Skip to main content

Mất ngủ mệt mỏi, muốn ngủ nhưng không ngủ được – Đây là bài viết bạn cần đọc

Mất ngủ mệt mỏi, muốn ngủ mà ngủ không được là tình trạng nhiều người đang gặp phải. Đây có thể là một rối loạn thông thường chỉ diễn ra trong vài ngày. Tuy nhiên với nhiều người, mệt mỏi mất ngủ lại là bệnh lý mạn tính. Nếu không có biện pháp xử lý triệt để, biến chứng sẽ ập tới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

Mất ngủ mệt mỏi là bệnh gì? 

Nếu mất ngủ mệt mỏi chỉ mới xuất hiện, đây có thể chỉ là tình trạng rối loạn thông thường. Nó sẽ xảy ra nếu bạn ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc sử dụng nhiều rượu bia vào buổi tối. Tuy nhiên, nếu bạn mất ngủ người mệt mỏi đã lâu và kèm them theo các triệu chứng dưới đây thì hãy cẩn trọng.

Mệt mỏi không ngủ được có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Dấu hiệu mất ngủ mệt mỏi bệnh lý

  • Thỉnh thoảng xuất hiện 1-2 lần/tuần có thể là bệnh mất ngủ cấp tính.
  • Xuất hiện liên tục 3-4 lần/tuần và kéo dài trên 1 tháng là tình trạng mất ngủ mạn tính.
  • Người bệnh rất khó để ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm.
  • Ngủ nửa tỉnh nửa mê, chập chờn, giấc ngắn.
  • Dậy rất sớm dù chưa ngủ đủ giấc.
  • Ban ngày luôn thấy thiếu ngủ, uể oải, thiếu tập trung.
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, bực bội.
  • Trí nhớ suy giảm, cơ thể phản ứng chậm.

Mệt mỏi chán ăn mất ngủ thường đi kèm với nhau. Chúng gây ra tình trạng suy nhược cơ thể và căng thẳng thần kinh. Bệnh nhân không có đủ thời gian tái tạo năng lượng cơ thể nên dễ mắc bệnh hơn.

Khi tình trạng chỉ mới xảy ra dưới 4 tuần, bệnh nhân cần điều trị ngay. Đây là thời điểm thích hợp để trị bệnh triệt để. Một khi mất ngủ chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ rất khó chữa. Quan trọng nhất, bạn cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dứt điểm tình trạng từ gốc.

Các bệnh lý gây mất ngủ mệt mỏi

  • Bệnh xương khớp: Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn và lo lắng. Kéo theo đó thần kinh bị căng thẳng nên khó thả lỏng để đi vào giấc ngủ hoặc ngủ sâu giấc. Bệnh nhân có xu hướng ngủ không ngon, người mệt mỏi, thiếu ngủ, dễ thức giấc vì cơn đau.
  • Các bệnh về dị ứng: Người bị viêm mũi, viêm đường hô hấp sẽ gặp khó khăn khi ngủ. Khi bị thiếu oxy do nghẹt mũi, khó thở, cơ thể sẽ gặp tình trạng mệt mỏi muốn ngủ nhưng không ngủ được. 
  • Bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dày thực quản: Người mắc bệnh này thường ngủ rất nông. Họ dễ thức rất giữa đêm do các cơn đau, khó thở và trào ngược dịch acid. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh trào ngược sẽ nghiêm trọng hơn khi nằm xuống. Do đó, cứ về đêm là người bệnh lại mất ngủ, mệt mỏi.
  • Bệnh về tuyến giáp: Người mắc bệnh tuyến giáp thường xuyên gặp tình trạng muốn ngủ nhưng không ngủ được. Đó là bởi khả năng trao đổi chất của họ rất nhanh. Điều này khiến hệ thần kinh hưng phấn và không thể thư giãn để bước vào giấc ngủ. 
  • Bệnh tim mạch: Phần lớn người mắc bệnh tim sẽ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Nó làm gián đoạn giấc ngủ và gây ngủ nông. Khi thức dậy, người bệnh thấy mệt mỏi, uể oải. 
  • Rối loạn nội tiết: Tình trạng này hay xảy ra ở phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh. Đôi khi người bệnh bị mất ngủ nhưng không mệt mỏi.
  • Một số bệnh lý khác gây tình trạng muốn ngủ mà không ngủ được: Trầm cảm, rối loạn lo âu, thần kinh phân liệt…
Chứng ngưng thở khi ngủ (ngủ ngáy) gây tình trạng mệt mỏi, ngủ không sâu giấc

Đôi lúc, nguyên nhân gây mất ngủ người mệt mỏi không tới từ bệnh lý. Nó có thể do thói quen sinh hoạt của bạn thiếu khoa học hoặc bạn đang gặp vấn đề khó khăn gây lo lắng, stress. Nghiên cứu cũng cho thấy việc uống cà phê sau 16h00 cũng gây ra tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ.

Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị điện tử cũng gây mệt mỏi mất ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ điện thoại, laptop làm giảm tiết hormone ngủ của cơ thể. Hoặc nếu chế độ ăn thiếu chất béo cũng khiến bạn giảm các giác buồn ngủ vào ban đêm.

Mất ngủ mệt mỏi nguy hiểm như thế nào?

Dù là tình trạng mất ngủ mệt mỏi do nguyên nhân nào thì chúng đều gây ra những hệ lụy như:

  • Thiếu tỉnh táo, linh hoạt, thường xuyên có cảm giác thiếu ngủ, buồn ngủ, mắt lờ đờ.
  • Tinh thần kém minh mẫn, hay mắc lỗi hoặc hay quên khi làm việc hoặc sinh hoạt.
  • Giảm khả năng giữ thăng bằng, dễ ngã.
  • Tăng tốc độ lão hóa da và tóc.
  • Ảnh hưởng tâm lý, dễ bị trầm cảm và có suy nghĩ tiêu cực.
  • Mệt mỏi không ngủ được kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư và đột quỵ.

Cách điều trị mất ngủ mệt mỏi, mệt mỏi nhưng không ngủ được

Cách chữa mất ngủ người mệt mỏi không dùng thuốc

  • Thư giãn tinh thần trước 1 tiếng đi ngủ bằng các biện pháp như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền…
  • Dưỡng tâm an thần bằng các loại trà thảo mộc trị mất ngủ. Bạn có thể uống trà tâm sen, trà hoa tam thất, trà táo đỏ long nhãn…
  • Tạo không gian ngủ hợp lý: ánh sáng êm dịu, cách âm, thoáng mát, nhiệt độ vừa phải…
  • Không dùng laptop, điện thoại, máy tính bảng hoặc xem tivi trước khi đi ngủ 1 tiếng.
  • Sử dụng tinh dầu hoặc nến thơm có mùi nhẹ nhàng để xua tan cảm giác mệt mỏi, muốn ngủ mà không ngủ được.
  • Ngâm chân với nước ấm hoặc thực hiện massage đầu để ngủ ngon và sâu giấc hơn. 
Ngâm chân giúp xua tan tình trạng mệt mỏi mất ngủ

Cách chữa mất ngủ mệt mỏi không ngủ được bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc (kê đơn hoặc không kê đơn) đều phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn không được tự ý mua thuốc về uống. Lạm dụng thuốc ngủ có thể khiến bệnh khó chữa và gia tăng tình trạng mệt mỏi không ngủ được. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị phụ thuộc, chỉ có thể ngủ khi uống thuốc.

