Vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở? và cách xử lý
-
Ngày đăng:
14/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
266
Nội dung bài viết
ToggleTrào ngược dạ dày gây khó thở khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn với các lý do khác. Dẫn đến quá trình điều trị không dứt điểm. Vì thế để thoát khỏi tình trạng này, người bệnh cần tiến hành điều trị từ căn gây bệnh là trào ngược dạ dày thực quản.
1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tiêu hóa. Căn bệnh này gây ra rối loạn chức năng và tổn thương chủ yếu ở khu vực dạ dày – thực quản. Thăm khám và kiểm tra những bệnh nhân trào ngược, các bác sĩ nhận thấy chức năng điều tiết acid dịch vị của dạ dày bị rối loạn, nhu động ruột – dạ dày lúc tăng, lúc giảm bất thường và cơ thắt thực quản dưới có trương lực cơ bị suy giảm.
Khi bị trào ngược dạ dày, đa số người bệnh đều xuất hiện các triệu chứng khó chịu:
1.1. Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Ợ nóng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trào ngược. Cảm giác nóng rát kéo dài từ dạ dày lên thực quản trong mỗi lần ợ cho thấy trong dịch ợ của bạn chứa acid dịch vị dư thừa. Lượng acid này có thể gây tổn thương cho các vùng niêm mạc nó đi qua và cảnh báo người bệnh cần điều trị ngay lập tức.
Ngoài ra, người bệnh còn bị ợ chua, ợ hơi nhiều lần. Các chứng ợ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kể cả khi bạn không ăn uống hay đã ăn uống đầy đủ.
1.2. Đau họng, ho hen
Axit khi trào ngược mạnh sẽ lên đến vùng vọng gây tổn thương cơ quan này, hậu quả là người bệnh bị đau họng, ho.
1.3. Nôn/ buồn nôn
Niêm mạc thực quản – dạ dày bị tổn thương và rối loạn nhu động ruột dạ dày khiến cho cảm giác buồn nôn xuất hiện.
1.4 Khó nuốt
Axit trào ngược gây sưng, phù nề niêm mạc thực quản khiến người bị khó nuốt khi ăn
1.5 Miệng nhiều nước bọt
Phản xạ của cơ thể tiết nhiều nước bọt nhằm trung hoa axit bị trào ngược.
Ngoài các triệu chứng điển hình này, người bệnh trào ngược còn có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu khác như: đầy bụng, ăn uống không tiêu, chướng tức thượng vị, khó thở…..
2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khó thở
Khó thở không phải là triệu chứng phổ biến ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện lại khiến người bệnh lo lắng và vô cùng mệt mỏi.
Chi tiết hơn về vấn đề này, các bác sĩ cho biết:
- Khi dịch dạ dày bao gồm acid trào ngược lên, chúng sẽ tác động đến hệ thống thần kinh trên niêm mạc thực quản.
- Điều này có thể gây ra phản xạ co rút của các khối cơ ở lồng ngực gây chèn ép vào đường thở gây ra cảm giác khó thở cho người bệnh.
- Ngoài ra nếu trào ngược mạnh, axit có thể lan đến xoang, gây chứng viêm xoang từ đó các vấn đề hô hấp như khó thở, nghẹt mũi… có thể xảy ra
Trên thực tế, trào ngược dạ dày khó thở có thể là triệu chứng nguy hiểm của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy nên, để xác định chính xác nguyên nhân, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám làm rõ vấn đề của mình và tiến hành điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Hậu quả nếu không xử lý
Không chỉ gây khó chịu và cản trở cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh, trào ngược dạ dày làm khó thở còn tạo ra những nguy cơ biến chứng nguy hiểm về sức khỏe nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
3.1. Vấn đề về đường hô hấp
Acid dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản có thể gây tổn thương và khiến người bệnh gặp các vấn đề về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phổi….
Bệnh hô hấp do trào ngược dạ dày gây ra thường khó có thể điều trị dứt điểm. Hơn nữa, bệnh rất dễ tái phát trở lại khi vừa mới ngưng thuốc.
3.2. Barrett thực quản
Barrett thực quản là biến chứng tiền ung thư thực quản. Chúng xuất hiện khi các tế bào lót ở thực quản bị biến đổi chuyển màu. Nguyên nhân là do thường xuyên bị tổn thương bởi acid dạ dày trào ngược lên. Đây là biến chứng rất nguy hiểm và đe dọa lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế. Theo định kỳ, người bệnh sẽ được hướng dẫn để tầm soát nguy cơ ung thư thực quản
3.3. Viêm thực quản
Viêm thực quản là biến chứng rất thường gặp ở người trào ngược. Khi acid dạ dày kèm theo enzyme tiêu hóa, thức ăn, vi khuẩn… trào ngược lên có thể gây phá hủy niêm mạc thực quản.
