Skip to main content

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai là một trong những nỗi ám ảnh của các mẹ bầu. Nếu không được kiểm soát kịp thời và đúng cách, hội chứng này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mẹ mà còn là mối nguy hiểm cho thai nhi. Vậy bà bầu bị hội chứng ruột kích thích sẽ có những biểu hiện gì và làm sao để điều trị bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé? Tìm hiểu ngay tại nội dung dưới đây. 

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai khiến mẹ bầu gặp nhiều khó chịu

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng của ruột gây nên tình trạng đau bụng, đầy chướng hơi, đi ngoài hoặc/và táo bón. Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao gấp 2 lần nam giới. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi của nội tiết tố hàng tháng, cũng như vấn đề chung về sức khỏe, đặc biệt ở giai đoạn mang thai.

Các triệu chứng khi bà bầu bị hội chứng ruột kích thích thường thay đổi theo từng giai đoạn. Ba tháng đầu thai kỳ, các mẹ thường dễ bị tiêu chảy, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn. Ngược lại vào 3 tháng cuối thai kỳ, họ lại có nguy cơ bị táo bón, đầy hơi khó tiêu, phân có chất nhầy (không kèm theo máu) nhiều hơn. Một số trường hợp nặng, bà bầu có thể bị hội chứng ruột kích thích trong suốt thai kỳ với các triệu chứng tiêu chảy và táo bón xen kẽ.

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng, lo lắng được xếp vào một trong những yếu tố hàng đầu khởi phát và làm nặng hơn triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
  • Mất cân bằng nội tiết tố nữ trong giai đoạn thai kỳ (hormone progesterone tăng cao) khiến cho nhu động ruột hoạt động yếu đi.
  • Áp lực của thai nhi đang lớn trong tử cung đè lên dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thức ăn vào ruột.
  • Bổ sung quá nhiều sắt làm cho tình trạng táo bón ở bà bầu trở nên tồi tệ hơn.
  • Chế độ ăn uống bị thay đổi khiến hệ thống tiêu hóa chưa kịp thích nghi, từ đó dẫn đến những rối loạn hoạt động cũng như tính nhạy cảm của nhu động ruột.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đường ruột của bà bầu

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có nguy hiểm không

Hội chứng ruột kích thích gây rất nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Nó không chỉ làm giảm chất lượng sống, sức khỏe mà còn khiến tâm lý (vốn rất nhạy cảm) của thai phụ thêm tồi tệ hơn. Bà bầu bị hội chứng ruột kích thích rất dễ bị sụt cân, kéo theo hệ quả là không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, em bé sinh ra còi cọc, thiếu cân.

Hội chứng ruột kích thích gây sụt cân ở bà bầu

Hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy hoặc mất nước nhiều có thể dẫn đến sinh non. Còn nếu bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến chảy máu trực tràng, bị trĩ (khá phổ biến). Ngoài ra, bà bầu bị hội chứng ruột kích thích nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến sảy thai thậm chí mang thai ngoài tử cung. 

Làm sao để kiểm soát hội chứng ruột kích thích khi mang thai

  • Dùng thuốc: Đây luôn là phương pháp “không được chào đón”. Tuy nhiên nếu tình trạng hội chứng ruột kích thích khi mang thai quá trầm trọng, hãy sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Thai phụ cần tuân thủ liều dùng, đồng thời hỏi thêm ý kiến của bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn hơn cho cả mẹ và con.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn, đặc biệt là các loại trái cây mọng như việt quất, cam, dâu tây; các loại rau xanh; ngũ cốc nguyên hạt; bánh mì;… Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên giòn, đồ cay, đồ uống có chứa cafein, gas, cồn,… Không chỉ vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn (6-8 bữa/ngày) để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung men vi sinh: Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng, hoặc đơn giản nhất là hãy ăn sữa chua thường xuyên. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt chướng hơi và khó tiêu đi nhiều.
  • Tập thể dục, yoga: Hãy cho cơ thể và tinh thần được thư giãn từ những bài tập luyện đơn giản. Tập thể dục đúng cách còn giúp cho nâng cao hiệu suất làm việc của hệ tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai khá phổ biến, tuy nhiên mẹ bầu đừng quá lo lắng. Căn bệnh này có thể kiểm soát tốt tại nhà và thường sẽ giảm hoặc hết sau khi sinh. Một em bé đang yêu vẫn đang lớn lên và đợi ngày gặp mẹ. Hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt với một tinh thần thoải mái nhất có thể để chờ đón bé yêu chào đời nhé.

Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hết bệnh?

Các chủ đề về chế độ dinh dưỡng như viêm đại tràng co thắt nên ăn gì luôn được người bệnh quan tâm và tìm kiếm. Bài viết dưới đây được tổng hợp từ những tài liệu khoa học trong và ngoài nước, sẽ gợi ý cho bạn những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm đại tràng co thắt.

Chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắt

Chế độ ăn có vai trò gì trong điều trị viêm đại tràng co thắt

Chế độ dinh dưỡng hợp lý quyết định đến 40% tỷ lệ điều trị thành công viêm đại tràng co thắt. Việc ăn uống thả ga, không theo giờ giấc cố định có thể là nguyên nhân chính làm bùng phát các cơn đau bụng do bệnh lý này gây ra. 

Người bị viêm đại tràng co thắt rất nhạy cảm với đồ ăn, đặc biệt là đồ ăn lạ có thể khiến cho ruột trở nên “rạo rực” và đi ngoài không kiểm soát. Do đó, để chọn “phương án an toàn nhất”, người bệnh thường kiêng khem quá mức (ví dụ như chỉ ăn cơm và rau, không ăn thịt cá). Hệ quả là cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng, làm giảm sức đề kháng chung cũng như làm suy yếu sức khỏe của đường tiêu hóa.

Lựa chọn đúng đồ ăn và duy trì một thói quen ăn uống khoa học là mấu chốt quan trọng giúp giảm thiểu các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì?

Thịt nạc

Thịt nạc là thực phẩm rất tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt

Thịt nạc là câu trả lời đầu tiêu cho câu hỏi bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì. Protein trong thịt nạc rất dễ tiêu hóa, quá trình phân hủy không lên men, không sinh khí vì vậy không gây đầy hơi như các loại thịt khác. Một số loại thịt nạc tốt cho  người viêm đại tràng co thắt gồm có:

  • Thịt lợn nạc
  • Thịt bò nạc
  • Thịt ức gà

Thịt mỡ chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao. Loại chất này rất khó tiêu và sẽ trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi bị viêm đại tràng có thắt hãy nhớ hạn chế ăn loại thịt này.