Một số loại thuốc mất ngủ thông dụng hiện nay gồm có phenobarbital (Gardenal), Valium, Rivotril, pentobarbital (Nembutal)…

Mất ngủ mệt mỏi hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc thay đổi lối sống, chế độ ăn. Chỉ khi các biện pháp này không đạt hiệu quả, bạn mới nên tìm tới sự giúp đỡ của thuốc. Ngoài ra, hiện tại thị trường có nhiều loại thuốc ngủ được bào chế từ thảo dược. Chúng có được tính nhẹ hơn thuốc tây nhưng sẽ ít gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Bạn có thể tham khảo để loại bỏ tình trạng muốn ngủ nhưng không ngủ được của mình.

Mất ngủ mãn tính là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Giấc ngủ luôn được xem là “liều thuốc bổ” cho sự hồi phục và nghỉ ngơi của cơ thể. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy khoảng 10% – 15% dân số toàn cầu bị mắc chứng mất ngủ mãn tính. Bài viết sẽ cung cấp cho người đọc thông tin chi tiết về căn bệnh này. 

Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính là tình trạng không thể ngủ đủ thời gian cần thiết trong ít nhất 3 đêm mỗi tuần liên tục trong 3 tháng liên tiếp. Đây là một vấn đề thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Người bệnh thường trải qua các triệu chứng như:

  • Khó vào giấc hoặc duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng và không thể tiếp tục giấc ngủ.
  • Giấc ngủ không đủ sâu, thường xuyên bị đánh thức bởi tiếng ồn, ánh sáng hoặc cơn đau.
  • Mất ngủ kéo dài gây ra sự kiệt sức, mệt mỏi, căng thẳng. 
Mất ngủ trong thời gian dài gây mệt mỏi

Phân biệt mất ngủ mãn tính với các dạng mất ngủ khác

Để phân biệt mất ngủ mãn tính với các dạng mất ngủ khác, có thể xem xét các yếu tố sau:

  • Thời gian: Bệnh này kéo dài ít nhất 3 tháng, trong khi các dạng mất ngủ khác thường là tạm thời và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
  • Tần suất: Xảy ra ít nhất 3 đêm mỗi tuần, trong khi các dạng mất ngủ khác có thể xảy chỉ xảy ra trong những ngày gặp các sự kiện căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất, làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Trong khi đó, các dạng mất ngủ khác thường không ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Cách dễ nhất để phân biệt bệnh này với các chứng mất ngủ thông thường khác là dựa vào thời gian bị bệnh. Nếu trong một thời gian dài bạn không thể ngủ được hoặc ngủ không ngon thì nên tìm đến các chuyên gia để được điều trị kịp thời.

Người bị mất ngủ mãn tính sẽ có thời gian mắc bệnh trên 3 tháng

Nguyên nhân gây ra mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra chứng mất ngủ lâu năm ở nhiều người:

  • Bệnh tâm lý: Các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần phân liệt và rối loạn ác mộng có thể gây ra mất ngủ. 
  • Thuốc: Có nhiều loại thuốc gây ra mất ngủ, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm mỡ máu v.v.
  • Tác nhân gây căng thẳng: Các tác nhân gây căng thẳng như áp lực công việc, học tập, áp lực gia đình, xã hội, tình yêu, mối quan hệ vợ chồng, sự lo lắng, stress, nỗi lo…
  • Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như cafein có thể giúp bạn tỉnh táo để làm việc nhưng nó lại ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn. Không ngủ đủ giấc cộng thêm việc căng thẳng khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi nhưng lại không ngủ được.
  • Môi trường: Môi trường sống không thuận lợi, giường ngủ không thoải mái cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra mất ngủ trong thời gian dài.
  • Thói quen: Các thói quen xấu có thể kể đến như thức khuya, thức dậy muộn, ăn uống không lành mạnh… 

Để điều trị mất ngủ mãn tính, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để đưa ra phương pháp chữa trị hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất ngủ

Mất ngủ mãn tính có chữa được không?

Bệnh này hoàn toàn có thể điều trị. Tùy theo sức khỏe từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

3.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là cách chữa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn nên giảm thiểu hoặc loại bỏ các thói quen xấu như thức khuya, uống cà phê và rượu, hút thuốc lá, ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động thể lực, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tuân thủ giờ đi ngủ đều đặn.

3.2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị mất ngủ bằng thuốc là phương pháp thứ hai được sử dụng nhiều nhất sau thay đổi lối sống. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị mất ngủ lâu ngày là thuốc an thần có chứa hoặc không chứa benzodiazepin. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc an thần cần được theo sát và chỉ dùng trong thời gian ngắn để tránh gây ra các tác dụng phụ.

3.3. Các phương pháp thay thế

Ngoài hai phương pháp trên, còn nhiều phương pháp điều trị mất ngủ khác như liệu pháp ánh sáng, liệu pháp âm nhạc… Bạn cũng có thể áp dụng các kỹ năng thư giãn, kỹ thuật giảm căng thẳng, điều trị tâm lý học hoặc thực hiện các giải pháp châm cứu, bấm huyệt, sử dụng thuốc đông y… Chúng đều mang lại hiệu quả nhất định cho người bị mất ngủ mãn tính. 

Lưu ý, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về từng phương pháp và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng. Điều này nhằm tránh việc áp dụng cách chữa không phù hợp khiến bệnh tình thêm trầm trọng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về mất ngủ mãn tính mà bạn có thể tham khảo. Hãy chủ động phòng tránh bệnh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bản thân. 

Mệt nhưng không ngủ được? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này hiệu quả nhất

Mệt nhưng không ngủ được là tình trạng xảy ra ở rất nhiều người. Đặc biệt là những người mắc các bệnh về tâm lý. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây nên bệnh lý này và các phương pháp điều trị hiệu quả. 

Tại sao mệt nhưng không ngủ được?

Nếu bạn tiếp tục gặp khó khăn trong việc ngủ, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để được tư vấn cụ thể hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc nằm mãi không ngủ được vì mệt, bao gồm:

1.1. Stress và lo âu

Khi bạn lo lắng, đau đầu hoặc bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone stress như cortisol và adrenaline. Những hormone này kích thích hệ thống thần kinh của bạn, làm tăng nhịp tim và huyết áp. Từ đó chúng khiến cho bạn cảm thấy hồi hộp và khó ngủ.

Ngoài ra, lo âu và stress cũng làm cho tâm trí của bạn không thể nghỉ ngơi được. Bạn có thể suy nghĩ quá nhiều, lo lắng về những việc trong cuộc sống, từ đó gây ra sự gián đoạn giấc ngủ.

1.2. Rối loạn giấc ngủ

Các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, chóng mặt, giấc ngủ ngắn, giấc ngủ không sâu và giấc ngủ lắc đầu có thể gây ra khó khăn trong việc ngủ. Điều trị rối loạn giấc ngủ sớm có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình và tăng cường sức khỏe tổng thể. Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân chính của trạng thái mệt nhưng không ngủ được ở nhiều người.

Rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi

1.3. Sử dụng chất kích thích

Caffeine là một trong những chất kích thích phổ biến nhất được tìm thấy trong cà phê, trà, nước ngọt có gas và chocolate. Caffeine có thể tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, nhưng nó cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn và gây khó ngủ nếu bạn sử dụng quá nhiều.

Ngược lại, Alcohol có thể làm bạn buồn ngủ, nhưng nó cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Sau khi uống, bạn có thể ngủ nhanh hơn, nhưng bạn sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm và có thể bị gián đoạn giấc ngủ.

