Ợ nóng nôn ra máu – dấu hiệu nguy hiểm không thể coi thường
-
Ngày đăng:
23/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
307
Nội dung bài viết
ToggleNgười bị ợ nóng nôn ra máu không thể coi nhẹ tình trạng của mình. Trong trường hợp này, ợ nóng kèm nôn ra máu có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
1. Hiện tượng ợ nóng nôn ra máu
Ợ nóng là hiện tượng có một luồng khí nóng từ trong dạ dày lên tới thực quản sau đó lên tới cổ họng và tràn vào khoang miệng. Người mắc bệnh có thể cảm thấy đau rát vùng ngực và khu vực xương ức, thậm chí có vị chua hoặc đắng trong miệng.
Ợ nóng có thể kèm theo hiện tượng nôn ra máu. Khi ợ nóng nôn ra máu sẽ làm người bệnh có cảm giác đau dữ dội ở thượng vị. Máu có thể màu đỏ tươi hoặc màu đen.
Đây là hiện tượng cảnh báo căn bệnh của bạn đã trở nặng và nguy hiểm đến sức khỏe. Khi gặp phải chứng ợ nóng nôn ra máu, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay để xác định bệnh chính xác và có cách điều trị phù hợp. Không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc kéo dài thời gian điều trị vì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân ợ nóng nôn ra máu
2.1. Những nguyên nhân gây nôn ra máu
2.1.1. Loét dạ dày hay viêm dạ dày mức độ nặng
2.1.2. Búi giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản là trường hợp mà các tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản bị giãn ra. Giãn tĩnh mạch thực quản thường gây ra bởi bệnh gan do rượu. Lưu lượng máu bình thường chảy đến gan bị ngăn lại bởi những vết sẹo trong gan hoặc một cục máu đông. Máu sẽ vượt qua những trở ngại đó bằng cách len lỏi vào các mạch máu nhỏ hơn gây ra giãn tĩnh mạch.
Các mạch máu nhỏ có thể bị rò rỉ và bị vỡ dẫn tới tình trạng nôn ra máu. Ở trường hợp nhẹ, giãn tĩnh mạch thực quản gây chảy máu nhưng thường không gây đau đớn. Trong những trường hợp nặng hơn, giãn tĩnh mạch thực quản có thể gây sốc hoặc tử vong.
2.1.3. Trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit rò rỉ ra khỏi dạ dày và lên thực quản. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ năng, axit dạ dày sẽ thường xuyên tiếp xúc với niêm mạc thực quản. Lớp niêm mạc bị tổn thương nặng và có thể chảy máu mỗi khi bị trào ngược.
2.1.4. Rách thực quản
Rách thực quản là tình trạng thực quản đã bị vỡ hoặc rách, làm cho thức ăn và đôi khi cả dịch tiêu hóa tràn vào ngực, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Thực quản bị rách sẽ có những triệu chứng như khó nuốt, nôn sau đó là đau ngực dữ dội, khó thở, nói khó, đau cổ, đau vai, đau lưng,… Nôn ra máu do rách thực quản khá hiếm gặp nhưng nếu bị nôn ra máu vì nguyên nhân này cho thấy tình trạng của bạn đã ở mức nặng, có nguy cơ tử vong.
2.1.5. Nuốt phải máu
Bạn có thể nuốt phải máu sau khi bị chảy máu mũi nghiêm trọng, tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra. Máu khi nuốt xuống dạ dày sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, nôn ra máu. Nôn ra máu trong những trường hợp trên thường kèm theo triệu chứng như có máu trong phân gây ra vết đen giống như hắc ín.
2.2. Nguyên nhân gây ợ nóng nôn ra máu
2.2.1. Trào ngược dạ dày
Ợ nóng là triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày khiến cho axit dịch vị trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Chứng bệnh này không chỉ khiến cho thực quản bị tổn thương mà còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều trong dạ dày gây ra khí nóng. Khí nóng quá nhiều gây áp lực cho dạ dày được giải phóng bằng cách ợ hơi.