Viêm đại tràng co thắt nên ăn nhiều cá

Các loại cá giàu omega – 3 có khả năng chống oxy hóa cao, chống viêm mạnh mẽ. Ví dụ: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,…

Rau xanh

Rau xanh bổ sung chất xơ hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng

Ngoại trừ một số loại rau chứa hàm lượng cao carbohydrate chuỗi ngắn (đậu, rau họ cải) gây đầy chướng bụng, người bị viêm đại tràng co thắt đều có thể ăn được đa phần các loại rau khác. Một số loại rau mà người bị viêm đại tràng co thắt nên ăn như rau xà lách, cần tây, cà rốt, cà tím,…

Lưu ý, nếu người bị viêm đại tràng co thắt đang trong giai đoạn tiêu chảy nên hạn chế ăn râu. Chất xơ dồi dào từ rau có thể khiến phân lỏng hơn. 

Trái cây

Một trong những thực phẩm nên ăn khi bị viêm đại tràng co thắt chính là các loại hoa quả như bơ, chuối, việt quất, cam… Chúng có vai trò rất quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ vi khuẩn đường ruột. 

Các loại hạt

Các loại hạt là nguồn cung cấp chất xơ, protein và axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể. Một số loại hạt được xem là lý tưởng mà người bị viêm đại tràng co thắt nên ăn như: hạt mắc ca, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,… 

Các loại hạt tốt nhất là khi được sử dụng trực tiếp. Một số loại hạt cứng, bạn có thể chế biến bằng cách nướng lên và xay nhuyễn, sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng và dễ hấp thu hơn.

Nước xương hầm 

Nước xương hầm là một món ăn không còn xa lạ với chúng ta. Loại thực phẩm này cung cấp rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho vi khuẩn đường ruột. Đồng thời, một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, nước xương hầm có khả năng hỗ trợ chống viêm, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột trong thời kỳ bị viêm đại tràng co thắt.

Viêm đại tràng co thắt kiêng ăn gì?

Viêm đại tràng co thắt nên hạn chế sử dụng các đồ ăn khó tiêu, đồ sống

Ngoài câu hỏi viêm đại tràng co thắt nên ăn gì thì câu hỏi viêm đại tràng co thắt kiêng ăn gì cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Dựa vào thành phần chứa trong thực phẩm, các nhà khoa học đã liệt kê ra các loại thức ăn khiến cho tình trạng viêm đại tràng co thắt thêm trầm trọng hơn. Cụ thể:

  • Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate chuỗi ngắn: đậu, táo, súp lơ,…
  • Thực phẩm chứa thành phần cafein: Hoạt chất này có khả năng làm tăng tính nhạy cảm và kích thích nhu động ruột hoạt động nhanh và mạnh hơn. Điều này cũng giải thích cho hiện tượng một số người sau khi uống cà phê là bị đi ngoài.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Mỡ động vật, nội tạng… là nhóm thực phẩm rất khó tiêu và có thể gây đầy chướng bụng.
  • Các loại đồ uống chứa cồn, đồ uống có gas, đồ ngọt.

Hy vọng bài viết trên đây có thể là một gợi ý hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi viêm đại tràng co thắt nên ăn gì. Ngoài chế độ ăn, hãy tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, giảm thiểu căng thẳng và những lo âu trong cuộc sống.

Hội chứng ruột kích thích – Hiểu đúng điều trị đúng

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng sinh lý của ruột, có tính mãn tính. Nó được đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thói quen đi vệ sinh bất thường (về tần suất và hình dạng phân). Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sẽ không có bất kỳ một tổn thương nào về mặt giải phẫu hay sinh lý qua thăm khám thường quy.

Hội chứng ruột kích thích không gây ra tổn thương nào trên thực thể

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Theo Rome IV(2016), dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích là đau bụng tái đi tái lại. Nó sẽ xảy ra ít nhất 1 ngày mỗi tuần, trong 3 tháng gần đây, kết hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Có liên quan đến việc đi tiêu (có nghĩa là triệu chứng đau bụng sẽ tăng hoặc giảm/hết sau khi đi tiêu).
  • Thay đổi số lần đi tiêu (ít hơn bình thường đối với người mắc IBS – thể táo bón và nhiều hơn bình thường đối với người mắc IBS – thể tiêu chảy).
  • Thay đổi hình dạng phân (có thể là dạng cục cứng hoăc phân lỏng nát).

Đau bụng trong hội chứng ruột kích thích có gì đặc biệt?

Đối với người mắc hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, nhu động ruột quá mạnh sẽ khiến người bệnh thường xuyên buồn đi vệ sinh, số lần đi vượt mức bình thường, thậm chí có cảm giác bị “tào tháo đuổi”. 

Còn đối với người mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón, nhu động ruột yếu khiến người bệnh khó đi vệ sinh, mót rặn, luôn có cảm giác đi ngoài không hết phân, thậm chỉ ngồi vào bồn vệ sinh nhưng không đi được. 

Triệu chứng đau bụng khi bị ruột kích thích có nhiều điểm đặc trưng

Ngoài ra, đau bụng trong hội chứng ruột kích thích còn có những điểm đặc biệt sau đây:

  • Đau không cố định một vùng mà di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Có lúc người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ ở phần bụng dưới rốn, có lúc lại đau ở bên hông trái, hông phải, giữa bụng,…
  • Theo nghiên cứu có đến 80% người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ cảm thấy đau bụng sau khi ăn sáng.
  • 67% người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn thậm chí là hết đau bụng sau khi đi tiêu hoặc đánh rắm.
  • Đặc biệt, người bị hội chứng ruột kích thích cực kì nhạy cảm với stress. Chỉ cần căng thẳng một chút là buồn đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng khác như tiểu khó, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ, nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, dễ hồi hộp, đau ngực, chóng mặt,…

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Stress là một trong những nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Vì không có yếu tố tổn thương thực thể nên cho đến nay, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, người ta có thể xác định các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm:

Yếu tố sinh lý:

  • Chế độ ăn: Ăn nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, ít chất xơ. Ăn tùy hứng và không theo giờ giấc cụ thể.
  • Nhiễm trùng tiêu hóa: Bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm trùng đường ruột, đại tràng từng bị tổn thương do ngộ độc thức ăn hoặc viêm đại tràng.
  • Di truyền: Ở các cặp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ cùng mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Hội chứng ruột kích thích và khó tiêu chức năng còn xuất hiện theo gia đình.
  • Hormon: Phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích cao gấp 2-3 lần so với nam giới, phần lớn là do sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.

Yếu tố tâm lý:

Lo âu, stress là một yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ruột kích thích. Khi chúng ta căng thẳng, nhu động ruột bị rối loạn hoạt động gây ra các cơn đau co thắt. Đồng thời các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, con người rất dễ gặp các vấn đề về tâm lý và rối loạn tinh thần, đặc biệt đối tượng trẻ tuổi. Chính vì thế, độ tuổi phổ biến của hội chứng ruột kích thích thường nằm dưới 40.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của ruột

Dù không phải là căn bệnh có tính nguy hiểm cấp nhưng hội chứng ruột kích thích nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu của ruột. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, thậm chí suy nhược cơ thể (tình trạng này được gọi là rối loạn hấp thu trong hội chứng ruột kích thích).