1.4. Môi trường ngủ không tốt

Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và sâu hơn. Bạn nên thiết kế phòng ngủ bằng các vật liệu cách âm để tránh tiếng ồn không mong muốn từ bên ngoài.

1.5. Bệnh tật và thuốc

Một số bệnh tật và thuốc cũng có thể gây ra khó khăn trong việc ngủ. Các bệnh lý như đau, viêm, lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm lý và tiểu đường khiến bạn mệt nhưng không ngủ được.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ

Các giải pháp khắc phục chứng nằm mãi không ngủ được vì mệt?

Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể áp dụng để thư giãn và ngủ ngon hơn:

2.1. Tập thể dục

Tập luyện thể thao đều đặn giúp bạn giảm stress và mệt mỏi. 

  • Tập thể dục vào buổi sáng hoặc trưa: Tập thể dục vào buổi tối có thể làm tăng mức độ kích thích và suy giảm khả năng ngủ. Thay vào đó, hãy tập thể dục vào buổi sáng hoặc trưa để giúp tăng cường năng lượng và sẵn sàng cho một ngày làm việc mới. Bạn nên duy trì thói quen này hằng ngày để tạo nên lối sống khoa học, lành mạnh giúp đẩy lùi tình trạng mất ngủ, mệt mỏi.
  • Tránh thức khuya: Tập thói quen đi ngủ vào một giờ cố định để xây dựng nhịp sinh học cho cơ thể. Tránh việc thức quá khuya sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Điều này cũng làm gia tăng tình trạng mệt nhưng không ngủ được. 

2.2. Tắt thiết bị điện tử

Các thiết bị như điện thoại, máy tính, tivi, máy tính bảng, đèn chiếu sáng và các thiết bị khác có thể gây ra tác động tiêu cực đến giấc ngủ của chúng ta. Ánh sáng màu xanh của các thiết bị này có thể làm cho bạn mệt nhưng không ngủ được. Tắt các thiết bị này có thể giúp giảm sự phân tán và kích thích, tạo ra một môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái.

Tắt các thiết bị điện tử giúp bạn ngủ ngon hơn

2.3. Tập thở và yoga

Tập thở có thể giúp giảm căng thẳng, cân bằng hệ thần kinh, từ đó giúp bạn thư giãn và tăng cường khả năng ngủ. Các kỹ thuật thở sâu như thở 5 giây vào, giữ hơi 5 giây và thở ra trong 5 giây được gọi là “thở tự nhiên” hoặc “thở tĩnh tâm”. Cách này có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài việc tập thở, yoga cũng là một hình thức tập luyện giúp cải thiện tâm lý và thể chất. Các tư thế yoga và các kỹ thuật thở có thể giúp giảm căng thẳng, giảm bớt sự lo âu, đồng thời tạo ra một trạng thái thư giãn cho cơ thể và tâm trí. Thực hiện các tư thế này không chỉ giúp bạn có một giấc ngủ ngon mà còn giúp bạn duy trì vóc dáng hoàn hảo cho bản thân.

2.4. Sử dụng giường và đồ dùng ngủ tốt

Sử dụng giường và đồ dùng ngủ chất lượng để giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ ngủ hơn. Đảm bảo rằng giường của bạn đủ rộng và thoải mái. Hơn nữa, đồ dùng ngủ của bạn nên đủ ấm áp và mang lại cảm giác dễ chịu cho cơ thể.

Nếu bạn gặp tình trạng mệt nhưng không ngủ được, hãy thử tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và cố gắng giải quyết tình trạng đó. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, bạn có thể cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để được tư vấn cụ thể hơn.

Mất ngủ khó thở: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mất ngủ khó thở là một tín hiệu cảnh báo bạn có khả năng mắc những căn bệnh nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh, cách phòng tránh ra sao. Hãy cùng bài viết đi tìm hiểu thêm nhé!

Mất ngủ khó thở là bệnh gì? 

Mất ngủ là tình trạng phổ biến và rất khó có thể điều trị nếu không tìm ra được nguyên nhân. Mất ngủ có 2 loại là mất ngủ tiên phát và mất ngủ thứ phát. Mất ngủ tiên phát là mất ngủ mà không rõ lý do, không có triệu chứng đi kèm. Còn mất ngủ thứ phát là do các bệnh lý gây ra như lo âu, căng thẳng…

Mất ngủ khó thở rất có thể là chứng mất ngủ thứ phát. Những trường hợp này được coi như là nghiêm trọng bởi khi đó người bệnh mắc một số bệnh lý như:

  • Bệnh về phổi: Viêm phổi cấp tính, tắc nghẽn mãn tính
  • Bệnh Viêm đường hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản…
  • Bệnh tim mạch: điển hình là suy tim
  • Bệnh thần kinh: rối loạn tâm thần, trầm cảm

Do đó, người bệnh không nên chủ quản khi mắc mất ngủ khó thở mà cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và đưa ra phương án điều trị nhanh chóng. 

Mất ngủ khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm 

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở mất ngủ 

Nguyên nhân chính gây ra mất ngủ khó thở là các bệnh lý mãn tính. Một số bệnh cụ thể như sau:

Bệnh viêm đường hô hấp

Đa số các bệnh liên quan đến đường hô hấp đều khiến người bệnh bị viêm và khó khăn trong việc hít thở. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại vi khuẩn và lượng dịch hô hấp lớn có thể sẽ gây tình trạng mất ngủ và khó thở cho người bệnh. 

Ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng thường biểu hiện đơn giản. Nhưng nếu không can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và các bệnh lý nguy hiểm khác. 

Bệnh tâm thần hoảng loạn

Bệnh này khiến người mắc bệnh trở nên lo lắng, suy nghĩ nhiều và hoảng loạn. Từ đó, gây ra đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, mê man. Nếu để lâu, có thể dẫn đến chứng rối loạn tâm thần hay trầm cảm. Khi đó, bệnh sẽ rất khó chữa. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 

Các trường hợp thường mất ngủ khó thở đều có khả năng cao mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Khi đó, các khoang khí trong phổi khó lưu thông khiến người bệnh khó thở. Bất cứ lúc nào, cơn tắc nghẽn phổi có thể xảy ra kể cả ngủ say. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, người bệnh luôn phải chuẩn bị thuốc bên mình. 

Bệnh ngưng thở khi ngủ

Tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh, khiến họ ngủ không sâu, khó ngủ và mất ngủ. Đồng thời, dẫn đến các vấn đề làm suy giảm sức khỏe. Các đối tượng mắc bệnh lý này thường là những người béo phì.

Theo nghiên cứu, nếu như bệnh này diễn ra thường xuyên sẽ khiến người khỏe mạnh cũng mắc những căn bệnh như xuất huyết não, tai biến, đột quỵ…

Cần làm gì để phòng tránh mất ngủ khó thở 

Mất ngủ khó thở rất dễ xảy ra với những người có sức khỏe yếu và người già. Chính vì thế, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

Luôn cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi để cân bằng sức khỏe 

Người bệnh nên dành nhiều thời gian thư giãn, hạn chế áp lực và căng thẳng. Trước khi đi ngủ, bệnh nhân có thể nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực diễn ra trong ngày. Bên cạnh đó, cũng có thể xây dựng thói quen đọc sách và nghe nhạc. 

