước bữa ăn. Ngày uống 3 lần. Mỗi ngày 1 thang.

Cách chữa viêm đại tràng thể tì thận dương hư bằng 2 bài thuốc cần áp dụng liên tục 45-60 ngày. 

Các bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng Đông y sẽ gia giảm theo cơ địa mỗi người

Bài thuốc Đông y chữa đại tràng thể thấp nhiệt

Với thể thấp nhiệt, bệnh nhân bị đau bụng kèm theo đi ngoài nhiều lần. Phân vàng và có mùi hôi nghiêm trọng. Mỗi lần đi đại tiện xong thấy hậu môn bị nóng. Đặc biệt, những người này có rêu lưỡi dày, màu vàng, mạch sác.

Để chữa viêm đại tràng thể thấp nhiệt bằng Đông y ta áp dụng 2 bài thuốc dưới đây:

Bài 1: Chỉ tả thang

  • 12g mỗi loại Hậu Phác, Rau Má sao, Hoàng Liên, Mã Đề, Kim Ngân Hoa, Cát Căn, Thần Khúc
  • 8g Bình Lang
  • 6g Cam Thảo

Sắc uống trước bữa ăn. Ngày uống 3 lần. Mỗi ngày 1 thang.

Bài 2: Cát căn liên cầm gia giảm

  • Cát Căn, Hoàng Cầm, Bạch Truật, Mộc Thông mỗi loại 12g
  • Kim Ngân Hoa 16g
  • Hoàng Liên 8g
  • Chích Cam Thảo 5g
  • Hoắc Hương 5g

Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng. Ngày uống 3 lần. Mỗi ngày 1 thang.

Chữa viêm đại tràng theo đông y cho thể tì vị hư

Người bệnh thể tì vị hư có triệu chứng đau bụng dưới, đi ngoài hơn 3 lần/ngày. Do bị đi ngoài nhiều nên mất nhiều nước dẫn tới mệt mỏi, chán ăn. Những người này có mạch tế nhược và lưỡi tái nhợt.

Bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng thể tì vị hư Vi linh thang

  • 12g mỗi loại Bạch Truật, Bạch Linh
  • 10g mỗi loại Hậu Phác, Trạch Tả, Trư LInh
  • 8g Mộc Hương
  • 5g mỗi loại Can Khương, Cam Thảo

Ngày uống 1 thang này, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 hoặc sau ăn 2 tiếng. 

Chữa viêm đại tràng thể táo kết co thắt bằng Đông y

Bệnh viêm đại tràng co thắt cũng có thể chữa theo Đông y

Thể này cũng giống như tình trạng viêm đại tràng co thắt. Nguyên nhân gây bệnh do buồn đau, suy nghĩ nhiều, ít vận động, mệt mỏi, chán ăn dài ngày… Ở thể này bệnh nhân hay bị đầy hơi, khó tiêu. Các cơn đau kèm theo tình trạng co thắt dọc theo khung đại tràng. Có lúc bụng dưới căng cứng có thể sờ được cục nổi lên. Phân táo, có lẫn dịch nhầy. 

Bài thuốc đông y chữa viêm đại tràng co thắt thể táo kết như sau:

  • 16g mỗi loại Đẳng Sâm, Lá Mơ Lông, Rau Má, Sinh Địa
  • 12g mỗi loại Ngải Tượng, Hoàng Kì, Toan Táo Nhân
  • 8g Chỉ Xác
  • 6g mỗi loại Trần Bì, Viễn Chí
  • 4g Đại Hoàng

Thêm 3 quả đại táo rồi sắc uống ngày 2 lần trước ăn. Mỗi ngày 1 thang, liên tục 10-15 ngày.

Lưu ý khi chữa viêm đại tràng bằng Đông y

Mặc dù trên đây là cách bài thuốc đông y chữa viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt đã được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần có sự tham khảo của bác sĩ Đông y. Tốt nhất không tự ý sử dụng để tránh trường hợp bạn bị dị ứng với một vị thuốc nào đó. 