Nếu kéo dài triền miên, bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng, bất an, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và giấc ngủ. Đối với người bị hội chứng ruột kích thích thể táo bón, bệnh trĩ là một trong những biến chứng khó tránh khỏi. 

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Chính vì chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, nên rất khó để điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích. Điều trị triệu chứng là biện pháp hợp lý và hữu ích, bệnh nhân gặp phải triệu chứng gì thì sẽ điều trị triệu chứng đó. Ví dụ có đau bụng thì dùng thuốc giảm đau, giảm co thắt. Trường hợp tiêu chảy thì cầm tiêu chảy, táo bón thì dùng thuốc nhuận tràng,…

Hội chứng ruột kích thích không hề đáng sợ và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái nhất. Điều này sẽ giúp bạn chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (viết tắt là IBS) là một dạng rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Nó được đặc trưng bởi tình trạng đau bụng mạn tính kèm theo khó chịu ở bụng và rối loạn đi đại tiện. Hội chứng này nằm trong top 10 các bệnh tiêu hóa gây nhiều phiền nhiễu nhất đến cuộc sống của người mắc phải. Do đó, việc điều trị hội chứng ruột kích thích cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Hội chứng ruột kích thích gây nhiều triệu chứng khó chịu ở đại tràng

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Để đưa ra phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích thì trước tiên chúng ta cùng điểm qua những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Trên thực tế, cho đến nay nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng hội chứng ruột kích thích liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ sau:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học – ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít chất xơ, ăn không đúng bữa, dùng nhiều chất kích thích.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa ví dụ như viêm đại tràng, viêm dạ dày tá tràng, viêm ruột,…
  • Căng thẳng, stress làm thay đổi nhu động ruột.
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 lần so với nam giới.
Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích nhiều hơn

Dựa vào các triệu chứng phổ biến của người bệnh mà các chuyên gia chia hội chứng ruột kích thích thành 4 thể dưới đây:

  • IBS thể táo bón (Trong vòng 2 tuần, số lần đi cầu bị tiêu chảy chiếm 75%).
  • IBS thể táo bón(Trong vòng 2 tuần, số lần đi cầu bị táo bón chiếm 75%).
  • IBS hỗn hợp tiêu chảy và táo bón.
  • IBS thể không xác định.

4 phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Mục tiêu điều trị hội chứng ruột kích thích là ưu tiên kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của người bị. Thông thường các bác sĩ sẽ phối kết hợp các phương pháp điều trị sau đây:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Việc điều chỉnh chế độ ăn là một cách điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, đơn giản và chúng ta có thể chủ động được. Người bệnh nên lưu ý những điều sau để cải thiện hội chứng này:

  • Cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, tăng cường bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn đường ruột. 
  • Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh và chứa nhiều chất bảo quản.
  • Duy trì thói quen ăn đúng bữa, ngủ đúng giấc.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa cafein, bởi chất này có thể gây co thắt đại tràng và làm cho tình trạng đau bụng thêm nặng hơn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa carbohydrate (ví dụ như đậu, táo) bởi chất này không được tiêu hóa tốt trong ruột non, sẽ gây đầy hơi, tiêu chảy và khó chịu ở bụng.
Điều chỉnh chế độ ăn là cách chữa trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Tâm lý trị liệu

Tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất và cường độ của hội chứng ruột kích thích. Khi người bệnh căng thẳng, lo lắng, sự phối hợp hoạt động giữa não và ruột qua các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Chúng không còn nhịp nhàng khiến cho nhu động ruột bị rối loạn. Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống, cố gắng điều chỉnh cảm xúc là một cách tự chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Căn cứ vào thể bệnh của hội chứng ruột kích thích, mà trong đơn thuốc của người bị sẽ có những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giãn cơ trơn: Đây là những thuốc tốt nhất để làm giảm hoặc ngăn ngừa co thắt ruột. Ví dụ: Spasmomen, Dicetel, dầu bạc hà…
  • Thuốc chống tiêu chảy: Thuốc để điều trị hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, giúp làm giảm tần suất đi đại tiên đồng thời cải thiện độ đặc của phân. Ví dụ: Loperamid.
  • Thuốc nhuận tràng : Dùng để điều trị hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Ví dụ: Sorbitol, Forlax,…
  • Thuốc kháng sinh: Dùng để thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Ví dụ: Biseptol, Berberin,…
  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp: Những loại thuốc này có tác dụng trên hệ thần kinh ruột, làm giảm sự nhạy cảm của ruột với thực phẩm ăn vào và hỗ trợ làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng. Ví dụ: Seduxen,…

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà

Các mẹo chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà thường có nguyên liệu đơn giản

Một số mẹo dân gian có hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát các cơn đau bụng của hội chứng ruột kích thích, cụ thể:

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, giảm đầy bụng khó tiêu

Lá ổi: 

  • Cách 1: Lấy 3 ngọn lá ổi non, kẹp với 3 hạt muối trắng, ăn trực tiếp khi đang buồn đi đại tiện.
  • Cách 2: Đun lá ổi non với nước sôi trong vòng 15 phút, uống mỗi ngày.

Lá mơ lông: 

  • Cách 1: Lá mơ lông thái nhỏ, hấp cùng với trứng gà ta.
  • Cách 2: Giã nát lá mơ lông và chắt lấy nước uống mỗi ngày

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích thể táo bón, giảm đầy bụng

Củ sen: Có thể dùng để nấu cháo và chế biến các món ăn hằng ngày

Khoai lang: Để giảm táo bón thì không thể không nhắc đến khoai lang, người bệnh nên sử dụng 3-4 lần/tuần.

Hội chứng ruột kích thích không phải là một bệnh lý nguy hiểm nếu chúng ta hiểu đúng về bệnh, thăm khám và lựa chọn cách chữa phù hợp. Hãy nhớ rằng tâm lý là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp điều trị hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần được thoải mái và góp phần đẩy lùi ruột kích thích hiệu quả.

           

[TOP 4] Cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam

Thay vì sử dụng thuốc tây vừa tốn kém vừa tiềm ẩn tác dụng phụ khi dùng lâu dài thì nhiều người bệnh lại chọn chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam. Sử dụng các cây thuốc nam trong nhà vừa tiện lợi, vừa dễ sử dụng lại an toàn quả là một giải pháp lý tưởng giúp kiểm soát bệnh tại nhà. Hãy cùng điểm qua TOP 4 cây thuốc nam chữa hội chứng ruột kích thích được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết dưới đây.

Cách chữa ruột kích thích bằng thuốc nam được nhiều người tin dùng

Chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Bạn đã bao giờ cảm thấy bụng đau quặn, buồn đi vệ sinh ngay trước khi thuyết trình hoặc chuẩn bị vào một cuộc họp chưa? 