Các suy nghĩ tiêu cực, lo lắng hay sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi bạn có thời gian nghỉ ngơi, hãy tận hưởng nó một cách tích cực. Thực hiện các hoạt động giảm stress như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, tập yoga hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động giải trí nào mà bạn thích.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Thay vì sử dụng chất béo động vật, người bệnh có thể sử dụng các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Nhằm hạn chế CO2 trong máu, bệnh nhân nên sử dụng các dầu từ đậu nành, dầu hướng dương… 

Bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau cho cơ thể 

Đa dạng hóa thực phẩm bao gồm một loạt các nguồn thực phẩm để đảm bảo bạn nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein như cá, thịt, gia cầm, đậu hạt và sản phẩm sữa.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau củ vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhằm cải thiện sức đề kháng của cơ thể. 

Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục

Việc duy trì luyện tập thể dục thể thao sẽ giảm thiểu tình trạng mất ngủ khó thở, đau đầu. Không chỉ vây, tập thể dục còn giúp gia tăng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo một vài bài tập yoga, ngồi thiền. Những bài tập này có tác dụng đả thông kinh mạch, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục nâng cao sức đề kháng cho người bệnh 

Mất ngủ khó thở đều liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu khi nhận thấy các dấu hiệu, người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Những lưu ý khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não cho người mất ngủ

Hoạt huyết dưỡng não được chỉ định cho những người bị thiểu năng tuần hoàn máu não, thường xuyên hoa mắt, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt,… Vậy khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não cho người mất ngủ cần lưu ý những điều gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Mất ngủ là gì? Những nguyên nhân gây mất ngủ?

Trước khi phân tích việc sử dụng hoạt huyết dưỡng não chữa mất ngủ, chúng ta cùng khái quát lại một số thông tin về căn bệnh này.

Mất ngủ là tình trạng bệnh nhân gặp các triệu chứng khó ngủ, dễ tỉnh giấc. Khi ngủ dậy, bệnh nhân thấy mệt mỏi, uể oải, lúc nào cũng trong trạng thái mơ màng,… Mất ngủ có thể gây gây suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, tăng lão hóa và thậm chí có thể gây đột quỵ nếu không được điều trị sớm. 

Mất ngủ kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm

Mất ngủ chủ yếu do những nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Cùng với sự lão hóa của cơ thể, chức năng của các tế bào thần kinh cũng bị suy giảm, lượng hormone serotonin tiết ra ít hơn, cơ thể không được thư giãn và khó vào giấc.
  • Chế độ ăn: Ăn quá no vào mỗi tối hoặc sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động liên tục về đêm, bụng ì ạch khó tiêu.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích: Cafein, trà xanh, rượu, bia,… có thể gây mất ngủ.
  • Bệnh lý: Các bệnh về hô hấp gây khó thở, ho,… Các bệnh về xương khớp gây đau đớn, đặc biệt là người bị thoái hóa cột sống cổ có thể gây chèn ép động mạch máu lên não. Các bệnh lý về tim mạch, thiểu năng tuần hoàn máu não,… Triệu chứng từ các căn bệnh này khiến bệnh nhân khó ngủ, thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon…
  • Stress: Căng thẳng kéo dài khiến tâm lý không ổn định.
  • Môi trường ngủ không lý tưởng: phòng bức bí, thừa/thiếu ánh sáng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ mà việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Dùng hoạt huyết dưỡng não cho người mất ngủ có hiệu quả không?

Dùng hoạt huyết dưỡng não chữa mất ngủ có nhiều điểm lưu ý

Một trong những nguyên chính gây mất ngủ là do bệnh lý thiểu năng tuần hoàn máu não. Não chỉ chiếm 2% trọng lượng nhưng lại cần cung cấp  20% lượng máu của toàn cơ thể. Thiểu năng tuần hoàn máu não là tình trạng lượng máu lên não không đủ để cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh tại đây. Từ đó, bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng của não. 

Hoạt huyết dưỡng não có tác dụng lưu thông tuần hoàn khí huyết, tăng cường đẩy máu lên não, tăng đào thải các gốc tự do ra ngoài cơ thể, giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, huyết khối. Từ đó, sản phẩm này giúp phục hồi dần sức khỏe của các tế bào thần kinh, người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ vào giấc và ngủ sâu hơn.

Hoạt huyết dưỡng não cho người mất ngủ có an toàn không?

Các thuốc hoạt huyết dưỡng não trên thị trường hiện nay đa phần đều có nguồn gốc từ thảo dược, vì vậy mang lại độ an toàn cao cho người dùng. Chỉ một số trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc thuộc các nhóm đối tượng đặc biệt thì mới không được dùng hoạt huyết dưỡng não.

Những ai không nên dùng hoạt huyết dưỡng não chữa mất ngủ?

Những trường sau không nên uống hoạt huyết dưỡng não để chữa mất ngủ:

  • Những người có tiền sử về rối loạn máu. 
  • Người đang trong chu kỳ kinh nguyệt bị rong kinh. 
  • Người đang bị xuất huyết, nhồi máu cơ tim cấp. 
  • Người chuẩn bị phẫu thuật

Nên uống hoạt huyết dưỡng não cho người mất ngủ vào lúc nào là tốt nhất?

Tùy vào thành phần của từng loại hoạt huyết, cũng như đối tượng sử dụng mà nhà sản xuất sẽ khuyến cáo nên sử dụng trước/trong/sau bữa ăn là tốt nhất. Đa số các dòng sản phẩm hoạt huyết dưỡng não trên thị trường Việt Nam thường hướng dẫn thời điểm sử dụng sau bữa ăn. Bởi lúc này lượng acid trong dạ dày đã bị tiêu hao đi nhiều trong quá trình nhào trộn thức ăn. Nó sẽ giảm khả năng tác động đến thuốc. 

Nên uống hoạt huyết dưỡng não sau bữa ăn

Hoạt huyết dưỡng não giúp cho hệ thần kinh của chúng ta được thư giãn hơn nên đối với một số người sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn sau khi uống thuốc này. Đối với những tài xế, người làm việc trong giờ hành chính cần sự tỉnh táo cao độ có thể cân nhắc chỉ sử dụng hoạt huyết dưỡng não vào ban đêm.

Sử dụng hoạt huyết dưỡng não trước khi ngủ không phải là không tốt, tuy nhiên nó không được xem là cách dùng tốt nhất đối với những sản phẩm này. Đặc biệt, một số bệnh nhân bị rối loạn tiểu đêm, huyết áp cao thì tuyệt đối không sử dụng hoạt huyết dưỡng não trước khi ngủ.

Những phương pháp giúp cải thiện mất ngủ

Ngoài việc sử dụng thuốc hoạt huyết dưỡng não chữa mất ngủ, người bệnh cần lưu ý thêm một số các vấn đề sau để giấc ngủ được trọn vẹn:

  • Đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, dễ chịu, không bức bí và tránh gió lùa trực tiếp vào giường.
  • Hạn chế uống trà, cà phê và các thực phẩm chứa chất kích thích.
  • Ngâm chân trong nước ấm hoặc tắm nước ấm vào buổi tối để cơ thể được thư giãn tốt nhất.
  • Hạn chế xem điện thoại, tivi trước khi đi ngủ.
  • Không nên để cơ thể bị căng thẳng kéo dài. Thư giãn đầu óc và nghỉ ngơi hợp lý là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên một giấc ngủ ngon.
  • Dành thời gian tập thể dục, yoga giúp nâng cao sức khỏe và tâm lý mỗi ngày.

Cuối cùng, trước khi sử dụng thuốc hoạt huyết dưỡng não chữa mất ngủ, bạn hãy lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để đảm bảo dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian quy định để đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời an toàn cho cơ thể.

Đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ: Nguyên nhân và thuốc điều trị cụ thể

Trước nhịp sống hiện đại ngày nay, đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bị rất nhiều. Tình trạng này vừa ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, chất lượng sống vừa làm tổn hại đến sức khỏe. Vậy đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ là do đâu và làm sao để điều trị dứt điểm?

Đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh

Vì sao đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ?

Mất ngủ là tình trạng ngủ không đủ giấc, khó vào giấc, hay bị tỉnh dậy vào ban đêm, dễ bị giật mình,… Mất ngủ thường kèm theo đau đầu, chủ yếu là đau nửa đầu, đau sau gáy hoặc đau nhặng lên từng cơn. 

Có một sự thật hiển nhiên là sau một giấc ngủ ngon trọn vẹn, chúng ta thức dậy với một cơ thể và tinh thần thoải mái, dồi dào năng lượng. Tuy nhiên ở những người bị đau đầu mất ngủ, điều này lại hoàn toàn khác. Họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, chóng mặt, buồn ngủ và ngủ gật nhiều vào ban ngày. 

Mất ngủ đau đầu nếu chỉ xảy ra một vài ngày do các yếu tố khách quan thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu diễn ra trong thời gian dài, hàng tuần hàng tháng sẽ là tín hiệu báo động các bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần phải đến cơ thể y tế để kiểm tra và khắc phục. Một trong những hệ quả của đau đầu mất ngủ đó là gây suy giảm trí nhớ – tín hiệu của một hệ thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ.

Đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ do những nguyên nhân nào?

Nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ giảm trí có thể liên quan tới mạch máu

Các nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ được chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Các nguyên nhân liên quan đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi

+ Ăn uống không đủ chất, không cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn gây thiếu hụt các khoáng chất cần thiết cho giấc ngủ như Magie, Vitamin B1,B6,B12, Natri,…

+ Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như trà xanh, thuốc lá, cà phê trước khi đi ngủ.

+ Sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… trước khi đi ngủ.

Nhóm 2: Các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý

+ Thiểu năng tuần hoàn máu não: Mất ngủ đau đầu suy giảm trí nhớ chủ yếu là do bệnh lý này. Não không được cung cấp máu đầy đủ. Từ đó cơ thể không cung cấp đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh phục hồi lại sau một ngày làm việc vất vả. 

+ Bệnh Alzheimer: Là bệnh lý đặc trưng bởi sự mất dần các tế bào thần kinh trong não. Mất ngủ đau đầu suy giảm trí nhớ là một trong những triệu chứng của bệnh lý này.

+ Thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép động mạch máu não, không chỉ gây mất ngủ đau đầu mà thậm chí có thể gây đột quỵ nếu chèn ép quá sâu vào động mạch.

Ngoài ra, các bệnh lý khác gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh cũng khiến cho họ khó vào giấc ngủ, ngủ chập chờn,…

Cách điều trị đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ là gì mà người bệnh sẽ cần áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường bệnh nhân cần kết hợp trị liệu bằng thuốc cùng với việc thay đổi các thói quen “vệ sinh giấc ngủ” để đạt được hiệu quả cao nhất.

Các thuốc điều trị đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ

Có nhiều loại thuốc giúp điều trị hiệu quả tình trạng mất ngủ giảm trí nhớ

Các loại thuốc này giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn chủ yếu là do cơ chế ức chế thần kinh trung ương. Tuy nhiên, thuốc ngủ phải được sử dụng khi có hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ. Nếu dùng không đúng liều lượng có thể gây “nghiện thuốc” và gặp các tác dụng phụ không mong muốn kéo dài. Một số loại thuốc ngủ phổ biến như:

Zolpidem: Tác dụng an thần rất mạnh, chỉ áp dụng cho trường hợp bị mất ngủ trong thời gian ngắn hạn như bị stress hoặc đi du lịch bị lạ chỗ ngủ.

Eszopiclone: Giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh hơn, làm dịu não bộ, giúp người bệnh ngủ ngon trong vòng từ 7-8h. Chỉ sử dụng trong thời gian khoảng từ 1-2 tuần, không dùng kéo dài và không dùng trước những giấc ngủ ngắn.

Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng một số thuốc hỗ trợ giảm đau đầu, hỗ trợ hoạt huyết. 

Các thuốc điều trị đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ cần được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua về dùng để tránh các hậu quả nghiêm trọng. 

Thói quen “vệ sinh giấc ngủ”

Người mất ngủ nên tránh sử dụng điện thoại vào đêm muộn

Để giúp cơ thể dễ dàng đạt được trạng thái buồn ngủ như mong đợi, bạn cần phải chú ý thay đổi theo những thói quen sau trước khi đi ngủ:

+ Không ăn quá no, không ăn những thức ăn gây đầy bụng và buổi tối (đồ chiên rán, món quá cứng…).

+ Nên kết thúc bữa ăn ít nhất 2h trước khi đi ngủ.

+ Bỏ thói quen dùng điện thoại, xem tivi, chơi game trước khi đi ngủ 30 phút.

+ Uống một cốc nước ấm, tốt nhất là sữa ấm hoặc trà ấm. Lưu ý cần chọn những loại trà có tác dụng dưỡng tâm an thần như trà hoa cúc, trà tâm sen, trà đông trùng hạ thảo.

+ Vệ sinh không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng khí, ánh sáng vừa đủ để tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ nếu diễn ra liên tục sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng này, tốt nhất hãy dành thời gian để đi thăm khám và có kế hoạch điều trị đúng – đủ – kịp thời. Bạn tránh tự ý sử dụng thuốc mà chưa rõ căn nguyên gây bệnh. Điều này có thể khiến tình trạng đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ thêm trầm trọng hơn.

Mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Làm sao để điều trị triệt để?

Mất ngủ đi kèm tình trạng sụt cân khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn gây tâm lý không tốt cho người bệnh. Vậy mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng mất ngủ gây sụt cân? Tất cả sẽ được làm ở nội dung phía dưới. 

Mất ngủ có giảm cân không?

Như thế nào là mất ngủ?

Mất ngủ là bệnh lý thường gặp nhất trong số các bệnh về thần kinh. Đây là  một dạng rối loạn giấc ngủ  gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Để nhận biết một người có bị mất ngủ hay không ta có thể dựa trên các triệu chứng sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Giấc ngủ ngắn, chập chờn, mơ hồ, dễ tỉnh.
  • Thức dậy quá sớm và khó ngủ lại.
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi vào sáng hôm sau.
  • Hay buồn ngủ vào ban ngày hoặc luôn có cảm giác thiếu ngủ.
  • Dễ nổi cáu, hồi hộp, lo lắng, trí nhớ suy giảm.
  • Khó tập trung, làm việc hay mắc lỗi, phản ứng chậm.
Mất ngủ có thể gặp ở mọi độ tuổi

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Giấc ngủ là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Đó là lý do khi bị mệt, chúng ta có xu hướng ngủ lâu hơn để hồi phục cơ thể. Một người bình thường cần ngủ đủ 7-8 tiếng. Tuy nhiên, ở người bị mất ngủ, thời gian này bị rút ngắn hoặc giảm chất lượng. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, nó sẽ bị suy nhược và phản ứng lại bằng các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn, giảm trao đổi chất. Như vậy, mất ngủ gây sụt cân là điều tất yếu. 

Nếu tình trạng mất ngủ giảm cân diễn ra thường xuyên, bệnh nhân sẽ đứng trước 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Sau một thời gian sụt cân, bệnh nhân lại tăng cân đột ngột. Đó là do cơ thể tiết ra nhiều hormon gây ảo giác đói và tăng nhu cầu hấp thu.
  • Trường hợp 2: Người bệnh kiệt sức, suy nhược nặng vì mất ngủ và sụt cân kéo dài. Điều đó trở thành tiền để dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, thiếu máu, alzheimer…

Mất ngủ sụt cân là bệnh gì?

