Top 11 món ăn chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất
-
Ngày đăng:
02/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
272
Nội dung bài viết
ToggleNếu bạn đang khó chịu vì những cơn trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên thì đừng bỏ qua 11 món ăn chữa trào ngược dạ dày cực hiệu quả sau đây. Không chỉ giảm trào ngược, các món ăn này còn giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
1. Bệnh trào ngược dạ dày đang ngày càng phổ biến
Theo một số thống kê, trong các bệnh lý về dạ dày:
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) chiếm đến 75%.
- Trong đó độ tuổi mắc nhiều nhất là từ 30-50 tuổi.
- Có đến 60% bệnh nhân trào ngược bị biến chứng tai mũi họng.
Đây là một thực trạng đáng báo động hiện nay khi hầu hết người bệnh chủ quan và chưa thật sự chú trọng đến căn bệnh này.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị trong dạ dày (axit, dịch mật, thức ăn…) bị tràn lên thực quản. Người bệnh hay gặp các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát dạ dày, đau tức ngực, đau họng, khó nuốt……Axit dạ dày tiếp xúc nhiều lần với thực quản và các cơ quan của hệ hô hấp có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phổ biến bao gồm:
- Stress, căng thẳng.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học
- Chế độ sinh hoạt không điều độ
- Hút thuốc lá
- Uống rượu bia nhiều,…
2. 11 thức ăn chữa trào ngược dạ dày
Thay đổi thói quen ăn uống là cách giảm trào ngược hữu hiệu mà bạn không thể bỏ qua. Bên cạnh việc loại bỏ các món ăn gây hại, bạn nên bổ sung vào thực đơn những món ăn tốt cho dạ dày như là:
2.1. Lạc hầm chín kỹ
Nhiều người ăn lạc bị đầy bụng nên nghĩ rằng lạc không tốt cho dạ dày. Đó là do bạn chưa biết cách chế biến. Thực tế thì lạc rất giàu dinh dưỡng và được coi là nguồn chất béo lành mạnh dồi dào. Các axit béo không bão hòa trong lạc rất cần thiết với cơ thể giúp cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
- Cách làm:
- Chuẩn bị 70g lạc rửa sạch ngâm nước cho lạc nở.
- Thêm nước và hầm nhỏ lửa trong 4 tiếng.
- Mỗi tuần, bạn có thể ăn lạc 2-3 lần.
2.2. Cháo nấu từ các loại hạt
Trào ngược làm cho chức năng dạ dày suy yếu, quá trình tiêu hóa thức ăn bị kém đi. Do đó, ăn cháo nấu từ các loại hạt sẽ giúp dạ dày dễ “hoạt động” hơn. Bạn nên ăn các món cháo từ đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt chia, hạt lanh,…
Trước khi nấu cháo, bạn chỉ cần ngâm các loại hạt khoảng 4-5h để chúng nở ra và nhanh mềm hơn khi nấu. Cháo nên được nấu chín mềm, ăn khi còn ấm.
2.3. Táo tàu khô
Táo tàu khô có vị ngọt thanh rất tốt cho dạ dày và tạng, gan. Tác dụng của táo tàu là bổ máu, an thần, bổ trung ích khí. Khi dạ dày bị thương tổn do trào ngược dạ dày gây ra thì ăn táo tàu sẽ giúp cải thiện được một số triệu chứng khó chịu. Chính vì thế, táo khô được biết đến là món ăn chữa trào ngược dạ dày hiệu quả. Bạn có thể làm món cháo táo tàu khô để ăn theo công thức sau:
- Chuẩn bị:
- 5g Táo tàu khô,
- 20g Gạo tẻ,
- 10g Đường phèn.
- Cách làm:
- Táo tàu rửa sạch thái miếng nhỏ. Gạo vo sạch. Cho táo vào gạo vào nồi đun nhỏ lửa.
- Khi cháo đã chín mềm thì thêm đường phèn. Ăn cháo khi còn ấm.
- Mỗi tuần có thể ăn cháo táo tàu 3-4 lần.
2.4. Bánh mì
Bánh mì được xem là món ăn chữa trào ngược dạ dày rất hiệu quả . Do khả năng thấm hút tốt, ăn bánh mì có thể giúp giảm lượng axit trong dạ dày. Vì vậy chứng ợ hơi và ợ chua, cảm giác nóng rát bụng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Bạn có thể sử dụng bánh mì hàng ngày kết hợp với các thực phẩm khác như thịt và rau. Nên ăn bánh mì ruột trắng và tránh ăn bánh mì nướng quá kỹ.
2.5. Gừng
Trong y học cổ truyền, gừng có tính ấm giúp trung tiện tốt nên có thể cải thiện tình trạng đầy hơi khó tiêu phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Gừng cũng có tác dụng chống lại cảm giác buồn nôn, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Chuẩn bị:
- 500g Gừng tươi
- 250ml Giấm táo
- 50g Đường phèn, lọ thủy tinh.
- Cách làm:
- Gừng tươi rửa sạch cạo vỏ và thái lát mỏng. Ngâm gừng trong nước muối 15 phút. Sau đó vớt gừng ra và để ráo nước.
- Đun sôi giấm và cho đường phèn vào khuấy đều. Để giấm nguội tự nhiên.
- Xếp gừng vào trong lọ thủy tinh rồi cho giấm vào. Đậy nắp chặt khoảng 1 ngày là có thể sử dụng.
Hàng ngày, khi ăn cơm, ăn kèm với vài lát gừng ngâm giấm sẽ mang lại tác dụng rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày.
2.6. Dưa gang, dưa hấu
Dưa gang và dưa hấu đều có tính kiềm, hàm lượng nước cao giúp làm dịu dạ dày đang nóng rát vì chứa nhiều axit. Lượng chất xơ hòa tan của dưa gang và dưa hấu giúp hỗ trợ tiêu hóa và tránh hiện tượng khó tiêu.