Hay bạn có bao giờ cảm thấy bụng đầy chướng, muốn đi ngoài nhưng không đi được. Hoặc bạn bị đau bụng nhưng vào nhà vệ sinh thì hết đau, lại vác chiếc bụng căng chướng ra ngoài?

Đó đều là những triệu chứng đặc trưng của hội chứng ruột kích thích. Đa phần sau khi đi vệ sinh, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.

Hội chứng ruột kích thích không gây ra bất kỳ một tổn thương nào trên ruột, nó đặc trưng bởi sự tăng tính nhạy cảm và thay đổi nhu động ruột bất thường. Chính vì vậy, bệnh lý này thường không có tính nguy hiểm đặc biệt. Tuy nhiên nó lại gây rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh vì những triệu chứng khó chịu.

Trước đây khi chưa có sự phát triển của thuốc tây y, dân gian ta vẫn luôn sử dụng các cây thuốc nam trong nhà để chữa bệnh. Mặc dù không thể giảm nhanh triệu chứng như các loại thuốc tây, nhưng những cây thuốc nam lại dễ kiếm, dễ tìm. Chúng an toàn khi sử dụng lâu dài, chi phí không cao và mang lại hiệu quả tốt.

Chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam vừa an toàn lại hiệu quả

Khi chữa ruột kích thích bằng thuốc nam cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đi thăm khám để hiểu rõ thể bệnh của mình. 
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng một cây thuốc nào.
  • Cần kiên trì sử dụng để cảm nhận hiệu quả rõ rệt, tốt nhất nên sử dụng hàng tuần và duy trì ít nhất 1 tháng.
  • Bạn có thể kết hợp sử dụng cây thuốc nam và thuốc tây nếu bệnh đã chuyển nặng.
  • Mặc dù khá an toàn và lành tính nhưng khi điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng. Vì đặc điểm cần sử dụng lâu dài, nên nếu bạn dùng sai liều lượng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan khác.

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam

  • Lá ổi

Lá ổi chứa nhiều tanin, giúp cầm tiêu chảy, giảm chướng bụng rất tốt. Lá ổi có thể ăn trực tiếp với muối trắng hoặc đun lấy nước uống.

Cách làm: Lấy một nắm lá ổi non đun sôi kỹ trong vòng 15 phút, sau đó vớt ra bỏ bã, lấy phần nước uống. Có thể thêm chút muối trắng để dễ uống hơn. Một tuần nên sử dụng 3 lần, duy trì trong 1 tháng để cảm nhận hiệu quả.

  • Cây lược vàng
Cây lược vàng giúp chống viêm ruột hiệu quả

Cây lược vàng chứa thành phần  flavonoid, khoáng chất, steroid, các nguyên tố vi lượng,… Nó là một thảo dược hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả. Loại cây này giúp chống viêm hiệu quả đồng thời tăng cường sức đề kháng cho đường ruột nói riêng và cơ thể nói chung. 

Cách làm: 

Cách 1: Lấy lá và thân cây lược vàng, rửa sạch sau đó đun sôi cùng với nước trong vòng 20 phút, lọc lấy nước uống hằng ngày. Bạn có thể pha loãng để uống thay nước lọc.

Cách 2: Lá và thân cây lược vàng rửa sạch, phơi khô. Sau đó ngâm cùng rượu trắng, sau khoảng 1 tháng các hoạt chất được hòa trộn vào rượu, bạn có thể lấy ra sử dụng. Liều dùng: ⅔ chén nhỏ, tuần uống 3 lần. 

  • Lá vối

Lá vối chứa hàm lượng tanin cao, vitamin, khoáng chất và chất kháng sinh tự nhiên. Do đó thảo dược này hỗ trợ rất tốt cho trường hợp bị tiêu chảy, thậm chí nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Vì vậy chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam không thể bỏ lỡ loại dược liệu dễ kiếm này. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nấu nước sôi và hãm với nước uống. Không nên uống lúc đói vì có thể gây cồn ruột.

  • Quả sung

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam tuyệt đối không thể bỏ qua quả sung. Đặc biệt là trường hợp bị táo bón kéo dài. Hàm lượng chất xơ trong quả sung rất cao. Ngoài ra loại quả này còn chứa probiotic kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nhờ đó, quả sung giúp giảm táo bón lâu ngày nhanh chóng. Chúng rất dễ kiếm và có thể sử dụng ngay trong bữa ăn hằng ngày của bạn.

Tóm lại, các cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam rất đa dạng. Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y để kết hợp các cây thuốc nam chữa hội chứng ruột kích thích cùng với nhau. Ngoài việc sử dụng thuốc, đừng quên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, hạn chế thức khuya và dành thời gian để thư giãn.

Cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y hiệu quả cao

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng của ruột và không gây ra bất kỳ một tổn thương thực thể nào đến cơ quan này. Sử dụng thuốc Tây giúp làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh nhưng lại có hệ quả là tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nhiều người chọn cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y với mong muốn đạt hiệu quả cao, có thể dùng lâu dài mà không lo hại sức khỏe.

Đông y có nhiều cách chữa hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả

Hội chứng ruột kích thích theo đông y được giải thích như thế nào?

Trong Đông y, hội chứng ruột kích thích hay (tên gọi khác: viêm đại tràng co thắt) là tình trạng rối loạn công năng của các tạng can, tỳ vị, thận do huyết ứ và đàm thấp. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hội chứng ruột kích thích lại là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nó gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như:

  • Bụng thường xuyên căng chướng, khó tiêu
  • Đau bụng, thậm chí đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi phân nát, lỏng.
  • Một số trường hợp lại gặp triệu chứng táo bón là chủ yếu, hình dạng của phân tròn cứng như phân dê, đi vệ sinh rất khó.
  • Phân lẫn chất nhầy, không có máu. Nếu táo bón lâu ngày, đi vệ sinh khó gây rách hậu môn thì có thể lẫn một chút máu trong phân.
Bụng đầy chướng khó tiêu là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính, khó chữa dứt điểm, liên quan nhiều đến yếu tố tâm lý. Vì vậy, trong quá trình điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc người bệnh cũng cần kết hợp với việc điều chỉnh tâm lý, tránh áp lực căng thẳng kéo dài.

Chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y là căn cứ xem tạng nào bị rối loạn chức năng. Cùng với đó, y bác sĩ sẽ xem xét những triệu chứng điển hình của người bệnh. Từ đó, họ sẽ lựa chọn các bài thuốc phù hợp, giải quyết vấn đề từ căn nguyên gây bệnh. 