Bên cạnh đó, các cách chữa viêm đại tràng bằng Đông y phụ thuộc vào cơ địa rất nhiều. Chúng phù hợp hơn cả với người mắc bệnh nhẹ. Với trường hợp nặng, cần có sự thăm khám kĩ càng để có phương án xử lý kịp thời. Tránh việc lao vào điều trị theo các phương pháp này và bỏ lỡ giai đoạn vàng của việc điều trị.

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn, không tái phát

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em (viết tắt là IBS) là một hình thức rối loạn chức năng tiêu hóa. Nó không gây ra những tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của trẻ. 

Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Hội chứng ruột kích thích không hẳn là bệnh lý. Nó là cụm từ gọi chung cho một nhóm các triệu chứng xảy ra ở đại tràng. Đại tràng của trẻ bị hội chứng ruột kích thích trông hoàn toàn bình thường, không có tổn thương. Tuy nhiên, hoạt động của nó lại bất thường, không đúng quy tắc.

Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ vẫn còn rất mơ hồ. Các nhà khoa học chỉ có thể xác định các yếu tố làm gia tăng triệu chứng của tình trạng này như:

  • Buồn bã, căng thẳng, áp lực khiến đại tràng tăng hoạt động. Trong khi đó dạ dày lại chậm tiêu hóa. Điều này gây ra rối loạn nhu động ruột và dẫn tới chứng ruột kích thích.
  • Trẻ dễ mắc chứng này khi có bố hoặc mẹ có tiền sử bị hội chứng kích thích ruột.
  • Mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột do chế độ ăn uống, sinh hoạt.
  • Chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng, nhiều chất béo có hại, thiếu chất xơ, nghèo vitamin và khoáng chất…
  • Trẻ bị ép ăn quá no, hoặc trẻ ăn quá nhiều mà không được người lớn kiểm soát.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng lọc ra được 1 số nhóm thực phẩm khiến nhiều trẻ dễ bị hội chứng ruột kích thích như sau:

  • Đồ ăn cay nóng
  • Socola
  • Đồ chiên rán, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai…)

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng ruột kích thích ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các con sẽ hay có biểu hiện:

  • Thường xuyên đau bụng. Khi trẻ đau liên tục trên 3 tháng thì có thể đã bị mạn tính.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều ngày thậm chí nhiều tháng.
  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Có đôi khi trẻ buồn đi đại tiện nhưng không đi được.
  • Đầy bụng, khó tiêu, bụng chướng to có thể nổi cả cục cứng.
  • Sôi bụng, bụng ậm ạch.
  • Phân có lẫn chất nhầy.
Trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ

Điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống

Hiện nay chưa có phương pháp giúp điều trị tận gốc chứng bệnh này. Để điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, các bác sĩ thường sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Bên cạnh đó phụ huynh có thể giúp con cải thiện bệnh thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống.

Một số thói quen tốt trong ăn uống giúp trẻ giảm triệu chứng ruột kích thích:

  • Cho con ăn kiêng theo chế độ FODMAP. Đây là chế độ giúp loại bỏ carbohydrate khó tiêu hóa ra khỏi bữa ăn.
  • Tăng cường lợi khuẩn trong khẩu phần ăn. Lợi khuẩn này có nhiều trong các đồ uống men vi sinh, sữa chua. Tuy nhiên, nếu trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose thì không nên cho con ăn sữa chua.
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm gây gia tăng ruột kích thích đã được nêu ở phần nguyên nhân gây bệnh.
  • Cho con ăn ít đường, ít chất béo động vật, hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, trà sữa… 

Điều trị cho trẻ bằng liệu pháp tâm lý

Song song với việc điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em bằng thói quen ăn uống, cha mẹ nên thực hiện trị liệu cho con bằng các phương pháp tâm lý:

  • Không tạo áp lực lớn cho bé, đặc biệt là trong chuyện học tập, ăn uống.
  • Thường xuyên tâm sự với con để giải tỏa những khúc mắc, khó khăn. Đặc biệt việc tâm sự giúp con cái gần gũi với cha mẹ hơn. Điều này cũng khiến con trẻ giảm bớt các kích thích thần kinh gây ra ruột kích thích. 
  • Cho trẻ được vận động nhiều. Nếu có thể cha mẹ hãy chơi thể thao cùng con.
Vui chơi thư giãn cũng là cách giảm hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Điều trị hội chứng ruột kích ở trẻ bằng thuốc