Mặc dù mất ngủ gây sụt cân thường xảy ra. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì đây cũng có thể là cảnh báo của cơ thể về các bệnh lý nguy hiểm. 

Mất ngủ và giảm cân – Bệnh đái tháo đường

Triệu chứng phổ biến ở người đái tháo đường là mệt mỏi, sụt cân mất ngủ. Ngay cả khi bệnh nhân đã thay đổi thói quen ăn uống thì các triệu chứng này vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân đến từ sự tăng glucose và rối loạn chuyển hóa. Điều này gây tổn thương các cơ quan như tim, thận và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. 

Giảm cân mất ngủ – Bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày

Các cơn trào ngược, ợ nóng, đau thượng vị từ hai căn bệnh trên gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Hơn nữa, triệu chứng của chúng còn thường trở nặng về đêm. Người mắc bệnh dạ dày và trào ngược cũng bị chán ăn, giảm trao đổi chất. Tất cả đều là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ và sụt cân. 

Trào ngược và đau dạ dày về đêm gây mất ngủ sụt cân

Mất ngủ sụt cân là bệnh cường giáp

Đây là bệnh lý phổ biến ở đối trung niên. Ngoài tình trạng mất ngủ giảm cân, bệnh nhân còn có triệu chứng mệt mỏi, tim đập nhanh, hay hồi hộp…

Sụt cân mất ngủ – Bệnh nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm kí sinh trùng, ho lao, viêm dạ dày Hp… làm suy giảm hệ miễn dịch. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ hoặc mất ngủ cả đêm. 

Bệnh thận gây mất ngủ giảm cân

Triệu chứng của bệnh thân bao gồm sụt cân, mất ngủ, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Cần hết sức thận trọng vì các bệnh về thận thường là bệnh mạn tính và khó điều trị dứt điểm. 

Mất ngủ sụt cân là bệnh phổi

Ngoài các triệu chứng điển hình như tức ngực, khó thở, người bị bệnh phổi còn thường xuyên mất ngủ. Bên cạnh đó bệnh nhân bị chán ăn, kiệt sức, suy nhược cơ thể. Từ đó, tình trạng sụt cân cũng tất yếu xảy ra. 

Giảm cân đột ngột kèm mất ngủ – Biểu hiện ung thư

Sụt cân đột ngột kèm theo mất ngủ là biểu hiện giai đoạn đầu của các bệnh ung thư. Trong đó, phổ biến nhất là ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư phổi…

Mất ngủ sụt cân điều trị như thế nào?

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Khi mất ngủ sụt cân kéo dài và gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn bắt buộc phải đi khám. Các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định chính xác cho bạn. Điều trị chuẩn chỉnh theo phác đồ khoa học để đẩy lùi các bệnh gây mất ngủ là cách chấm dứt tận gốc các triệu chứng khó chịu. 

Thay đổi chế độ ăn

Các thực phẩm nạp vào cơ thể ảnh hưởng phần nào tới tình trạng mất ngủ. Chế độ ăn cũng tác động trực tiếp tới việc tăng giảm cân nặng. Theo đó, bạn nên ăn nhiều bữa hơn trong ngày. Việc này giúp tăng lượng calo vào cơ thể để cải thiện tình trạng giảm cân. Ngoài ra, hãy tăng cường ăn các món giúp an thần, dưỡng tâm để dễ ngủ. 

Chè long nhãn hạt sen là món đại bổ cho người bị giảm cân mất ngủ

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để giảm tình trạng mất ngủ gây sụt cân, bạn nên thay đổi một số thói quen xấu như:

  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê
  • Đi ngủ muộn, đi ngủ không đúng giờ
  • Ăn quá no trước khi đi ngủ
  • Vận động mạnh trước khi đi ngủ
  • Lười vận động và luyện tập thể thao
  • Sử dụng điện thoại, xem tivi trước giờ đi ngủ

Dù mất ngủ sụt cân là bệnh gì bạn cũng không nên coi thường. Hãy nhanh chóng khắc phục tình trạng này để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể cân nhắc tới việc học một khóa yoga, thiền hoặc khí công. Các bộ môn này vừa tốt cho sức khỏe, cải thiện thể chất, vừa giúp chữa mất ngủ giảm cân hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Các cách chữa mất ngủ bằng Đông y hiệu quả cao, nhiều người dùng

Khác với y học hiện đại, các cách chữa mất ngủ bằng Đông y có cơ chế tác động riêng. Chúng mang lại hiệu quả nhất định cho người sử dụng. Đồng thời, các giải pháp này còn có độ an toàn cao. Do đó, ngày càng có nhiều người sử dụng thuốc Đông y trị bệnh mất ngủ.

Đông Y chữa mất ngủ theo nguyên tắc nào?

Mất ngủ theo Đông y là chứng bất mị, thất miên hoặc đắc miên. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng rất rõ rệt như:

  • Trằn trọc, khó ngủ
  • Ngủ mơ hồ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc
  • Giấc ngủ ngắn, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại
  • Khi thức giấc thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
  • Cơ thể buồn ngủ vào ban ngày
  • Dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ, làm việc hay mắc lỗi…
Mất ngủ gây ra tình trạng mệt mỏi và ức chế thần kinh

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Hơn thế nó còn có  thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Cao huyết áp
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh Alzheimer
  • Lão hóa da và tóc nhanh

Các phương pháp Đông y điều trị mất ngủ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Y học cổ truyền xác định mất ngủ xảy ra suy giảm chức năng các tạng phủ như Tỳ, Phế, Thận, Can, Tâm. Từ đó, tâm trí không yên mà khó ngủ, ngủ không ngon giấc. 

Bên cạnh đó, quan điểm của Đông y còn cho rằng cơ thể là một khối thống nhất. Bất kì tạng phủ nào bị tổn thương thì các cơ quan khác cũng suy nhược. Do đó, việc chữa mất ngủ bằng Đông y phải tuân thủ nguyên tắc điều trị tận gốc. Nghĩa là ngoài chữa triệu chứng phải làm sạch tổn thương, hư hao của Tỳ, Phế, Thận, Can, Tâm. Có như vậy bệnh mới khỏi. 

Ngoài nguyên nhân như trên, chứng mất ngủ theo Đông y còn do tinh huyết thiếu, tà khí xâm nhập khiến thần khí không yên, cơ thể sinh bệnh. Hải Thượng Lãn Ông còn khẳng định, mất ngủ là do ba tạng Tỳ, Can, Tâm tổn thương, âm huyết thiếu. Do vậy, để chữa bệnh mất ngủ bằng Đông y cần dưỡng Tâm, bổ huyết, phục hồi Can Tỳ. 

Các cách chữa mất ngủ bằng Đông y

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh mất ngủ

Bài 1

Công dụng: Hóa trệ, kiện tỳ, tiêu tích. Dành cho người bị mất ngủ do bất hóa vị khí.

Thành phần: 

  • 6g Liên Kiều
  • 15g Lai Phụ Tử
  • 6g Trần Bì
  • 10g Bán Hạ
  • 12g Phục Linh
  • 10g Sơn Tra
  • 10g Phục Thần

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần uống sau bữa ăn. Dùng liên tục 15-20 ngày.

Bài 2

Công dụng: Ích tâm, bổ tỳ, an thần, dưỡng huyết. Giúp đẩy lùi chứng mất ngủ vì tâm tỳ hư.