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng Đông y

1. Bài thuốc tứ quân thang giảm

  • Nguyên liệu: Bạch biển đậu 16g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, thần khúc 16g, đẳng sâm 12g ,bạch truật 12g, liên nhục 12g, bạch linh 12g, mạch nha 16g, chích cam thảo 6g.
  • Cách dùng: Uống 15 – 20g/lần chia 3 lần/ngày, uống kèm với nước táo sắc hoặc nước ấm.
  • Đối tượng sử dụng: Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, đi ngoài nhiều, phân lỏng nát, đôi lúc không kiểm soát, đau quặn bụng. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

2. Bài thuốc thống tả yếu phương thang giảm

 Bài thuốc thống tả yếu phương thang giảm
  • Nguyên liệu: Bạch truật 12g, chỉ xác 12g, trần bì 6g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, sài hồ 6g, hương phụ 10g, phòng phong 12g. 
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 2 lần sáng tối.
  • Đối tượng sử dụng: Người bị rối loạn tiêu hóa, bụng chướng đau, cảm giác nóng trong, dễ nổi nóng, chán ăn, bụng hay sôi, bị tiêu chảy, sau khi đi thì bớt đau.

3. Bài thuốc sài hồ sơ can tán kết hợp với kim linh tử tán

  • Nguyên liệu: Sài hồ 8g, chỉ xác 8g, bạch thược 12g, chích thảo 4g, hương phụ 8g, xuyên khung 8g, kim linh tử 6g, hương phụ 8g, diên hồ sách 6g.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần sáng tối.
  • Đối tượng sử dụng: Đau bụng đi ngoài kết hợp táo bón xen kẽ, sôi đầy chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi.

Những lưu ý khi chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y

Mặc dù mang lại hiệu quả chữa bệnh, tuy nhiên, khi điều trị hội chứng ruột kích thích bằng đông y, người bệnh cần kiên nhẫn sử dụng. Thuốc sẽ không có tác dụng ngay lập tức mà cần thời gian khoảng 1 tuần đến 1 tháng. Hơn nữa, chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y phù hợp hơn với những người thể bệnh nhẹ. Còn với người bị nặng cần kết hợp thêm thuốc giảm triệu chứng của tây y. 

Hội chứng ruột kích thích cần lưu ý đến cả chế độ ăn

Ngoài ra, người bệnh còn cần phải lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi của bản thân, cụ thể:

  • Thực hiện chế độ ăn ít FODMAP (các chất chứa hàm lượng carbohydrate cao).
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại quả mọng như việt quất, cam, bơ,…
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa/ngày để giảm tải hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
  • Không ăn khuya, không ăn xong nằm luôn, không ăn quá mặn quá ngọt, quá nhiều mỡ động vật.
  • Hạn chế ăn đồ ăn sẵn, để qua đêm, tuyệt đối không ăn đồ bị ôi thiu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Xoa bụng vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa đào thải độc tố và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của ruột.
  • Tập thể dục, yoga thường xuyên sẽ giúp thải độc và trẻ hóa đường ruột. Không những vậy, phương pháp này còn giúp thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng, lo âu mệt mỏi.

Các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích bằng Đông y trên cần được kê và bốc thuốc bởi bác sĩ Đông y. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua dược liệu về phối kết hợp sai liều lượng. Điều này có thể khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến những cây thuốc nam có sẵn trong nhà như lá ổi, lá vối, nha đam, cây lược vàng, quả sung,… để kiểm soát tạm thời triệu chứng của bệnh. Trong một số trường hợp quá nặng, có thể kết hợp sử dụng thuốc Tây y và Đông y để mang lại hiệu quả nhanh hơn.

[TOP 6] Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả tại nhà

Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh mạn tính, khó chữa dứt điểm với tần suất tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài thuốc tây y thì các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích trong dân gian cũng được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn bởi tính an toàn và dễ sử dụng. Cùng tìm hiểu một số bài thuốc hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng khó chịu

Hiểu đúng về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng tăng tính nhạy cảm và tăng giảm nhu động ruột, gây ra cảm giác đau bụng, đầy chướng cùng với số lần đi ngoài và hình dạng phân bất thường (vón cục hay phân nát lỏng). Chính vì không gây ra bất kỳ một tổn thương nào trên ruột nên cơ chế của hội chứng ruột kích thích cho đến hiện nay vẫn chưa được làm rõ.

Căn cứ vào các triệu chứng mà hội chứng ruột kích thích (viết tắt là IBS) được chia thành 4 loại sau đây:

  • IBS tiêu chảy chiếm ưu thế (>75%)
  • IBS táo bón chiếm ưu thế (>75%)
  • IBS hỗn hợp (bị cả tiêu chảy và táo bón)
  • IBS không xác định

Những ai dễ bị hội chứng ruột kích thích?

  • Người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, chịu nhiều áp lực.
  • Từng có tiền sử bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm dạ dày,…
  • Người có tiền sử gia đình bị hội chứng ruột kích thích.
  • Người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu điều độ.

Bài thuốc dân gian chữa hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy

Lá ổi

Lá ổi là bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích rất tốt

Loại dược liệu dễ tìm, dễ sử dụng này là gợi ý đầu tiên trong danh sách các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả tại nhà. Hàm lượng lớn tanin trong ổi có khả năng kháng viêm và cầm tiêu chảy rất tốt. Nếu đang bị đi ngoài, cách nhanh nhất là rửa sạch 3-5 lá ổi non kẹp với muối trắng, nhai và nuốt bã.

Quả sung

Trong thành phần dinh dưỡng của quả sung chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất xơ hòa tan. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ăn sung hằng ngày giúp người bị hội chứng ruột kích thích giảm hẳn táo bón, đầy bụng và chướng hơi. Cách sử dụng quả sung rất đơn giản, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm sung muối để sử dụng trong bữa ăn.

Lá vối

Lá vối có nhiều ở các khu vực miền núi phía Bắc. Loại lá này chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu, vitamin, khoáng chất, và đặc biệt chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm nhiễm tại đường tiêu hóa. Đối với người mắc hội chứng ruột kích thích, lá vối có tác dụng hỗ trợ cầm tiêu chảy, giảm số lần đau bụng và đi ngoài phân sống.

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích thể táo bón

Nha đam

Nha đam chữa táo bón do hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả

Nha đam chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A,C,E, magie, canxi,… Loại dược liệu này ngoài khả năng chống viêm mạnh mẽ, còn có tác dụng nhuận tràng do chứa hoạt chất anthraquinone.

Cách dùng: Nha đam có nhiều cách chế biến khác nhau, bạn có thể cắt hạt lựu để cho vào các loại nước uống, hoặc làm sinh tố nha đam + mật ong + chanh vàng. Hỗn hợp này vừa giúp nhuận tràng vừa giúp làm đẹp da rất hiệu quả đối với phái nữ.

Củ sen

Củ sen chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt đối với người bị hội chứng ruột kích thích, loại củ này cung cấp một lượng lớn chất xơ. Từ đó, nó giúp giảm nhanh táo bón, đầy bụng khó tiêu, người bệnh dễ đi vệ sinh hơn. 

Hoa chuối

Nộm hoa chuối chắc hẳn là món ăn yêu thích của nhiều người. Bạn sẽ không thể ngờ rằng, loại thức ăn dân dã này lại là một trong những bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả. Hoa chuối chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm thiểu tình trạng táo bón và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.