Nếu sau khi thực hiện 2 phương pháp trên nhưng tình trạng ruột kích thích ở trẻ không cải thiện, cha mẹ hãy cho con dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc chống co thắt và giảm đau: Loại này giúp con bớt căng cứng, đau bụng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ ở dạ dày. Do đó cần sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. 
  • Thuốc điều trị tiêu chảy hoặc táo bón: Những loại thuốc này giúp ổn định phân, giảm tần suất đi đại tiện trong ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể thay thế các thuốc này bằng cách cho con sử dụng một số loại thảo mộc như lá ổi, lá mơ (chữa tiêu chảy), khoai lang (chữa táo bón).
  • Sử dụng thêm một số thuốc chống trầm cảm, giảm kích thích thần kinh để tăng hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em mặc dù không gây ra tổn thương nhưng lại khá nguy hiểm. Bệnh có thể khiến trẻ bị sụt cân, chững cân, chậm phát triển. Thậm chí nếu triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài có thể làm gia tăng sự phát triển của hại khuẩn. Từ đó, trẻ dễ bị viêm nhiễm, u, polyp đại tràng khi lớn lên. Do đó, cha mẹ hãy nghiêm túc điều trị hội chứng ruột kích thích cho trẻ để con được khỏe mạnh và phát triển đúng lứa tuổi.

Hội chứng ruột kích thích nên uống gì để bệnh cải thiện nhanh?

Chế độ ăn uống, thuốc thang có thể làm gia tăng hoặc giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Vậy, người bị hội chứng ruột kích thích nên uống gì để bệnh mau chóng cải thiện?

Hội chứng ruột kích thích – nguyên nhân, triệu chứng là gì?

Để biết hội chứng ruột kích thích nên uống gì, trước tiên bệnh nhân cần hiểu rõ về tình trạng này. Đây một dạng bệnh tiêu hoá phổ biến. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh đại tràng kích thích hay viêm đại tràng kích thích. Đặc biệt, qua kiểm tra nội soi, không phát hiện niêm mạc đại tràng có các tổn thương viêm, trợt, loét. Tuy nhiên, bệnh nhân lại phải chịu các triệu chứng khó chịu với mức độ nghiêm trọng:

  • Đau bụng dưới, cơn đau quặn dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.
  • Rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, chướng hơi.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón liên tục, một số trường hợp bị tiêu chảy xen kẽ với táo bón. 
  • Phân lúc rắn lúc nát và có thể kèm dịch nhầy.

Đặc biệt các triệu chứng sẽ nặng hơn khi bệnh nhân ăn no, khi căng thẳng hoặc khi ăn uống không kiêng khem. 

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện chưa được nghiên cứu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, tình trạng này có quan hệ mật thiết với vấn đề thần kinh và hoocmon bên trong cơ thể.

Hội chứng ruột kích thích chỉ gây triệu chứng, không gây tổn thương đại tràng

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì

Thuốc điều trị tiêu chảy 

Các thuốc trị tiêu chảy như Diarsed, Imodium, Questran cần sử dụng phối hợp thêm với thuốc bảo vệ niêm mạc ruột như Smecta, Actapulgite… Ngoài ra người bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn từ ăn uống có thể phải uống thêm kháng sinh và men vi sinh.

Thuốc điều trị tình trạng táo bón

Với những người bị hội chứng ruột kích thích thể táo bón, các bác sĩ sẽ cho uống sản phẩm bổ sung chất xơ. Ngoài ra sẽ phối hợp thêm các thuốc như:

  • Thuốc kích thích đại tiện như Picosulfat, Bisacodyl.
  • Thuốc điều trị táo bón giúp giữ nước, mềm phân như Magie Sulfat, Sorbitol, Lactulose…

Tuy nhiên không nên uống các thuốc điều trị táo bón kéo dài. Việc hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì, trong thời gian nào cần có chỉ định từ bác sĩ. 

Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc 5-HT4

Bên cạnh các thuốc trị tiêu chảy và táo bón nêu trên, người mắc hội chứng ruột kích thích còn có thêm lựa chọn mới là các thuốc 5-HT 4. Đây là một chất có khả năng dẫn chuyền thần kinh. Nhờ đó, nó các tác dụng rất tốt trong việc giảm triệu chứng rối loạn đại tiện, đầy hơi, chướng bụng ở người bị hội chứng ruột kích thích. Đây cũng là chất đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận điều trị trên bệnh nhân trưởng thành. Tuy nhiên, người bị triệu chứng nhẹ, hoặc chỉ có 1 triệu chứng không nên uống loại thuốc này.

Thuốc chống tình trạng co thắt, giảm đau và chướng bụng

Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống co thắt theo hướng cơ trơn. Chúng bao gồm các loại thuốc như Spasmaverine, Metropyl, Duspatalin… Ngoài ra bệnh nhân có thể được cho dùng Buscopan hoặc Atropin. Đây là các thuốc kháng Cholinergic.

Các thuốc điều trị trầm cảm

Trả lời cho câu hỏi bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì, bên cạnh các nhóm thuốc trên, nhóm thuốc trầm cảm cũng không thể vắng mặt. Hội chứng ruột kích thích nảy sinh từ những rối loạn lo âu, căng thẳng, stress. Do đó, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng phần nào giảm đi nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc này ức chế hoạt động của thần kinh tới đại tràng. Từ đó, nó làm giảm các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau, co thắt đại tràng…

Nên uống thuốc trầm cảm để giảm kích thích thần kinh đến đại tràng

Hội chứng ruột kích thích nên uống gì hằng ngày?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số loại nước uống cũng có tác dụng cải thiện hội chứng ruột kích thích.

Nước ép cà rốt tím tốt cho người hội chứng ruột kích thích

Cà rốt tím có chứa lượng vitamin dồi dào. Đặc biệt nó có rất nhiều hợp chất anthocyanins. Chất này giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương. Do đó, việc sử dụng nước ép cà rốt vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. 

Hội chứng ruột kích thích uống trà hoa cúc để dịu thần kinh

Hoa cúc khô giúp an thần, thư giãn. Loại thức uống này sẽ giúp người bệnh giảm bớt kích thích thần kinh tới đại tràng. Từ đó nó góp phần giảm sự co thắt và các cơn đau.

Trà hoa cúc giúp người mắc hội chứng ruột kích thích thư giãn, dễ ngủ, giảm đau

Uống trà gừng mật ong giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt

Gừng không chỉ giúp giảm đầy hơi, tăng tốc độ tháo rỗng đường tiêu hóa mà nó còn giúp giảm đau và giảm stress. Đây cũng là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống nước ép khoai lang để giảm táo bón

Những người mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón nên sử dụng nước ép khoai lang thường xuyên. Nó có tác dụng nhuận tràng và giải độc. Đây là mẹo trị táo bón đơn giản, ít tốn kém mà lại an toàn với cơ thể. Nhiều người chỉ cần uống nước ép khoai lang để chữa táo bón mà không cần dùng tới thuốc Tây.

Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy nên uống nước lá ổi

Người xưa để chữa tiêu chảy chỉ cần nhai 3-4 ngọn ổi non. Đây là loại lá chữa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như leucocyanidin, avicularin, beta-sitosterol… Đặc biệt các tinh dầu và chất tanin giúp tăng hấp thu nước ở niêm mạc ruột già. Điều này làm giảm tình trạng phân lỏng, phân nát và đi ngoài ở người mắc hội chứng ruột kích thích. Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy một nắm lá ổi đun nước uống trước khi ăn là đã có hiệu quả rất rõ rệt.

Ngoài các thức uống trên, để biết chi tiết hội chứng ruột kích thích nên uống gì bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị của mình. Sau quá trình thăm khám, xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ biết bạn cần bổ sung gì cho cơ thể. Để bệnh nhanh khỏi, bạn cũng cần quan tâm thêm tới chế độ ăn và sinh hoạt mỗi ngày. Đây cũng là biện pháp cải thiện bệnh vô cùng hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua hay không?