Nguyên liệu: 

  • 15g Hoàng Kỳ 
  • 12g Đảng Sâm 
  • 10g Bạch Truật 
  • 10g Toan Táo Nhân
  • 12g Nhục Quế
  • 6g Cam Thảo
  • 8g Mộc Hương
  • 10g Đương Quy
  • 6g Viễn chí
  • 3 lát Sinh Khương
  • 3 quả Đại Táo

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần. Dùng liên tục 2-3 tuần. 

Bài 3

Công dụng: Thông tâm, dưỡng thận. Là bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ do thận tâm bất giao

Nguyên liệu: 

  • 50g A Giao
  • 20g Sinh Bạch Thược
  • 10g Hoàng Liên
  • 2 lòng đỏ trứng gà

Cách dùng:

  • Bước 1: Sắc Hoàng Liên và Sinh Bạch Thược với 2 bát nước. Khi còn 1 bát thì chắt lấy nước. 
  • Bước 2: Đun cách thủy A Giao cho tan rồi hòa với hỗn hợp nước thuốc ở bước 1
  • Bước 3: Đun sôi hỗn hợp nước thuốc rồi cho lòng đỏ trứng gà vào.

Ăn hết nước và cái. Nên ăn vào buổi tối, trước khi đi ngủ 1 tiếng. 

Bài 4

Công dụng: Là bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm thần bất an, hồi hộp lo âu, hay mơ ác mộng.

Thành phần:

  • 75g Toan Táo Nhân
  • 60ml mật ong
  • 30g Nhũ Hương
  • 0,5g Ngưu Hoàng
  • 50g gạo tẻ
  • 15g chu sa
  • 5ml rượu trắng

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào tán nhỏ rồi trộn với rượu và mật ong thành hỗn hợp sệt. Vo lại thành viên hoàn khoảng 5g/viên. Mỗi tối uống 2-3 viên trước khi đi ngủ 1-2 tiếng. 

Bạn lưu ý, khi sử dụng các bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y cần kiêng ăn rau muống, cà pháo, măng tươi. Ngoài ra, bạn nên kiêng sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, cà phê. Đây đều là những thứ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

Chữa mất ngủ bằng thảo dược dân gian

Bên cạnh các bài thuốc Đông y bài bản, trường hợp bị mất ngủ nhẹ có thể chữa mất ngủ bằng các phương pháp dân gian. Đây đều là phương pháp Đông y điều trị mất ngủ có nguyên liệu dễ kiếm. Duy trì sử dụng lâu dài, bệnh nhân sẽ được an thần, ổn định thần kinh, dễ ngủ, ngủ sâu giấc. 

Một số loại thảo dược có tác dụng trị mất ngủ như tâm sen, long nhãn, hoa cúc khô. Bạn có thể sử dụng để pha trà, uống 2-3 cốc mỗi ngày. Ngoài ra các loại lá như lạc tiên, lá vông cũng chữa mất ngủ rất tốt. Dân gian thường dùng hai loại lá này nấu canh hoặc luộc ăn hằng ngày. Hiệu quả của chúng đều được nhiều người kiểm chứng. Ngay cả khi bạn đang theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng có thể sử dụng thêm các thảo dược này. Chúng sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn. 

Cây lạc tiên xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian trị mất ngủ

Ngoài các bài thuốc trên, Đông y còn có phương pháp châm cứu, bấm huyệt chữa mất ngủ. Tuy nhiên, đây là phương pháp yêu cầu tay nghề, chuyên môn kĩ thuật cao. Do đó bạn cần tới các phòng khám, bệnh viện y học cổ truyền uy tín để thực hiện. Bên cạnh đó, trong quá trình chữa mất ngủ bằng Đông y, việc thay đổi lối sống, tập thiền hoặc yoga cũng là cách hữu hiệu giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ rất tốt.

Đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ có hiệu quả như lời đồn?

Thay vì sử dụng thuốc ngủ gây nhiều tác dụng phụ, không ít người đã tìm đến các thảo mộc tự nhiên với mong muốn vừa cải thiện chất lượng giấc ngủ lại vừa an toàn cho sức khỏe. Trong đó, đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ là một trong những bài thuốc đang được rất nhiều người tìm đến.

Đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ

Vì sao đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ hiệu quả?

Đông trùng hạ thảo là một loại thuốc bổ không còn xa lạ gì với chúng ta. Sở dĩ loại dược liệu này nổi tiếng đến vậy chính là nhờ vào những công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị trong điều trị ung thư, chống lão hóa, cải thiện sinh lý,…

Nếu phân tích công dụng của từng hoạt chất quý trong đông trùng hạ thảo, bạn sẽ biết được vì sao loại dược liệu này lại cải thiện giấc ngủ tốt đến vậy. Cụ thể:

  • L-Tryptophan: Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp tryptophan, chất này chỉ được bổ sung từ các thực phẩm hằng ngày. Khi vào cơ thể L-tryptophan sẽ được chuyển hóa thành Vitamin B3 – kích thích sản sinh serotonin – một hormone giúp thư giãn thần kinh và giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Cordyceps: Chất này có khả năng làm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu não, cơ bắp và các chi, từ đó giúp cơ thể được thả lỏng, dễ chịu.
  • Tăng hoạt tính của SOD – một loại enzym kích thích sự đào thải của các gốc tự do ra ngoài cơ thể.
  • Vitamin B1: Là một loại thuốc bổ thần kinh lành tính. Hoạt chất này giúp cải thiện khả năng tập trung, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh.
  • Đông trùng hạ thảo còn giúp cải thiện chức năng hô hấp của cơ thể, từ đó phần nào giúp chúng ta có được một giấc ngủ sâu hơn.

3 cách chế biến đông trùng hạ thảo trị chữa mất ngủ tại nhà

Cháo đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ

Bạn có thể kết hợp đông trùng hạ thảo với các món ăn, hoặc pha trà, ngâm rượu,.. tùy vào sở thích của mỗi người. Dưới đây là gợi ý 3 cách chế biến đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ mà bạn có thể tham khảo để thực hiện.

Cháo đông trùng hạ thảo với chim câu hoặc gà ta

Chuẩn bị: 

  • Nửa con gà hoặc 1 con chim câu
  • Nửa bát gạo
  • ¼ bát đậu xanh
  • Đông trùng hạ thảo (4 sợi)

Chế biến

  • Bước 1: Ninh gà (hoặc chim câu) với một lượng nước vừa đủ cho thật mềm.
  • Bước 2: Thêm gạo và đậu xanh vào đến khi cháo gần chín thì cho đông trùng hạ thảo (cắt lát nhỏ) vào. 
  • Bước 3: Nấu đến khi toàn bộ nguyên liệu nhuyễn đều là có thể đem ra sử dụng. 

Cháo đông trùng hạ thảo dùng tốt nhất là khi còn ấm.

Rượu đông trùng hạ thảo

Rượu đông trùng hạ thảo

Phương pháp này rất đơn giản và được các nhiều người lớn tuổi áp dụng. Bạn chỉ cần ngâm khoảng 100g đông trùng hạ thảo với 1 lít rượu trong 30 ngày là có thể lấy ra sử dụng. Lưu ý 1 tuần chỉ nên uống từ 2-3 cốc mắt trâu nhỏ.