Hoa chuối chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp giảm táo bón hiệu quả

Những ưu nhược điểm khi sử dụng các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích

Ưu điểm

  • Nguyên liệu của các bài thuốc dân gian chữa hội chứng ruột kích thích khá phổ biến, dễ tìm thấy trong vườn nhà.
  • Cách chế biến không quá cầu kỳ, dễ sử dụng.
  • Vì có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên nên phương pháp này khá an toàn cho người bệnh.
  • Chi phí rất rẻ.

Nhược điểm

  • Chỉ áp dụng với những trường hợp mới bị hoặc đang bị nhẹ, triệu chứng không quá nhiều trong ngày.
  • Nếu sử dụng không đúng liều lượng và lạm dụng quá mức có thể gây ra những tác dụng phụ lên các bộ phận khác của cơ thể. 
  • Thời gian mang lại hiệu quả điều trị thường khá lâu, và không rõ rệt. Vì vậy với trường hợp tiêu chảy cấp tính, hoặc táo bón lâu ngày không đi vệ sinh được thì cần phải sử dụng kết hợp thêm thuốc tây.

Trước khi sử dụng các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích từ dân gian, người bệnh nên đến thăm khám để biết rõ thể bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Quan trọng hơn, việc kết hợp các cây thuốc khác nhau với liều lượng hợp lý, sẽ góp phần cộng hưởng tác dụng và giúp người bệnh cảm nhận được những cải thiện một cách rõ hơn. Vì thế, nếu áp dụng mẹo dân gian không đạt hiệu quả, bạn có thể áp dụng các bài thuốc chuyên sâu do bác sĩ chỉ định.

Viêm xung huyết đại tràng: Dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị

Viêm xung huyết đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị phù nề, sưng viêm và tấy đỏ. Nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể tiến triển sang viêm đại tràng mạn tính hoặc xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm sao để biết mình có bị viêm xung huyết đại tràng hay không và phương pháp điều trị bệnh lý này là gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cho bạn những vấn đề trên.

Viêm xung huyết đại tràng

Hiểu đúng về viêm xung huyết đại tràng

Đại tràng là bộ phận gần cuối của ống tiêu hóa, chứa rất nhiều vi khuẩn, có chức năng hấp thu nước và các chất điện giải. Viêm xung huyết đại tràng xảy ra khi đại tràng bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài hoặc do sự mất cân bằng vi sinh đường ruột khiến cho các vi khuẩn có hại phát triển quá mức. 

Viêm xung huyết đại tràng chủ yếu do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Do tác dụng của thuốc: Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi trong đại tràng. Ngoài ra, tác dụng của thuốc hóa xạ trị trong điều trị ung bướu cũng làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm khiến đại tràng dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
  • Do ăn phải các loại thức ăn ôi thiu, ăn đồ sống, không rửa tay trước khi ăn, uống nước lã,… làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa như Shigella,  E. Coli,…
  • Do ngộ độc thức ăn từ việc phối hợp các thức ăn kỵ nhau
  • Do uống rượu bia nhiều
Dùng kháng sinh kéo dài làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột

Dấu hiệu điển hình khi bị viêm xung huyết đại tràng

Ở giai đoạn cấp tính, người bị viêm xung huyết đại tràng thường gặp phải những triệu chứng như đau quặn bụng, đi ngoài không kiểm soát. Còn ở giai đoạn mạn tính, các triệu chứng xảy ra âm ỉ và kéo dài hơn. Viêm xung huyết đại tràng liên quan chặt chẽ đến rối loạn đi ngoài của người bệnh, cụ thể:

+ Đau bụng là biểu hiện đầu tiên, người bệnh có thể đau quặn lên từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Đôi lúc sẽ cảm thấy đau ở 1 vị trí cụ thể – đó là vị trí bị xung huyết.

+ Đi ngoài phân nát lỏng hoặc có những người lại táo bón thành viên phân cứng rất khó đi.

+ Đôi lúc buồn đi ngoài nhưng lại không đi được, bụng đầy chướng rất khó chịu.

+ Nếu bị lâu năm có thể gây suy nhược cơ thể.

Viêm xung huyết đại tràng nếu không được điều trị đúng cách, các mạch máu tại vị trí đại tràng phình to và vỡ ra, có thể gây viêm đại tràng xuất huyết, thủng đại tràng, nhiễm độc toàn thân nguy hiểm đến tính mạng. 

Các phương pháp điều trị viêm xung huyết đại tràng 

Điều trị viêm xung huyết đại tràng

Mục tiêu điều trị trong viêm xung huyết đại tràng là giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh, hạn chế nguy cơ tái phát trở lại và trầm trọng hơn. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng phối kết hợp các loại thuốc sau:

  1. Kháng sinh: Tiêu diệt hoặc ức chế các vi khuẩn gây viêm ruột. Tiêu biểu: Metronidazol, Biseptol,…
  2. Chống viêm: Giảm viêm nhiễm trong đường ruột. Tiêu biểu: Prednisolon, Aspirin,…
  3. Thuốc điều hòa nhu động ruột. Tiêu biểu: Debridat, Rekelat,…
  4. Thuốc bổ sung lợi khuẩn trong trường hợp mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Tiêu biểu: Enterobacteria, Probio,…

Trong trường hợp việc dùng thuốc không có tác dụng, bệnh nhân sẽ được chuyển hướng điều trị sang cắt bỏ phần phần đại tràng bị xung huyết. Ưu điểm của phương pháp này là sẽ làm giảm hết các triệu chứng của bệnh, đại tràng không còn bị xung huyết. Tuy nhiên nhược điểm là chức năng của đại tràng sẽ bị suy yếu dần.

Bị viêm đại tràng xung huyết cần lưu ý điều gì?

Những lưu ý khi điều trị viêm xung huyết đại tràng

Ngoài việc tuân thủ điều trị theo đơn của bác sĩ, người vị viêm xung huyết đại tràng cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Chế độ ăn: Ăn chín, uống sôi, không nên ăn các đồ ăn sống, gỏi, đồ ăn để lâu ngày không được bảo quản tốt. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3 vì chúng có khả năng chống viêm tốt cho đường ruột, ví dụ như các loại cá: cá ngừ, cá trích, cá thu, cá hồi,… Và hãy nên nhớ, ăn nhiều rau xanh mỗi ngày.
  • Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước từ 1,5-2 lít/ngày để đại tràng hoạt động được dễ dàng hơn, tránh tồn ứ thức ăn lâu ngày không đào thải ra ngoài được.
  • Tập thể dục: Có thể bạn chưa biết, tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, mà còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hỗ trợ cơ thể đào thải các độc tố ra ngoài.
  • Điều chỉnh tâm lý: Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều phối hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Khi chúng ta căng thẳng, nhu động ruột cũng như khả năng điều tiết acid để nghiền nát thức ăn trong dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Hệ quả là quá trình tiêu hóa diễn ra không bình thường, cơ thể phản ứng bằng cảm giác đau bụng, đi đại tiện bất thường. Vì vậy, hãy tạo cho mình một tâm lý thoải mái nhất, giảm thiếu những áp lực không cần thiết.