Sữa chua tốt cho hệ tiêu hoá nhưng liệu những người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua không? Thực tế, việc ăn được hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh của mỗi người. 

Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua không? 

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi với tên khác là viêm đại tràng co thắt. Bệnh lý này không gây bất kì tổn thương nào ở niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên nó lại khiến người bệnh phải chịu các triệu chứng phiền toái như:

  • Đau quặn thắt vùng bụng dưới hoặc theo khung đại tràng.
  • Tiêu chảy (hoặc/và) táo bón kéo dài.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Phân có chứa chất nhầy.

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, các yếu tố như thuốc, tâm trạng, căng thẳng thần kinh, chế độ ăn có thể làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn. 

Có tới 20% dân số bị mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có nên ăn sữa chua không?

Đối với sữa chua, đây là món ăn có chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột (probiotic). Việc tăng lợi khuẩn cho đại tràng giúp cân bằng hệ vi sinh và giúp vấn đề tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là sữa chua là một chế phẩm từ sữa. Tức là nó thuốc nhóm các thực phẩm cần tránh với người bị hội chứng ruột kích thích. Vậy tóm lại người bị mắc bệnh lý này có nên ăn sữa chua không?

Câu trả lời phụ thuộc vào từng tình trạng, từng mức độ bệnh. Ở mỗi người, hội chứng ruột kích thích lại có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. 

Nhiều bệnh nhân bị dị ứng với lactose – thành phần có rất nhiều trong sữa. Sữa khi vào dạ dày sẽ không được tiêu hoá mà trôi thẳng xuống đại tràng. Tại đây, các vi khuẩn có hại sẽ làm sữa lên men và sinh hơi. Đây là nguyên nhân làm gia tăng chứng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Do đó, với những trường hợp này, việc ăn sữa chua sẽ khiến hội chứng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng hơn. 

Trong khi đó, có những người bị nhẹ hoặc không dị ứng với lactose thì việc ăn sữa chua lại giúp giảm triệu chứng. Nhờ được bổ sung thêm lợi khuẩn, hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, từ đó tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài cũng được cải thiện.

Tốt nhất để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia khi đi khám. Hoặc bạn cũng có thể ăn thử và xem xét biểu hiện cơ thể. Nếu sau khi ăn, các triệu chứng đau, tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn thì tốt nhất hãy cho sữa chua vào “danh sách đen”.

Tuỳ từng tình trạng mà người bị ruột kích thích có thể ăn hoặc không nên ăn sữa chua

Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua như thế nào?

Như đã nói ở trên, không phải cứ bị hội chứng ruột kích thích là bạn sẽ phải kiêng ăn sữa chua. Ở nhiều người, sữa chua giúp các triệu chứng trở nên dễ chịu hơn. 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bị hội chứng ruột kích thích nên dùng sữa chua theo nguyên tắc sau:

  • Ăn một lượng vừa phải (1/2 tới 1 hộp)
  • Nếu trước đó trong bữa ăn bạn đã ăn nhiều chất béo thì không nên ăn thêm sữa chua. Sữa chua cũng chứa nhiều chất béo, có thể gây đầy bụng, tiêu hoá chậm.
  • Nên ăn các loại sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn. Tốt nhất chọn loại có trên 100 triệu CFU lợi khuẩn.
  • Nên ăn sữa chua vị tự nhiên, tránh ăn các loại chứa mứt hoa quả hoặc các loại trộn thêm các thành phần khác. Chúng có thể khiến triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trở nên trầm trọng hơn.
  • Nếu có thể hãy lựa chọn loại sữa chua tách béo hoặc ít béo. Ưu tiên sữa chua ít đường hoặc không đường. Đường là món “cấm” của người viêm đại tràng co thắt.
  • Nếu sau khi ăn thử, bạn thấy cơ thể phản ứng bình thường. Bạn có thể bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn khoảng 2-3 lần/tuần.

Ngoài sữa chua, người bị hội chứng ruột kích thích còn rất nhiều lựa chọn khác để bổ sung lợi khuẩn như trà kombucha, men vi sinh. Bạn cũng có thể uống thêm một số thực phẩm chức năng chứa probiotic để giúp đại tràng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Hội chứng ruột kích thích không ăn được sữa chua thì nên dùng sữa nào?