Bạn có thể ăn dưa gang và dưa hấu mỗi ngày nhưng không quá 100g.
2.7. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều Probiotic – một loại vi khuẩn lành mạnh có lợi cho đường ruột là loại thức ăn trào ngược dạ dày rất tốt. Chúng giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa và giảm khí dư thừa, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Sữa chua cũng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả.
Bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn và tránh ăn khi đang đói. Các loại sữa chua ít béo, ít đường là lựa chọn tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Mỗi tuần, bạn có thể ăn 300g sữa chua.
2.8. Các loại đỗ đậu
Các loại đỗ đậu chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa nếu như được chế biến đúng cách và ăn với lượng phù hợp.
Khi chế biến các loại đậu này, bạn nên ngâm qua đêm để làm mềm hạt. Có thể kết hợp chúng với nhau hoặc với các loại xương, thịt để tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn chú ý không ăn quá 400g đậu đỗ mỗi tuần.
2.9. Rau quả
Rau củ quả là nguồn cung cấp dinh dưỡng và vitamin dồi dào, ít chất béo, đường giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày. Chứa chất xơ dễ hòa tan giúp tăng cường tiêu hóa, chống đầy hơi và táo bón. Thường xuyên ăn rau quả tươi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và dạ dày.
Các loại rau quả mà bạn nên thường xuyên ăn là rau bina, cải bắp, súp lơ, khoai tây, củ dền đỏ, bí đỏ, rau đay, rau mồng tơi, dưa chuột, chuối, táo, bơ,… Lưu ý tránh các loại rau củ già nhiều chất xơ và không ăn hoa quả chua, nhiều axit như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, mơ, mận,…
2.10. Lòng trắng trứng – thức ăn trào ngược dạ dày
- Thành phần dinh dưỡng:
- Chất đạm
- Natri
- Selen
- Folate
- Canxi
- Sắt…
Đặc biệt, lòng trắng trứng không mang theo bất kỳ chất béo bão hòa hay Cholesterol nào. Đó là lý do lòng trắng trứng tốt cho sức khỏe và dạ dày. Dạ dày không phải mất quá nhiều thời gian để tiêu hóa chúng. Bạn có thể ăn 3-4 lòng trắng trứng mỗi tuần. Nhưng nên tránh xa lòng đỏ trứng do chúng khó tiêu hóa hơn và có thể gây hại cho dạ dày, tim mạch khi ăn quá nhiều.
2.11. Bột yến mạch
Yến mạch chứa một lượng lớn beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan có rất nhiều lợi ích.
- Giúp giảm Cholesterol và lượng đường trong máu, thúc đẩy vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
- Cám yến mạch, lớp ngoài giàu chất xơ của hạt, có thể giúp giảm táo bón và nhuận tràng.
- Bột yến mạch còn giúp thụ axit trong và giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Người bệnh trào ngược có thể ăn bột yến mạch mỗi ngày trong bữa sáng.
3. Chú ý về ăn uống sinh hoạt
Quá trình ăn uống sinh hoạt liên quan mật thiết đến sức khỏe của dạ dày. Do đó, thói quen ăn uống hàng ngày mà nhiều người nghĩ là vô hại có thể là nguyên nhân gây ra và làm tăng các triệu chứng trào ngược khó chịu. Trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bạn nên lưu ý:
- Nên làm gì:
- Nắm rõ về những thực phẩm mà bản thân dung nạp hàng ngày.
- Nên lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày, giúp trung hòa axit.
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên, hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc thay thế ít gây hại cho dạ dày.
- Hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng tiết axit, kích thích niêm mạc dạ dày và cơ thắt thực quản dưới gồm:
- Không nên làm gì:
- Thư giãn cơ thể, tránh xa căng thẳng và stress.
- Ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, đủ bữa, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều.
- Tập chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng cách: ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
- Không nên ăn gì:
- Thực phẩm có vị chua, giàu axit: cam, chanh, bưởi, nho xanh, xoài xanh, mận tươi, cà chua, mơ, cóc, me,…
- Thức ăn khó tiêu: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, bánh ngọt,…
- Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị như tỏi, ớt, hạt
Tuy nhiên, nếu đã thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt mà bệnh vẫn không có dấu hiệu được cải thiện, người bệnh cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
4. Giải pháp hỗ trợ và điều trị trào ngược dạ day
Ngoài việc cải thiện việc ăn uống khoa học, điều độ, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm trào ngược như CumarGold New. Sản phẩm đem đến tác động toàn diện cho người mắc các vấn đề về dạ dày, trào ngược. Sản phẩm kết hợp Nano Curcumin cùng Chiết xuất Gừng chuẩn hóa, giúp:
- Hỗ trợ ức chế 65 chủng vi khuẩn Hp.
- Hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày & thực quản, mau lành các vết viêm – loét – trợt
- Hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị và tăng cường tiết chất nhầy mucin để bảo vệ niêm mạc dạ dày & thực quản
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đầy chướng, khó tiêu, nghẹn cổ, tức ngực, khó nuốt…
Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu trào ngược tăng lên bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Ngoài ra bạn có thể đến hệ thống các nhà thuốc của CumarGold New trên toàn quốc để mua trực tiếp sản phẩm hoặc đơn giản hơn là đặt mua trực tiếp ngay tại website CumarGold New theo đường dẫn bên dưới.
Những món ăn chữa trào ngược dạ dày hiệu quả trên đây hy vọng đã giúp làm phong phú thêm thực đơn tốt cho dạ dày của người bệnh trào ngược. Bạn nên thay đổi xen kẽ các món ăn để nhận được nhiều dinh dưỡng hơn và không bị ngán.