Trào ngược dạ dày có gây đau bụng không ?
-
Ngày đăng:
09/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
325
Nội dung bài viết
ToggleTrào ngược dạ dày gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Phần lớn người bệnh đều thắc mắc: Trào ngược dạ dày có đau bụng không ? Dưới đây là những thông tin giúp bạn tìm câu trả lời.
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày đang có xu hướng tăng lên, chiếm đến 75% số người được chẩn đoán bị bệnh dạ dày.
Bệnh xảy ra khi cơ dưới thực quản dưới suy yếu và acid dạ dày tăng tiết bất thường. Dịch dạ dày bị tống ngược lên thực quản, bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ thực quản, gây kích ứng và ảnh hưởng đến các cơ quan của đường hô hấp.
1.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày
- Stress, căng thẳng,
- Ăn uống thiếu khoa học
- Béo phì
- Hút thuốc lá
- Dùng thuốc kháng histamin hoặc các loại thuốc khác.
1.2. Các triệu chứng phổ biến nhất
- Ợ hơi
- Nóng rát bụng.
- Đau, viêm thực quản.
- Miệng tiết nhiều nước bọt, đắng miệng.
- Đầy hơi, khó tiêu.
- Khó nuốt, đau khi nuốt.
- Khản giọng, ho.
- Đau tức ngực.
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Nếu bệnh trào ngược dạ dày để lâu không chữa trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
2. Trào ngược dạ dày có đau bụng không ?
Đau bụng là một trong những dạng đau phổ biến nhất mà gần như 100% ai cũng đã trải qua.
- Trường hợp đau bụng nhẹ, đau âm ỉ
- Do quá trình sinh hoạt
- Ăn uống thiếu khoa học như ăn thức ăn ôi thiu
- Vận động mạnh sau khi ăn, tập thể dục quá sức…
- Trường hợp đau bụng nặng và kéo dài do các nguyên nhân bệnh lý gây ra, trong đó có trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày gây đau bụng do axit dạ dày tràn và tiếp xúc với niêm mạc thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích, tổn thương và gây ra cảm giác đau, đặc biệt là khu vực thượng vị. Người bị đau bụng do trào ngược dạ dày thì cơn đau thường xảy ra cùng với các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu,…
Đau vùng trên rốn, dưới xương ức… Đau âm ỉ trong một lúc hoặc đau quặn thắt nếu bị trào ngược nặng.
3. Các cách xử lý khi bị đau bụng
Trong trường hợp bạn đang băn khoăn trào ngược dạ dày có đau bụng không hoặc đau bụng kéo dài, bạn cần đến khám tại các bệnh viện để xác định tình trạng bệnh. Bạn nên tuân thủ tuyệt đối lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia y tế về cách điều trị cũng như lưu ý trong sinh hoạt.
- Người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc cùng lúc với việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học hơn, tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày như:
- Nhóm thực phẩm giúp giảm đau dạ dày: đu đủ, lá mơ, chanh,…
- Nhóm thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: sữa, mật ong, nghệ,…
- Nhóm thực phẩm giúp làm lành vết loét dạ dày: cá, bắp cải, nghệ, tôm…
- Nhóm thực phẩm giúp giảm axit dạ dày: hạnh nhân, dấm táo, gừng, dầu oliu, nha đam, trà thảo dược,…
- Tránh ăn các thực phẩm gây hại cho dạ dày gồm: uống nước có ga, cà phê, hút thuốc, ăn nhiều đồ chua…
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, điều chỉnh cân nặng phù hợp và hạn chế các áp lực cho vùng dạ dày.
Hi vọng với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã nắm được trào ngược trào ngược dạ dày có đau bụng không. Theo đó, khi mắc phải căn bệnh này bạn nên tích cực điều trị bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để nhanh chóng khỏi bệnh.
>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.