Rất nhiều người bị hội chứng ruột kích thích vẫn có nhu cầu dùng sữa. Họ muốn bữa ăn của mình đa dạng và nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, nếu nằm trong nhóm người không dung nạp lactose hoặc bị ruột kích thích nặng, hãy cân nhắc sử dụng các loại sữa khác.

Sữa hạt, sữa chua làm từ hạt là thực phẩm nên ăn với người bị hội chứng ruột kích thích

Lựa chọn hoàn hảo để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa an toàn với đại tràng là các loại sữa hạt. Bạn có thể thay đổi thực đơn với các món sữa ngô, sữa đậu nành, sữa hạt mắc ca… Hương vị của chúng cũng thơm ngon vô cùng. Ngoài ra người bệnh có thể lưu tâm nghiên cứu cách làm sữa chua chay. Chúng cũng bổ sung nhiều probiotic cho đại tràng mà không hề khiến hội chứng ruột kích thích gia tăng triệu chứng. 

Trên đây là các thông tin giải đáp cho thắc mắc “hội chứng ruột kích thích có nên ăn sữa chua không”. Hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để vượt qua căn bệnh khó chịu này.

Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích “một phát ăn ngay”

Để tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích, cần phối hợp giữa việc thay đổi chế độ ăn uống với việc điều trị. Đây là một quá trình dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì. 

Tại sao cần tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng kích thích (IBS) là tên gọi chung của tổ hợp các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Bệnh không gây ra bất kì tổn thương nào tới cơ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó lại vô cùng khó chịu và phiền toái. 

Bệnh nhân bị đau và co thắt dọc theo khung đại tràng. Kèm theo đó người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Ngoài ra, người bị hội chứng ruột kích thích bị chán ăn do đau bụng, đầy bụng kéo dài. Từ đó, lượng thức ăn nạp vào cơ thể ít hơn bình thường. Đây là những lý do khiến cân nặng của người mắc hội chứng ruột kích thích bị sụt giảm.

Nếu không có biện pháp xử lý, bệnh nhân sẽ bị gầy gò, ốm yếu, suy nhược cơ thể. Thậm chí một số trường hợp có thể suy giảm miễn dịch, dễ đau ốm và càng sụt cân hơn.

Sụt cân nghiêm trọng khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể

Nguyên tắc tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Để tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích, cần đảm bảo 3 nguyên tắc dưới đây:

  • Xử lý các triệu chứng bệnh bằng phác đồ điều trị chuyên biệt của bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, kiêng khem đúng mực.
  • Xây dựng lối sống khoa học, tăng cường vận động thể thao.

Hướng dẫn chế độ ăn tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Chế độ tăng cân cho người bị đại tràng kích thích cần có sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm sau:

  • Đạm, tinh bột, chất béo
  • Chất xơ
  • Khoáng chất & vitamin
  • Chất lỏng

Protein (Đạm)

Đối với đạm (protein), người bệnh cần ăn đủ 2g mỗi ngày. Chúng giúp cung cấp năng lượng và tăng cường cơ bắp cho cơ thể. Lượng cơ bắp tăng cũng giúp cân nặng cải thiện. Bạn có thể phối hợp với việc luyện tập cơ để tăng cân dễ hơn. 

Protein có rất nhiều trong ức gà, lòng trắng trứng, hải sản, thịt bò nạc sữa tách lactose. Ngoài ra bạn có thể bổ sung nguồn protein đến từ các loại hạt như đậu tương, lạc, vừng…

Ức gà giúp tăng cân nạc cho người bị hội chứng ruột kích thích

Chất béo (Fat)

Đối với chất béo, bạn nên ưu tiên dung nạp các chất béo không bão hòa. Chúng có nhiều trong dầu cá, dầu oliu, các loại cá biển, các loại hạt. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích một cách lành mạnh. 

Mỡ động vật là chất béo bão hòa, dễ gây béo phì và bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, chúng khiến triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Bạn nên ăn ít loại này.