Viêm xung huyết đại tràng là một căn bệnh không quá nguy hiểm. Nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng chế độ sinh hoạt hợp lý thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuyệt đối không chủ quan để tránh các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân.

Cách chữa đại tràng tại nhà có hiệu quả nhanh bằng các bài thuốc nam dân gian

Các cách chữa đại tràng bằng thuốc nam, thuốc dân gian có nguyên liệu rất đơn giản, có thể áp dụng tại nhà. Nếu hợp cơ địa, người bệnh sẽ giảm các triệu chứng viêm đại tràng rất nhanh chóng. Chi tiết về các phương pháp này sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Cách chữa bệnh đại tràng dân gian

Cách chữa viêm đại tràng bằng mật ong

Với người bệnh viêm đại tràng, mật ong có tác dụng rất tốt:

  • Hợp chất flavonoid và acid ascorbic có trong mật ong giúp phục hồi các vết viêm loét trợt ở đại tràng. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng rất hiệu quả.
  • Mật ong có tác dụng kháng hại khuẩn đường ruột tốt, đặc biệt là vi khuẩn e.coli. Đó là bởi trong mật ong có chứa glucose oxidase và hydroperoxide.

Nhờ những công dụng trên, bạn có thể dùng mật ong để chữa triệu chứng bệnh viêm đại tràng thể táo bón. Hiệu quả nhất là kết hợp với vừng đen. Bởi trong thảo dược này có nhiều chất giúp nhuận tràng, giảm chứng khó tiêu, đầy chướng. Ngoài ra vừng đen còn hỗ trợ ổn định độ ẩm của đường ruột. Nhờ đó, niêm mạc đại tràng được bảo vệ tốt hơn.

Cách chữa đại tràng bằng mật ong giúp kháng khuẩn đường ruột hiệu quả

Cách làm như sau: Trộn 1 thìa ăn cơm vừng đen với mật ong thành hỗn hợp sệt đặc. Dùng trước bữa ăn cơm khoảng 1 tiếng. 

Ngoài ra nếu muốn làm lành các vết loét ở đại tràng, bạn có thể dùng hỗn hợp tinh nghệ mật ong. Cách làm này cũng rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy không nên áp dụng. 

Cách chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông

Lá mơ lông là một vị “thuốc mẹo” chữa viêm đại tràng được áp dụng từ xa xưa. Nó có khả năng trị tiêu chảy rất hiệu quả. 

Sở dĩ lá mơ lông có tác dụng như vậy là nhờ vào hợp chất sulfur dimethyl disulphide. Đây là chất được ví như kháng sinh tự nhiên giúp kháng hại khuẩn, chống viêm. Khi các vi khuẩn gây viêm đại tràng được loại bỏ, tình trạng tiêu chảy cũng theo đó giảm. 

Cách thông dụng nhất để dùng lá mơ lông chữa đại tràng chính là xào nó với trứng gà và gừng tươi. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá mơ lông thái nhỏ, trộn với một ít gừng thái sợi và trứng gà. Sau đó, bạn rán hỗn hợp này chín vàng là có thể thưởng thức. 

Người bị viêm đại tràng tiêu chảy có thể ăn món này thường xuyên để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh hơn. 

Cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi

Lá ổi cũng là vị thuốc chữa viêm đại tràng thể tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, loại lá này còn làm giảm cơn đau do co thắt đại tràng và diệt hại khuẩn. 

Để áp dụng cách chữa đại tràng này, bạn chỉ cần lấy lá ổi sắc lấy nước uống theo tỉ lệ 1-2. Nên đun lửa nhỏ để chiết được nhiều tinh chất trong lá ổi. Mỗi ngày bạn uống 2 chén nước này thì các triệu chứng đau đại tràng và tiêu chảy sẽ cải thiện rất nhanh. 

Lá ổi thường dùng để chữa viêm đại tràng thể tiêu chảy

Cách chữa đại tràng bằng quả sung

Y học hiện đại tìm thấy các chất như phốt pho, kali, sắt, canxi, protein, dẫn xuất protein, acid malic, cùng nhiều vitamin khoáng chất khác trong quả sung. Chính điều này giúp quả sung có các tác dụng như:

  • Tăng miễn dịch cơ thể, tăng đào thải độc tố đường ruột.
  • Kích thích sự sinh sản của lợi khuẩn.
  • Giảm triệu chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
  • Kháng khuẩn, sát trùng.

Do đó, cách chữa đại tràng bằng quả sung sẽ phù hợp với người bị viêm đại tràng thể táo bón. 

Cách làm hay nhất là ngâm quả sung khô ngập trong dầu oliu trong 1 – 2 tháng. Sau đó, mỗi ngày ăn từ 2-4 quả sung trước bữa sáng và tối. Cách này không chỉ giảm táo bón, giảm đau đại tràng mà còn hỗ trợ chữa trĩ rất tốt.

Cách chữa viêm đại tràng bằng thuốc nam

Đại tràng hoàn bài thuốc gia truyền

Đây là bài thuốc nam chữa viêm đại tràng kết hợp từ thang sâm linh bạch truật và thang Hương sa lục quân tử. 

Nguyên liệu gồm 30g mỗi loại: Mộc Hương, Bạch Truật, Hoàng Đằng, Trần Bì, Sa Nhân, Hoài Sơn, Bạch Linh, Đảng Sâm, Cam Thảo, Mật ong. Tất cả được tán đều và chế thành viên hoàn. 

Bài thuốc này khi dùng kiên trì từ 4-5 tháng sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ đại tràng, nhuận tràng, tiêu viêm, chống táo bón rất tốt. 

Bài thuốc tiêu thực phục tràng 

Nguyên gốc của bài thuốc này là mẹo chữa đại tràng của người dân tộc Tày. Nó có tác dụng rất tốt với những người bị viêm đại tràng co thắt. Tiêu thực phục tràng giúp ổn định đường ruột, điều hoà tiêu hoá, giảm cơn co thắt. 

Nguyên liệu cũng đều là các thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc nam chữa bệnh đại tràng như Phòng Phong, Hương Phụ, Ỹ Dĩ Nhân, Quế Chi, Phụ Tử, Đẳng Sâm, Phục Linh, Chỉ Xác, Mộc Hương, Đại Hoàng, Bạch Thượng, Bạch Truật. 