Tùy theo mức độ trào ngược và lượng acid dư thừa mà thực quản có thể xuất hiện các tổn thương như phù nề, viêm, loét…
3.4. Hẹp thực quản
Hẹp thực quản là biến chứng xuất hiện sau khi các ổ viêm loét dạ dày đã bị xơ hóa, hóa sẹo. Lúc này, thực quản sẽ mất đi khả năng co giãn và rất dễ bị rách, vỡ nếu có bất thường xảy ra trong quá trình ăn uống.
3.5. Ung thư thực quản
Không có nhiều trường hợp tiến triển thành ung thư thực quản. Tuy nhiên, người bệnh cần cực kỳ thận trọng vì nguy cơ tử vong lại rất lớn. Các biểu hiện cho thấy nguy cơ về ung thư thực quản bao gồm:
- Sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên.
- Toàn thân bệnh nhân gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút > 5kg
- Da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ.
- Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất.
4. Thực phẩm nên ăn và kiêng
4.1. Thức ăn nên ăn
Lựa chọn các loại thực phẩm tốt sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở:
Các loại đậu đỗ
Hàm lượng amino acid dồi dào trong đậu/đỗ giúp trung hòa bớt acid dịch vị dư thừa từ đó hạn chế được tình trạng nóng rát, khó chịu dạ dày sau khi ăn. Bạn có thể dùng đậu đen, đậu xanh, đậu tương…
Các loại rau
Rau xanh chứa rất nhiều vitamin và chất xơ tốt cho dạ dày. Người bệnh trào ngược nên điều chỉnh khẩu phần ăn. Bạn cần ưu tiên rau xanh chiếm khoảng 50%.
Các loại rau được khuyến cáo là tốt cho người trào ngược bao gồm dưa chuột, súp lơ xanh, bắp cải, rau bí…
Gừng – nghệ
Gừng và nghệ là 2 vị dược liệu tuyệt vời có tác dụng kháng viêm, kích thích làm lành tổn thương và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Bạn có thể khắc phục các triệu chứng như đầy chướng bụng, ăn không tiêu, ợ hơi liên tục…
Cách sử dụng hai thực phẩm này cũng rất đơn giản, đối với gừng, bạn có thể pha trà hoặc bổ sung vào các món ăn hàng ngày. Hoặc bạn có thể phối hợp nghệ cùng mật ong làm trà để tăng cường hiệu quả sử dụng.
Các loại thịt nạc
Thịt nạc ninh nhừ là lựa chọn hợp lý cho thành phần đạm trong khẩu phần ăn của người trào ngược. Các loại thịt nạc nên lựa chọn loại màu nhạt, ít béo như thịt vịt, thịt gà, thịt lợn…
Các loại hoa quả
Hoa quả tươi là nguồn cấp chất xơ, vitamin C và đường lý tưởng khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, khi lựa chọn, bạn cần tránh các loại quả có vị ngọt quá nhiều hoặc vị chua có tính acid như cam, quýt, chanh, xoài, cóc….
Chất béo lành mạnh
Người bị trào ngược nên bổ sung các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như hạt lanh, quả óc chó, bơ… Chất béo từ nhóm thực phẩm này rất tốt cho cơ thể và không gây kích thích dạ dày ruột hay làm tăng gánh nặng tiêu hóa.
4.2. Thức ăn nên kiêng
Loại bỏ hoặc hạn chế các thực phẩm dưới đây nếu bạn không muốn gặp triệu chứng của trào ngược dạ dày.
Muối và đường
Muối và đường là hai chất có khả năng kích thích sự gia tăng sản xuất acid dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng đường cao như trà sữa, bánh kẹo, đặc biệt là socola.
Thực phẩm chứa nhiều axit
Thực phẩm có nhiều acid không những làm tăng nồng độ acid trong dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản. Bạn cần lưu ý những thực phẩm dưới đây:
- Hoa quả có vị chua: cóc, xoài, chanh, quất…
- Các loại đồ muối chua: dưa muối, cà muối, hành muối….
- Các loại giấm chua: giấm rượu, giấm gạo, giấm ớt, giấm tỏi….
Rượu bia, nước ngọt
Đồ uống có ga hay chứa nhiều cồn không chỉ làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn gây tăng tiết acid HCL, pepsin… Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của trào ngược. Vậy nên, hãy lưu ý điều tiết khi sử dụng các nhóm thực phẩm này.
Chất béo
Việc ăn quá nhiều chất béo có thể gây khó tiêu, co thắt thực quản dưới. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh trào ngược dễ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng…
Lưu ý:
- Việc điều trị trào ngược dạ dày diễn ra càng sớm thì khả năng khắc phục, điều trị bệnh càng cao.
- Khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bạn nên đến các cơ quan y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối không tự đoán bệnh và điều trị theo kinh nghiệm tại nhà làm bỏ lỡ giai đoạn vàng tốt nhất để điều trị bệnh.
Hy vọng sau bài viết trên các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày có khó thở không? Trào ngược dạ dày gây khó thở không khó khắc phục. Tuy nhiên bạn cần có phương pháp điều trị đúng và kịp thời. Rất hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn và đừng ngại để lại lời nhắn cho chúng tôi nếu cần hỗ trợ. Chúc bạn mau lành bệnh!
Cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe dạ dày tại đây.