Carbs (Tinh bột)

Để tăng cân khi bị ruột kích thích, bệnh nhân cần bổ sung lượng lớn các thực phẩm chứa carbohydrate (carbs). Chúng giúp giảm triệu chứng bệnh đồng thời cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng. Các thực phẩm carbs lành mạnh nên ăn bao gồm các loại rau, trái cây, thịt, cá, trứng, tinh bột…

Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm giàu carbohydrate nào cũng tốt. Một số thực phẩm thuộc nhóm carbs mà người bệnh nên ăn ít gồm có hành, tỏi, dưa hấu, mật ong, lúa mạch đen, nước ngọt có ga, hạt dẻ cười…

Vitamin và khoáng chất

Ngoài bổ sung đầy đủ 3 nhóm thực phẩm chính (protein, carbs, fat), người bị hội chứng ruột kích thích cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Chúng giúp đại tràng khỏe mạnh và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời vitamin và khoáng chất còn giúp các tế bào được tăng năng lượng. Nếu không đảm bảo có thể ăn đủ chất, bạn nên tính toán tới việc uống viên vitamin tổng hợp.

Chất xơ

Ở mức độ vừa phải, chất xơ giúp làm sạch đại tràng, hạn chế táo bón. Tuy nhiên nếu quá nhiều chất xơ, bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ tiêu chảy. Lời khuyên cho người bị hội chứng ruột kích thích, hãy ăn nhiều chất xơ khi táo bón và ăn ít khi tiêu chảy. 

Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau, yến mạch. Các loại củ và ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều chất xơ. Tuy nhiên đó là dạng chất xơ không hòa tan gây tăng co bóp đại tràng và tiêu chảy. Bạn nên hạn chế dung nạp loại này nếu muốn tăng cân khi bị hội chứng ruột kích thích.

Người bị hội chứng ruột kích thích muốn tăng cân cần hạn chế ăn chất xơ không tan

Chất lỏng

Việc uống nhiều nước không chỉ hỗ trợ tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích mà còn giúp cơ thể tăng đào thải. Khi bị tiêu chảy, uống đủ nước cũng giúp cơ thể không mệt mỏi và giảm nguy cơ trụy tim. Nhu cầu nước của mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên hãy đảm bảo bạn đã uống ít nhất 1.5 lít nước/ngày.

Bên cạnh nước, chất lỏng còn bổ sung từ súp, cháo. Đây là các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa. Chúng vừa cung cấp đủ nước vừa giúp giảm đau đại tràng hiệu quả. 

Các loại chất lỏng không nên dung nạp gồm có rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, nước ép nhiều đường, nước dừa…

Men vi sinh

Ngoài các chất cần thiết,bổ sung men vinh cũng giúp tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích. Chúng cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa. Việc gia tăng lợi khuẩn ở đại tràng giúp giảm tiêu chảy, táo bón hiệu quả mà không cần uống thuốc.

Tóm lại, để tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích cần có chế độ ăn đủ chất và lành mạnh. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh hiệu quả cũng sẽ là phương pháp lâu dài để hồi phục thể trạng, cân nặng.

Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì mới tốt

Thực phẩm là một trong những tác nhân có thể gây tăng hoặc giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Tùy theo từng triệu chứng gặp phải mà mỗi người bệnh sẽ cần áp dụng những chế độ ăn khác nhau. Vậy hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì, tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Chế độ ăn ảnh hưởng tới tình trạng ruột kích thích

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì – Những nguyên tắc cần nhớ

Thức ăn có vai trò rất quan trọng trong việc tăng tính nhạy cảm và làm thay đổi nhu động ruột trong hội chứng ruột kích thích. Các nhà khoa học nhận thấy rằng việc ăn các thức ăn chứa nhiều carbohydrate chuỗi ngắn (FODMAP) như lactose, fructose (ví dụ: táo, đậu, súp lơ) có thể làm khởi phát các triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân do FODMAP không được hấp thu tại ruột, trở thành các chất hòa tan, kéo nước qua thành ruột vào trong lòng ruột. Chúng  kích thích tăng nhạy cảm gây cảm giác đau bụng. Ngoài ra lượng nước dư thừa có thể làm co thắt cơ trơn thành ruột và gây ra tiêu chảy. Các FODMAP không được hấp thu sẽ được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa. Hệ quả là tạo ra khí và làm cho người bệnh cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi.

