Skip to main content

Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

  • Ngày đăng:

    19/02/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    246

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là một căn bệnh cấp tính kéo dài dưới 2 tuần thường bệnh có thể tự khỏi sau 3-4 ngày. Cụ thể nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là gì?

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em còn được gọi với tên khác như: bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, cúm dạ dày, viêm dạ dày là tình trạng viêm cấp niêm mạc đường tiêu hoá.

Đây là một căn bệnh cấp tính vì bệnh chỉ kéo dài dưới 2 tuần thường bệnh có thể tự khỏi sau 3-4 ngày. Có những trường hợp bị sốc, mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em còn được gọi với tên khác như: bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, cúm dạ dày

Bệnh xuất hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện như: tiêu chảy, nôn, đau bụng, phân toàn nước.

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ

Muốn điều trị thành công và phòng tránh bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu dó virus (chiếm 70%). Ngoài ra còn do nhiễm vi khuẩn và các ký sinh trùng gây nên. Cụ thể:

2.1. Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Từ năm 1973, các chuyên gia phát hiện ra sự hiện diện của Rotavirus. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại virus thuộc họ Reoviridae, phân họ Sedoreovirinae.

rotavirus
Rotavirus là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ

Trong tất cả các loại Rotavirus, Rotavirus A là loại virus phổ biến hơn cả. Thống kê cho thấy 90% số ca mắc viêm dạ dày ruột cấp có sự hiện diện của Rotavirus A. Các chủng Rotavirus B và C thi thoảng cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhi tuy nhiên tỉ lệ rất thấp. Trẻ em trong giai đoạn 1 – 5 tuổi thường rất dễ mắc phải loại virus này do hệ miễn dịch còn yếu.

Theo thời gian, hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện dần sẽ ít bị ảnh hưởng của virus này. Chính vì vậy hầu hết bệnh nhân mắc viêm dạ dày ruột cấp do Rotavirus thường là trẻ em, người lớn rất hiếm khi bị ảnh hưởng bởi loại virus này. Khi xâm nhập được vào hệ tiêu hóa của bé, vi khuẩn này sẽ tác động lên thành ruột non, từ đó dẫn đến bệnh viêm dạ dày ruột cấp.

Tại các nước đang phát triển mỗi năm có đến 900000 trường hợp trẻ em tử vong do Rotavirus. Yếu tố vệ sinh có ảnh hưởng lớn đến khả năng gây lây nhiễm Rotavirus. Con đường phân miệng là con đường lây lan chính của loại vi khuẩn này.

Rotavirus cũng có thể tồn tại trong môi trường nước. Từ đó lây lan sang những đối tượng bệnh nhân sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Sau khi ra khỏi cơ thể bệnh nhân, Rotavirus cũng có thể tồn tại trong phân và tiếp tục lây nhiễm nếu như có điều kiện phù hợp.

Ngoài ra một số virus khác cũng gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em như:

  • Novovirus
  • Adenovirus
  • Calicillin
  • Enterovirus

2.2. Do vi khuẩn

Ngoài nguyên nhân do virus thì bị nhiễm vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, chiếm khoảng 10-20% số ca nhiễm bệnh.

Các loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột cấp phổ biến nhất đó là: Escherichia coli, Campylobacter. Ngoài ra còn có vi khuẩn Salmonella, Yersinia enteratioitica, Shigella cũng gây nên bệnh.

Các loại vi khuẩn này lây lan qua đường ăn uống vì vậy nếu thực phẩm không đảm bảo vị sinh hoặc khi nấu ăn không được nấu chín thì sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm viêm dạ dày ruột cấp.

Những thực phẩm vị nhiễm vi khuẩn, để ở nhiệt độ phòng thì trong vài giờ chúng sẽ sinh đối nhanh chóng và tăng nguy cơ bị nhiễm viêm dạ dày ruột cấp

2.3. Do ký sinh trùng

Giun, sán và một số sinh vật đơn bào như Giardia lamblia, Cryptosporidium là những loại ký sinh trùng phổ biến gây nên bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em.

Con đường lây lan phổ biến là thông qua thức ăn và nước uống.