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Bài thuốc này không chỉ chữa mất ngủ mà còn giúp chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng rất tốt. Đông trùng hạ thảo cần rửa sạch và để thật ráo nước trước khi ngâm cùng mật ong. 100g đông trùng hạ thảo sẽ ngâm cùng với 1 lít mật ong. Nên ngâm bằng bình thủy tinh để không làm biến đổi các hoạt chất trong đông trùng hạ thảo và mật ong.

Dùng đông trùng hạ thảo trị mất ngủ cần lưu ý điều gì?

Cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi dùng đông trùng hạ thảo

Một dược liệu dù tốt đến đâu nếu sử dụng sai cách sẽ không thể mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn gây hại cho cơ thể. Do đó, khi dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Phải tìm hiểu kỹ về nguồn gốc của đông trùng hạ thảo, không ham rẻ mà mua phải sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng.
  • Trước khi sử dụng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như cách dùng cho phù hợp với thể trạng của từng người. Tuyệt đối không lạm dụng, dùng quá liều lượng khuyến cáo.
  • Không nấu quá kỹ đông trùng hạ thảo vì có thể gây mất hoặc biến đổi các chất quý trong dược liệu.
  • Không sử dụng đông trùng hạ thảo khi có dấu hiệu bị ẩm mốc. Tránh để dưới ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Ngoài ra, một số đối tượng đặc biệt sau đây không nên sử dụng đông trùng hạ thảo để chữa mất ngủ:

  • Từng có tiền sử dị ứng với đông trùng hạ thảo
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người thể nhiệt, thường xuyên nóng trong và bị táo bón
  • Người đang bị sốt cao
  • Người bị chảy máu cam và rối loạn đông máu

Ngoài đông trùng hạ thảo, bạn có thể sử dụng loại dược liệu dễ tìm với chi phí rẻ hơn ở Việt Nam như tâm sen, trà hoa cúc, trà gừng, trà lá tía tô,… để chữa mất ngủ cũng rất hiệu quả. Trong trường hợp áp dụng nhiều cách mà mất ngủ không cải thiện, hãy tìm đến các chuyên gia để được tư vấn và điều trị sớm.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện tình trạng này cho con

Mất ngủ ở tuổi dậy thì đang trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mất ngủ còn khiến cho tâm lý của các con bị thay đổi, dễ nổi nóng, cáu gắt, thậm chí sao nhãng trong việc học hành. Vậy mất ngủ ở tuổi dậy thì do những nguyên nhân nào và làm sao để khắc phục, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Mất ngủ ở tuổi dậy thì do những nguyên nhân nào?

Sự thay đổi về tâm sinh lý cũng như thói quen sinh hoạt là những nguyên nhân chính gây mất ngủ ở tuổi dậy thì, cụ thể:

  • Khi dậy thì, hormone gây buồn ngủ serotonin thường tiết ra muộn hơn (khoảng 10-11h tối). Hơn nữa, việc tiếp xúc với các thiết bị điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ cũng làm ức chế sự giải phóng hormone này. Hậu quả là trẻ sẽ có xu hướng buồn ngủ muộn hơn.
  • Giai đoạn dậy thì thường xuyên phải làm bài tập muộn, đặc biệt là vào mùa thi làm cho các con dần quen với việc đi ngủ muộn.
  • Ở tuổi dậy thì, tâm lý của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng, một chút giận hờn với bạn bè, hay lo lắng vì điểm số ngày hôm nay chưa tốt, hào hứng cho buổi biểu diễn văn nghệ ngày mai… cũng khiến trẻ trằn trọc suy nghĩ.
  • Uống trà sữa vào buổi tối, cà phê, thậm chí sử dụng bia rượu cũng gây mất ngủ ở tuổi dậy thì.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ

Mất ngủ ở tuổi dậy khiến trẻ thiếu tập trung, hay ngủ gật trên lớp

Nếu trẻ chỉ mất ngủ trong một vài ngày thì phụ huynh không cần quá lo lắng bởi tâm lý của trẻ sẽ tự bình ổn trở lại và thường không gây nguy hại gì. 

Tuy nhiên, nếu trẻ mất ngủ kéo dài, tần suất 3 lần/tuần liên tục trong 6 tháng thì đây là tình trạng mất ngủ mãn tính. Khi đó, mất ngủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của con, cụ thể:

  • Trẻ thiếu tập trung, ngại học, thường xuyên ngủ gật trên lớp và cảm thấy buồn ngủ trong mỗi giờ học. 
  • Trẻ không nhanh nhẹn, trở nên lười hơn với các hoạt động tập thể.
  • Da dễ bị nổi mụn, thâm sạm vì thức khuya nhiều.
  • Chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái bị ảnh hưởng do sức khoẻ suy giảm và rối loạn nội tiết tố.
  • Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh lý theo mùa do suy giảm sức đề kháng chung.
  • Nhiều trẻ tâm lý nhạy cảm, dễ sống thu mình. Một số trường hợp bị mất ngủ liên tục có thể khiến trẻ rơi vào trầm cảm rất nguy hiểm.

Đặc biệt mất ngủ ở tuổi dậy thì sẽ khiến cho các tế bào thần kinh tại não bộ của trẻ bị ức chế trong thời gian dài, não ngày càng giải phóng ra nhiều yếu tố gây căng thẳng, stress; về lâu dài có thể gây suy nhược thần kinh; suy giảm trí nhớ; ảnh hưởng đến cuộc sống của con sau này.

Phải làm gì khi trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì?

Thay đổi những thói quen xấu của trẻ để giúp con dễ vào giấc hơn

Mất ngủ ở tuổi dậy thì không phải là căn bệnh hiếm gặp và có thể cải thiện nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Để khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì phụ huynh và chính bản thân các bạn cần lưu ý một số khía cạnh sau:

Đối với con cái:

  • Ngủ đúng giờ, không ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức quá khuya.
  • Tránh tuyệt đối các chất kích thích thần kinh như cà phê, trà sữa, rượu bia.
  • Không ăn quá no vào mỗi buổi tối để tránh gây đầy hơi chướng bụng, cũng như tăng áp lực lên dạ dày.
  • Không xem điện thoại ngay trước khi đi ngủ, trẻ có thể đọc một vài cuốn sách thư giãn để dễ vào giấc hơn.
  • Uống trà hoa cúc, trà tâm sen để tinh thần được thư giãn, thả lỏng.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ 20 phút để toàn bộ cơ thể được thư giãn.

Đối với phụ huynh:

  • Không nên bắt trẻ phải học quá khuya, giảm bớt áp lực học tập cho con cái.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate sẽ kích thích sản sinh hormone serotonin giúp trẻ dễ vào giấc hơn.
  • Gọi trẻ dậy sớm và đúng giờ vào mỗi buổi sáng nhưng không nên bắt con dậy ngay lập tức, bạn hãy mở cửa sổ phòng hoặc đơn giản là kéo rèm để ánh nắng chiếu vào. Lúc đó, việc thức giấc với con sẽ trở nên “tự nhiên” hơn.

Nếu thực hiện tất cả các biện pháp trên mà tình trạng trẻ mất ngủ ở tuổi dậy thì vẫn chưa được cải thiện, phụ huynh nên cùng trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị cũng như có sự can thiệp về thuốc, sản phẩm hỗ trợ.

Tuổi dậy thì là giai đoạn khá nhạy cảm trong cuộc đời của trẻ, vì vậy, hãy quan tâm con nhiều hơn một chút, biết đâu bạn có thể khám phá ra một “bí mật” nào đó khiến con phải suy nghĩ đến trằn trọc mất ngủ và hãy chia sẻ cùng con để vượt qua nó một cách nhẹ nhàng nhất.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x