Nên tìm tới các cơ sở Đông y uy tín để bốc thuốc chữa đại tràng

Bài thuốc Thái Y Viện

Bài thuốc này xưa kia thường được dùng cho thành viên hoàng thất. Nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, hỗ trợ tiêu hoá, điều hoà đại tiện. Nguyên liệu gồm có Xa Tiền Tử, Ngũ Bội Tử, Hoàng Liên, Hậu Phác, Mộc Hương, Bạch Truật, Bạch Thược, Cam Thảo, Hoạt Thạch. 

Tóm lại, các cách chữa viêm đại tràng bằng mẹo dân gian hoặc các bài thuốc nam đều có tác dụng nhất định. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng hiệu quả trên cơ địa mỗi người sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, các cách chữa đại tràng này có dược tính thấp nên phù hợp hơn với người bị nhẹ. Trường hợp nặng nên ưu tiên điều trị theo phác đồ của bệnh viện. Ngoài ra để gia tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp với việc ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Có như vậy, bệnh mới mau giảm, ít tái phát.

Cách cách điều trị viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa có hiệu quả ngay

Viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều triệu chứng rất khó chịu. Không những thế tình trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mắc. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể gặp biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.

Viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa là gì?

Niêm mạc đại tràng bị viêm xuất hiện các tổn thương như loét, trợt, sưng, xung huyết

Thực chất, rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Đây là bệnh lý gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân gây bệnh đến từ nhiều phía. Trong đó, việc ăn uống kém vệ sinh làm vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể chiếm tỉ lệ cao. Viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa sẽ có các triệu chứng đặc trưng như sau: 

  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội. Vị trí đau lan tỏa quanh rốn (dọc theo khung đại tràng) hoặc cố định ở vùng bụng dưới bên trái. 
  • Bụng đầy hơi, căng tức, dễ chịu hơn khi trung tiện. Gõ vào bụng thấy tiếng bộp bộp.
  • Rối loạn đại tiện dài ngày, đi ngoài nhiều lần, phân bất thường (táo hoặc tiêu chảy). 
  • Phân có kèm dịch nhầy hoặc máu, có lúc chỉ toàn chất nhầy lỏng không giống phân. Mùi phân hôi tanh rất kinh khủng.
  • Mót đại tiện, đi són phân hoặc đi xong vẫn có cảm giác buồn đại tiện. Đau rát hậu môn sau khi vệ sinh.
  • Biểu hiện toàn thân: sốt, sụt cân, da xanh sao, mệt mỏi kéo dài.

Những triệu chứng viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa trên đây có thể âm ỉ kéo dài hoặc bùng phát mạnh theo giai đoạn. Nếu tình trạng này tiến triển nhanh, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng:

  • Thủng đại tràng
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Tắc ruột do táo bón
  • Mất nước và chất điện giải do tiêu chảy nghiêm trọng dẫn tới trụy tim, suy thận
  • Áp xe đại tràng
  • Ung thư hóa

Do đó, người bệnh không nên coi thường mà cần điều trị tận gốc tình trạng này ngay khi phát hiện. Việc điều trị cần có sự can thiệp của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc chỉ để giảm triệu chứng. Điều này khiến bệnh tái phát liên tục, khó được dứt điểm và dễ gặp biến chứng hơn.

Cách cách điều trị viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa tốt nhất hiện nay

Thuốc trị viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa

Thuốc giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

  • Cyclanon: Sử dụng khi bệnh nhân bị đầy bụng do táo bón. Thuốc có khả năng giảm cả triệu chứng ợ hơi
  • Domperidon: Sử dụng khi bệnh nhân bị khó tiêu kèm buồn nôn
  • Maalox: Sử dụng khi bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa do thừa acid dạ dày.  
  • Metoclopramid: Sử dụng để tăng cường tiêu hóa, giảm khó tiêu, chướng bụng. 

Thuốc giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng

  • Loperamid: Giúp cầm tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Berberin: Giúp xử lý tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Ngoài ra thuốc còn hỗ trợ tăng tiết dịch mật để đẩy mạnh quá trình tiêu hóa.
  • Oresol: Bù nước, điện giải, chống suy thận, trụy tim khi bị tiêu chảy dài ngày hoặc tiêu chảy ồ ạt. 
Oresol giúp bù nước và điện giải bị mất khi tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng

Điều trị đau đại tràng rối loạn tiêu hóa bằng thực phẩm

Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh này hiệu quả.

  • Với trường hợp bị viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa thể táo bón: Ăn nhiều chất xơ (có trong rau củ quả và rau xanh. Lưu ý bổ sung các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, dâu tây…
  • Với trường hợp bị đau đại tràng rối loạn tiêu hóa thể tiêu chảy: Hạn chế ăn đồ sống, đồ giàu chất xơ. Bổ sung nhiều thực phẩm tăng lợi khuẩn (sữa chua, men uống vi sinh, dưa cải muối…).
  • Ưu tiên ăn cháo, súp và các món mềm. Tránh ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ và các thực phẩm cứng.
  • Nên ăn các thực phẩm hoặc các món nhiều nước góp phần tăng đào thải cho cơ thể.
  • Ăn nhiều thực phẩm giúp kháng viêm như gừng, tỏi, cà chua, thực phẩm giàu omega 3 (có nhiều trong cá biển).

Chữa viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa bằng mẹo

Điều trị bệnh đại tràng rối loạn tiêu hóa tiêu chảy

Người bị tiêu chảy nhiều do viêm đại tràng có thể uống nước lá ổi để giảm bệnh. Trong loại lá này có nhiều tanin pyrogalic, acid psiditanic cùng triterpenoid. Các chất này giúp chống viêm, làm lành vết loét đại tràng cũng như kháng khuẩn. 

Cách làm: Lấy 1 nắm lá ổi rửa sạch đun sôi với 2 bát nước. Uống trước bữa ăn 30p. Ngày uống 2 lần. 

Lưu ý, không uống thay nước lọc, chỉ uống 1 cốc trước bữa ăn. Khi uống nên đun cho ấm, không nên uống nguội.

Viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa muốn cầm tiêu chảy có thể uống nước lá ổi

Điều trị đau đại tràng rối loạn tiêu hóa táo bón

Những người bị rối loạn tiêu hóa thể táo bón do viêm đại tràng có thể uống trà quả sung. Loại quả này chứa nhiều chất xơ, giúp giảm táo bón rất tốt. 

Cách làm:

  • Lấy 3-5 quả sung to, rửa sạch và nướng xém lửa
  • Cho sung vào hãm với nước sôi trong 20p rồi uống nước và ăn cả phần quả.
  • Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần trước bữa ăn 30p. 

Bệnh viêm đại tràng rối loạn tiêu hóa nếu nhẹ – chưa đi ngoài ra máu rất dễ chữa khỏi. Tuy nhiên nếu để lâu, tình trạng tiến triển nặng sẽ rất khó dứt điểm. Lúc này, các giải pháp sẽ chỉ mang tính giảm triệu chứng, người bệnh chỉ còn cách thực hiện phẫu thuật mới có khả năng khỏi hoàn toàn.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x