2.4. Do độc tố

Độc tố gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em chủ yếu đến từ thực phẩm như:

  • Một số loại nấm
  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả
  • Một số loại hải sản
  • Nước hoặc thực phẩm nhiễm asen, chì

2.5. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ bao gồm:

  • Thuốc điều trị viêm dạ dày chứa magie
  • Thuốc kháng sinh
  • Một số thuốc hoá xạ trị
  • Digoxin trong điều trị suy tim
  • Thuốc điều trị ký sinh trùng
  • Thuốc chống táo bón

3. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thường xuất hiện rõ ràng sau 12-72 giờ bị nhiễm. Cụ thể:

  • Sốt cao: Trẻ có khả năng bị co giật nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời
  • Đau thắt bụng: Biểu hiện này thường bị chủ quan do nhầm lẫn với cơn đau bụng bình thường. Khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần trước hoặc sau ăn. Vị trí đau dạ dày ở trẻ ở trên rốn hoặc quanh rốn, các cơn đau bụng thường diễn ra về đêm, âm ỉ kéo dài và dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
  • Nôn mửa, chán ăn, nhức đầu: Tình trạng này kéo dày khoảng 1 ngày. Đây là một trong những triệu chứng chính bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, thường là ở các bé dưới 2 tuổi. Do nôn, chán ăn nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé bị kém đi dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
  • Tiêu chảy: Trẻ đi nhiều hơn bình thường từ ba lần trở đi trong vòng 24 giờ, có thể trong phân có kèm theo nhầy, máu. Vì vậy cần phải kiểm tra phân của trẻ.
  • Mất nước nặng: Biểu hiện là, khô miệng và môi, ít đi tiểu, chanh tay lạnh, ít nước mắt khi khóc…. lúc này cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Trong các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp, mất nước và nhiễm toan chuyển hoá được đánh giá là những triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể bù nước và điện giải cho bé, không cần dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Một số biến chứng của viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ bao gồm:

  • Mất nước
  • Nhiễm toan chuyển hoá
  • Rối loạn điện giải (tăng natri máu, hạ natri máu, hạ kali máu)
  • Không dung nạp đường có trong sữa
  • Rối loạn tiêu hoá protein
  • Hội chứng tan máu do nhiễm khuẩn
  • Biến chứng Iatrogenic

4. Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ lây lan qua đường nào?

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em rất dễ bị lây lan. Cụ thể:

  • Nếu là do vi khuẩn thì bệnh chủ yếu lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm mang mầm bệnh.
  • Nếu là do virus thì trẻ có thể mặc bệnh do ăn phải thức ăn chứa mầm bệnh hoặc sử dụng chung thìa, cốc, bát với người bị nhiễm virus.
  • Ngoài ra bé cũng có thể bị lây bệnh do tiếp xúc với phân nhiễm khuẩn rồi vô tình đưa tay lên miệng. Các vi khuẩn gây nên bệnh có kích thước rất nhỏ, vì vậy cả khi tay bé trông không bẩn thì vi khuẩn vẫn có thể bám vào tay

5. Cần đưa trẻ đi khám khi nào?

Bé bị viêm dạ dày ruột cấp thường tự khỏi sau 3-4 ngày, các triệu trứng sẽ tự biến mất sau vài ngày chỉ cần chăm sóc bé ngay tại nhà mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có các biểu hiện sau thì hãy đưa bé đi bệnh viện ngay:

  • Trẻ sốt trên 38 độ C
  • Trẻ mắc các bệnh như: đái đường, bệnh tim, trẻ có tiền sử đẻ non
  • Trẻ bỏ ăn uống trong khi vẫn còn bị tiêu chảy, buồn nôn
  • Trẻ nôn dịch màu xanh hoặc nôn ra máu
  • Đau bụng dữ dội
  • Đi phân ngoài có máu
  • Trẻ sốt li bì, ngủ nhiều
  • Bàn tay và bàn chân lạnh
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước như: Môi khô, khát nước, da khô, mắt trũng hoặc thóp lõm, không có nước mắt khi khóc, quá 6 tiếng thấy bỉm vẫn khô, quá 8 tiếng không thấy đi tiểu.

6. Điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Viêm dạ dày ruột cấp do Rotavirus gây ra hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thông thường được áp dụng các biện pháp điều trị chính như:

6.1 Điều trị mất nước và điện giải

Dịch truyền thường là dung môi hòa tan chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tác dụng chính của truyền dịch là bù nhanh các thành phần dinh dưỡng, chất điện giải, nước bị mất trong cơ thể. Qua đó ổn định được tuần hoàn của bệnh nhân.

Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và điện giải

Truyền dịch cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp cần thực hiện càng sớm càng tốt để giúp ổn định tim mạch cũng như giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Thông thường, truyền dịch thường kéo dài khoảng 4 giờ. Sau mỗi 1 – 2 giờ bệnh nhân được theo dõi và đánh giá lại. Bên cạnh truyền dịch tĩnh mạch, trẻ cũng có thể được bổ sung dịch qua đường uống.

Đối với trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ, chỉ cần cho bé bú nhiều hơn và không cần sử dụng thêm các biện pháp bù nước khác.

6.2 Thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho bé

Trong đa số các trường hợp, việc dùng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ là không cần thiết. Chỉ cần chăm sóc tại nhà với việc bù nước và điện giải chống mất nước cho bé. Trong trường hợp bé bị mất nước nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như:

  • Loperamid: điều trị tiêu chảy (chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi)
  • Ondansetron: Giúp chống nôn, giảm nôn. Dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng trong trường hợp được xác định nhiễm khuẩn
  • Thuốc điều trị ký sinh trùng (Ví dụ metronidazole và nitazoxanide) trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng

6.3 Sử dụng men tiêu hoá

Trong một số trường hợp, men tiêu hoá thể hiện tác dụng tốt trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp giảm bớt vi khuẩn có hại và giảm viêm cho bé. Một số vi sinh vật trong men vi sinh như lactobacillus (trong sữa chua) có tác dụng kìm tiêu chảy sau 1-2 ngày.

Men vi sinh chỉ được dùng trong việc hỗ trợ viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, không có tác dụng điều trị bệnh nếu bệnh tiến triển nặng hơn.

7. Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp

Đối với bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em ba mẹ cần chú ý:

  • Đối với những trẻ viêm dạ dày ruột cấp không mất nước nên bổ sung một số thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ. Sau khi được bù nước, trẻ cần được cung cấp chế độ ăn phù hợp dễ tiêu hóa để bù lại lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Bố mẹ cũng cần lưu ý sau khi bắt đầu bù nước cho trẻ không nên ngưng thức ăn quá 4 – 6 giờ. Bạn cũng không cần pha loãng sữa công thức và cho bé ăn lại dần dần.
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng là vấn đề mà bố mẹ nên hiểu rõ trong quá trình chăm sóc trẻ, nhất là đối với những trẻ đã cai sữa. Bố mẹ nên chú ý một số loại thực phẩm tốt cho viêm dạ dày ruột để sử dụng cho trẻ như: lúa mì, bánh mì, khoai, gạo, ngủ cốc, các loại rau quả,…
  • Không nên cho trẻ dùng một số loại thức ăn như chất béo, nước ngọt, nước trái cây, trà và các thức uống có nhiều đường. Đây là các loại thức ăn gây khó tiêu, khó dung nạp và có thể gây tiêu chảy cho trẻ.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng tiến triển bệnh của bé, thường xuyên vỗ về, trò chuyện với bé. Đặc biệt là sau khi ngưng truyền dịch và cho ăn trở lại. Đây là giai đoạn mà trẻ dễ chán ăn, bỏ ăn.

8. Phòng tránh bệnh viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ

Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề cần biết trong phòng tránh viêm dạ dày ruột cấp như:

  • Không để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác đang mắc bệnh.
  • Tiêm phòng cho trẻ bằng các vắc xin phòng chống tiêu chảy do virus Rota.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi cho trẻ.
  • Cả gia đình phải thực hiện rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt, ăn uống đảm bảo vệ sinh. Tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn nước bẩn.

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ?

Trả lời:

Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cũng có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé. Do vậy sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.

Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp viêm dạ dày ruột nặng, được xác định nguyên nhân là do vi khuẩn và sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

9.2 Sữa chua có tốt cho viêm dạ dày ruột cấp tính không?

Trả lời: 

Sữa chua chứa cấc vi khuẩn có lợi như Lactobacillus casei GG và S boulardii, được đánh giá là có lợi cho việc giảm lượng vi khuẩn có hại, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ. Đồng thời sữa chua có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

Bạn nên sử dụng sữa chua ít béo hoặc không đường cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Không nên sử dụng sữa chua cho trẻ có tiền sử rối loạn tiêu hoá khi sử dụng các sản phẩm từ sữa.

Tổng kết:

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em như thế nào để từ đó biết cách chữa trị. Cách tốt nhất là các mẹ phòng ngừa bệnh này từ đầu để những nguy hiểm không mong muốn xảy ra đến với trẻ.

>> Tìm hiểu thêm: 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x