Trào ngược dạ dày nên ngủ như thế nào ?
-
Ngày đăng:
06/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
255
Nội dung bài viết
ToggleKhông ít người bệnh trào ngược dạ dày than phiền rằng chứng trào ngược trầm trọng hơn khi họ đi ngủ. Tình trạng đó rất có thể là do người bệnh ngủ không đúng cách. Vậy trào ngược dạ dày nên ngủ như thế nào là tốt nhất? Xem ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây để tìm câu trả lời!
1. Trào ngược dạ dày về đêm
Trào ngược dạ dày là quá trình mà dịch vị dạ dày, do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới bị trào ngược lên thực quản. Vào ban đêm, dịch dạ dày bài tiết nhiều hơn, nhất là với những người ăn tối muộn. Với sự kết hợp của sự rối loạn nhu động dạ dày, dịch vị dạ dày dễ dàng trào ngược lên.
Hầu hết người bị trào ngược đều trải qua sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong khi ngủ hoặc cố gắng ngủ. Nếu axit trào đến tận cổ họng và thanh quản, người ngủ sẽ thức dậy ho và nghẹt thở. Nếu axit chỉ trào ngược đến tận thực quản, triệu chứng thường xảy ra là ợ nóng. Bạn sẽ cảm nhận được luồng hơi nóng trong dạ dày bị đẩy nhanh ra kèm theo axit, dịch mật thậm chí cả thức ăn. Trong 1 đêm, bạn có thể bị trào ngược nhiều lần.
Trào ngược dạ dày về đêm do nhiều nguyên nhân tác động như: Ăn tối quá nhiều hoặc quá muộn hoặc do tư thế nằm không đúng. Trào ngược dạ dày vào ban đêm khiến cho người mắc gặp phải các triệu chứng khó chịu như:
- Cảm giác nóng rát từ dạ dày lan tới ngực và cổ họng, lan sang xương hàm.
- Ho nhiều, buồn nôn, có nhiều đờm ở cổ.
- Mất ngủ, khó ngủ dẫn tới mệt mỏi và uể oải.
- Có thể làm chậm nhịp tim, khó thở hoặc dẫn tới ngừng thở.
- Gặp các vấn đề về đường hô hấp như khàn tiếng, đau họng, ho mãn tính…
2. Trào ngược dạ dày nên ngủ như thế nào ?
2.1. Nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày vì:
- Khi nằm ngửa với gối đầu cao khoảng 6 – 8 inch, dạ dày sẽ nằm thấp hơn thực quản và hạn chế được nguy cơ axit bị trào ngược.
- Tư thế nằm ngửa giúp cột sống được thư giãn và giảm đau dạ dày hoặc các cơn đau mãn tính ở các khu vực khác trên cơ thể.
- Nằm ngửa và dang rộng tay chân giúp hạn chế áp lực cho các khớp.
Với người bị trào ngược dạ nặng với tần suất trào ngược liên tục, nên kê chân giường phía trên cao hơn khoảng 20cm. Phương pháp này sẽ giúp hạn chế trào ngược hiệu quả.
2.2. Nằm nghiêng sang trái
Khi ngủ nghiêng bên trái, dạ dày của bạn bây giờ được đặt bên dưới thực quản. Điều này làm cho trào ngược khó khăn hơn. Nếu axit dạ dày thoát ra, trọng lực có thể đưa nó trở lại dạ dày nhanh hơn so với khi ở bên phải. Khi cơ thể được nằm nghiêng bên trái, quá trình vận chuyển chất thải trở nên dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tư thế nằm ngủ này giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi đường tiêu hóa nhanh hơn.
Nằm ngủ nghiêng bên trái còn mang tới hàng loạt các lợi ích cho sức khỏe như:
- Giảm áp lực cho xương sống
- Tốt cho tim
- Tăng cường hoạt động của hệ bạch huyết.
3. Những tư thế ngủ cần tránh
Ngoài vấn đề trào ngược dạ dày nên ngủ như thế nào, bạn cũng cần lưu ý những tư thế ngủ cần tránh khi mắc phải căn bệnh này:
3.1. Nằm úp
Tư thế nằm úp khiến cho dạ dày chịu áp lực của trọng lượng và bị chèn ép. Dịch vị dạ dày có thể dễ dàng tràn lên thực quản tới tận khoang miệng. Ngoài ra, ngủ ở tư thế này còn khiến cho cho tim hoạt động khó khăn hơn, quá trình hô hấp bị gián đoạn. Sau khi ngủ nằm úp, bạn sẽ bị đau vai, gáy, thiếu oxy dẫn tới sự hoạt động kém hiệu quả của hàng loạt cơ quan khác.
3.2. Nằm nghiêng sang phải
Khi bạn nằm nghiêng bên phải, lympho bạch huyết sẽ vận hành kém hiệu quả hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh do các độc tố tích tụ trong cơ thể quá nhiều. Nằm nghiêng bên phải khiến cho nhiều cơ quan bị chèn ép. Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn sinh nhiều khí trong dạ dày dẫn tới ợ nóng. Nằm bên phải cũng làm cho các dịch thể mang nhiều axit hơn gây ra tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ.
4. Những lưu ý khác liên quan đến giấc ngủ
Để có giấc ngủ ngon, không bị “làm phiền” bởi trào ngược dạ dày, bạn nên thực hiện những phương pháp sau đây:
- Bám sát một lịch trình ngủ. Đi ngủ và thức dậy vào một thời gian thường xuyên (ngay cả vào cuối tuần).
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường trao đổi chất.
- Tránh chất caffeine và nicotine bởi vì có thể mất 8 giờ để tác dụng của caffeine biến mất và bạn sẽ mất ngủ trong suốt khoảng thời gian đó.
- Tránh các bữa ăn lớn và đồ uống vào đêm khuya. Điều này có thể gây ra trào ngược cũng như khiến bạn thức dậy thường xuyên để sử dụng phòng tắm.
- Tránh ngủ trưa sau khi ăn, nó có thể gây trào ngược.
- Thư giãn trước khi ngủ, cố gắng loại bỏ căng thẳng và stress ảnh hưởng tới sự thoải mái của bạn.
- Có một môi trường ngủ tốt: Loại bỏ bất cứ thứ gì có thể làm xao lãng hoặc làm gián đoạn giấc ngủ của bạn như TV, máy tính, đèn sáng hoặc tiếng ồn.
- Đừng nằm thao thức trên giường: Nếu bạn thức trên giường hơn 20 phút, hãy thức dậy và thực hiện một hoạt động thư giãn cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết được trào ngược dạ dày nên ngủ như thế nào? Ngủ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được đáng kể triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày và giúp bệnh không trở nên trầm trọng hơn.
>>> Xem thêm các thông tin sức khỏe dạ dày, trào ngược tại đây.