Skip to main content

Phân biệt loét dạ dày và bệnh loét hành tá tràng

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    162
Bệnh loét dạ dày hành tá tràng và loét dạ dày có nhiều điểm giống nhau nên rất khó phân biệt giữa 2 bệnh này. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 căn bệnh này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Loét dạ dày

Loét dạ dày
Loét dạ dày

Loét dạ dày có những biểu hiện như:

  • Đau bụng trên hoặc vùng thượng vị vùng bụng trên, ngay dưới ức , ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn.
  • Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói, đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…
  • Bị xuất huyết dạ dày nếu có: Phân đen, mịn như cà phê hoặc nôn ra máu đỏ, da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.

2. Loét hành tá tràng

  • Các cơn đau dữ dội, đau rát, đau như bị cào, gặm; hoặc đau âm ỉ, bụng đầy hoặc cảm giác cồn cào như đói.
  • Cơn đau giảm khi ăn thức ăn. Cơn đau lại đến sau khi ăn 1,5- 3 giờ. Cơn đau thường làm bệnh nhân tỉnh dậy ban đêm. Có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng. Đau tăng khi ăn thức ăn và nôn là các triệu chứng của loét môn vị.
  • Sự khác nhau lớn nhất giữa bệnh loét hành tá tràng và loét dạ dày là loét tá tràng không bao giờ trở thành ung thư, trong khi loét dạ dày có khả năng rất cao trở thành ung thư.
  • Nhưng dù mắc chứng viêm loét nào, người bệnh cũng nên thăm khám và có phương pháp điều trị sớm để tránh những ảnh hướng xấu về sau.
  • Có thể nói vi khuẩn HP là tác nhân chính gây nên các chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

3. Các đường lây nhiễm vi khuẩn HP

  • Đường miệng, miệng: HP được tìm thấy trong nước bọt và cao răng của người bệnh, lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con ăn. Trẻ em có thể lây cho nhau hoặc cho người tiếp xúc với trẻ nếu tiếp xúc với chất nôn ói của trẻ bị nhiễm vi trùng HP.
  • Đường dạ dày , miệng: Vi khuẩn HP có trong dịch dạ dày nên có thể lây lan từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác khi sử dụng các ống nội soi dạ dày chưa vô trùng tốt.
  • Đường phân , miệng: HP có trong phân của người bệnh, vi khuẩn theo phân lây sang người khác do không vệ sinh tay sạch sau khi đi tiêu hay qua côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ.
Để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh loét hành tá tràng bạn cần:
  • Có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Không ăn nhiều chất kích thích quá chua, quá cay, quá nóng. Không uống rượu, không hút thuốc lá.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nên giữ tinh thần lạc quan tránh căng thẳng thần kinh, không ăn khi quá mệt mỏi và căng thẳng.
  • Khi thấy các triệu chứng: Đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu, tiêu phân đen, ói máu.

>> Tìm hiểu thêm:

Trên đây là những chia sẻ về bệnh loét dạ dày và bệnh loét hành tá tràng, hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ bạn sẽ có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x