Trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không ?
-
Ngày đăng:
02/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
266
Nội dung bài viết
ToggleBạn có thể nghe thấy nhiều người bị bệnh dạ dày truyền tai nhau là nên ăn bánh mì thường xuyên. Vậy thực hư cách làm này là như thế nào? Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không?
1. Bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai đều có thể mắc phải, nhiều nhất là những người làm việc văn phòng.
Khi bị trào ngược, dịch vị dạ dày bị trào lên thực quản do cơ thắt thực quản dưới hoạt động lỏng lẻo. Dịch vị dạ dày còn có thể trào vào trong khoang miệng, thanh quản của người bệnh làm tổn thương niêm mạc và các yếu tố bảo vệ. Lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thực quản Barrett, tăng nguy cơ ung thư thực quản, loét thực quản,…
Theo các chuyên gia y tế, trào ngược dạ dày chủ yếu là do 3 nguyên nhân
- Stress thường xuyên
- Tăng tiết dịch dạ dày
- Chức năng cơ thắt thực quản dưới suy yếu
Do đó, bất cứ thức ăn nào được nạp vào cơ thể phải đảm bảo không làm trầm trọng thêm 3 nguyên nhân này. Vậy bánh mì có phải là thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược hay không?
2. Công dụng của bánh mì với cơ thể
Bánh mì được chế biến từ bột ngũ cốc là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đáng kể. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyên bạn nên tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, vì vậy chọn bánh mì nguyên chất là một lựa chọn thông minh. Một lát bánh mì nguyên chất cung cấp gần 70 calo và khoảng 1 gram chất béo, 4 gram protein và 11,6 gram carbohydrate, 2 gram chất xơ.
Bánh mì mang đến nhiều với sức khỏe là:
- Giúp xương chắc khỏe: Ăn bánh mì có thể cung cấp thêm vào lượng Canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho xương.
- Tốt cho não: Chất Sắt có trong bánh mì có tác dụng cung cấp năng lượng cho não hoạt động, tránh tính trạng mệt mỏi, uể oải.
- Cải thiện tâm trạng: Các chất Folate và Acid folic có tác dụng giúp dây thần kinh khỏe mạnh, cải thiện tâm trạng.
- Cung cấp năng lượng: Bánh mì chứa Carbohydrates là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho các cơ quan hoạt động.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Bánh mì có chứa chất xơ có tác dụng giảm nguy cơ táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa.
3. Bánh mì có tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày không ?
Bánh mì có khả năng thấm hút tốt do đó có thể thấm bớt acid dạ dày và làm cân bằng lại môi trường axit trong dạ dày. Nhờ vậy, lượng axit tiếp xúc với niêm mạc dạ dày sẽ bị hạn chế. Người bị trào ngược khi ăn bánh mì sẽ hạn chế tổn thương niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa acid trào ngược lên thực quản.
Chất xơ trong bánh mì giúp nhu động dạ dày hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng thức ăn tồn đọng gây trào ngược.
Tuy nhiên khi sử dụng bánh mì, bệnh nhân trào ngược dạ dày cần lưu ý những điểm sau đây:
- Chỉ nên ăn bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên chất, tránh ăn bánh mì ngọt nhiều đường, bánh mì phomai béo vì chúng khó tiêu và làm tăng tiết acid dạ dày.
- Hạn chế ăn phần vỏ ngoài khô cứng của bánh mì, chỉ nên ăn ruột mềm để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc.
- Không nên ăn bánh mì kèm mứt ngọt hoặc các thức ăn vì có thể ảnh hưởng tới khả năng thấm hút axit của bánh mì.
- Hạn chế ăn bánh mì trắng vì có thể chứa rất tẩy có hại.
- Không nên thay bánh mì là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn đa dạng các nguồn thực phẩm cung cấp tinh bột và năng lượng khác để đa dạng các dưỡng chất hấp thu.
4. Những thức ăn tốt cho bệnh nhân trào ngược
Ngoài bánh mì, người bệnh trào ngược nên bổ sung thêm những loại thực phẩm, thức ăn sau đây:
- Cơm trắng
- Trà hoa cúc
- Sữa chua
- Bột yến mạch
- Thịt nạc và hải sản
- Rau xanh
- Chất béo thực vật
Thắc mắc: Trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không của nhiều người đã được giải đáp trên đây. Hy vọng bạn đã có thêm những tham khảo hữu ích khi lựa chọn thực phẩm tốt cho dạ dày.
Xem thêm các thông tin về sức khỏe dạ dày trào ngược tại đây.