Chế độ ăn ít FODMAP rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Ngoài những lưu ý về các loại thức ăn chứa nhiều carbohydrate chuỗi ngắn, thì người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì còn phụ thuộc vào thể bệnh (táo bón/tiêu chảy/hỗn hợp/không xác định). Cụ thể:

  • Người hay bị táo bón nên ăn những thức ăn có nhiều nước và giàu chất xơ.
  • Người hay bị tiêu chảy thì lại nên cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường.

Top những loại thực phẩm mà người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn

  • Trứng: Trứng giàu protein, rất dễ tiêu hóa và là một lựa chọn lý tưởng cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể chế biến trứng bằng cách luộc chín, rán hoặc ốp la. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa trứng của mỗi người là khác nhau. Vì vậy trước khi lựa chọn thực phẩm này nằm trong chế độ ăn chính, bạn hãy bắt đầu với một lượng nhỏ vừa đủ và chia nhiều bữa.
  • Thịt nạc: Protein trong thịt nạc được tiêu hóa dễ dàng và các vi khuẩn đường ruột có thể phân hủy mà không lên men, không tạo ra khí. Một số loại thịt nạc mà người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn như thịt lợn, ức gà, thịt bò nạc…
  • Cá hồi và các loại cá khác giàu omega-3: Các loại thực phẩm này giúp chống viêm mạnh mẽ. Chúng rất phù hợp cho những người dễ mắc hoặc đang mắc nhiễm khuẩn đường ruột. Một số loại cá giàu omega – 3 có thể kể đến như cá trích, cá cơm, cá hồi, cá thu,… 
  • Thực phẩm ít FODMAP. Dưới đây là danh sách những loại trái cây, rau, quả hạch và hạt có hàm lượng FODMAP thấp:
  • Ớt chuông
  • Cà rốt
  • Ngô
  • Cà tím
  • Đậu xanh
  • Khoai tây và khoai lang
  • Cà chua
  • Quả bí
  • Xà lách
  • Củ cải
  • Rau mồng tơi
  • Trái bơ
  • Chuối
  • Việt quất
  • Dưa lưới
  • Quả nho
  • Quả kiwi
  • Quả dâu
  • Quả dứa
  • Hạt mắc ca

Top thực phẩm người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn

Người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì để không làm bùng phát và nặng hơn là câu hỏi cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là các nhóm thực phẩm người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn:

  • Trái cây chứa hàm lượng fructose cao như táo, lê, dưa hấu.
  • Đậu và các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cao carbohydrate, vì vậy hãy tránh xa loại thực phẩm này nếu không muốn bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa cafein như trà, cà phê, soda, sô cô la.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ chiên rán…
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và nước uống có gas, cồn.
Không nên sử dụng nhiều cà phê khi bị hội chứng ruột kích thích

Những lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Ngoài việc ghi nhớ hội chứng ruột kích thích nên ăn gì thì người bệnh cũng cần phải lưu ý những điểm sau trong chế độ ăn của mình:

  • Lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không có chất bảo quản.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (có thể chia thành 6 bữa) để hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn một lúc sẽ kích thích tính nhạy cảm và thay đổi như động ruột.
  • Nhai kỹ, ăn chậm để thức ăn được nghiền nát, dễ tiêu hóa, giảm tải hoạt động tại dạ dày – ruột.
  • Hãy cố gắng duy trì một chế độ cân bằng dinh dưỡng nhất có thể, ăn uống đúng bữa, không ăn muộn, không ăn xong rồi nằm luôn,…
  • Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài tập yoga, thiền để giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được dễ dàng và thuận lợi hơn, góp phần giảm thiểu các đợt bùng phát của bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp vấn đề “Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?”.Kết hợp một chế độ ăn khoa học cùng với liệu pháp tâm lý và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh đến 70%. Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống dễ dàng với căn tình trạng này mà không cần phải lạm dụng vào thuốc điều trị quá nhiều.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x