Hiện tượng chảy máu xảy ra khi các vết loét dạ dày, thực quản quá nghiêm trọng làm tổn thương các mạch máu nằm dưới.
Thông thường, nếu xuất huyết nhẹ thì người bệnh hay gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, trường hợp nôn ra máu thì chứng tỏ bệnh đã rất nặng và người bệnh tuyệt đối không được coi thường. Ợ nóng kết hợp nôn ra máu báo hiệu bệnh trào ngược đã diễn biến nặng. Người bệnh cần có những biện pháp chữa trị kịp thời trước khi quá muộn.
2.2.2. Xuất huyết dạ dày
Nôn ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày. Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu màu đen và đôi khi lẫn cả thức ăn. Ngoài ra, xuất huyết dạ dày có kèm theo các triệu chứng khác như thay đổi sắc tố da, đau dữ dội vùng thượng vị, thiếu máu,…
2.2.3. Xuất huyết thực quản
Xuất huyết thực quản xảy ra khi mà tĩnh mạch ở thực quản bị giãn tối đa làm cho các mạch máu bị vỡ. Hệ quả là người bệnh bị nôn ra máu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, sốc, cồn cào và mệt lả,…
2.2.4. Một số nguyên nhân khác
Tuy không phổ biến nhưng tình trạng nôn ra máu có thể xảy ra nếu như bạn bị:
- Nuốt phải chất độc hại như asen hoặc axit ăn mòn.
- Gặp phải tình trạng máu như giảm số lượng tiểu cầu hoặc bệnh thiếu máu, tan máu, bệnh bạch cầu.
- Do ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày. Tình trạng bệnh này thường gặp ở những người trên 55 tuổi và ăn kiêng giảm cân trong thời gian dài.
3. Biến chứng nguy hiểm
3.1. Các vấn đề hô hấp
Khi bị ợ nóng nôn ra máu, một lượng đáng kể axit tràn vào đường hô hấp làm tổn thương niêm mạc họng, thực quản, gây ra các vấn đề như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, nghẹt mũi, khàn tiếng,… Biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là viêm phổi.
3.2. Hẹp thực quản
Nếu thực quản thường xuyên phải tiếp xúc với axit trong dạ dày sẽ khiến cho niêm mạc thực quản bị tổn thương gây ra loét thực quản. Khi vết loét thực quản lành lại tạo thành những vết sẹo làm cho ống thực quản trở nên hẹp đi. Hệ quả là người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt, hay nghẹn, hay đau phía sau xương ức, dễ nôn khi ăn,…
3.3. Barrett thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra lâu mà không được điều trị có thể khiến cho niêm mạc thực quản bị biến đổi, dẫn đến Barrett thực quản. Barrett thực quản làm tăng nguy cơ dẫn tới ung thư thực quản.
3.4. Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra. Thông thường, ung thư thực quản hay gặp ở những người trên 50 tuổi. Ung thư thực quản khiến các triệu chứng như đau đớn, chảy máu thực quản, sút cân, vàng da,… trở nên trầm trọng. Ung thư thực quản nếu không được phát hiện sớm thì khả năng sống thêm 3 năm chỉ 5%.
4. Chữa chứng ợ nóng nôn ra máu
4.1. Cách giảm triệu chứng ợ nóng nôn ra máu tại nhà
Để giảm triệu chứng ợ nóng nôn ra máu, các bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau đây:
Chứng ợ nóng có thể giảm nếu như bạn có chế độ ăn hợp lý, tăng cường các thực phẩm tốt cho dạ dày như:
- Sữa chua: Sữa chua có chứa men vi sinh, có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy vi khuẩn khỏe mạnh trong đường tiêu hóa của bạn.
- Táo: Pectin được tìm thấy trong táo giúp kích thích tiêu hóa, tránh đầy bụng, khó tiêu. Nó cũng có thể làm giảm viêm trong đại tràng.
- Thì là: Hàm lượng chất xơ và chất chống co thắt của thì là có thể cải thiện tiêu hóa bằng cách hạn chế một số triệu chứng tiêu hóa tiêu cực.
- Hạt chia: Hàm lượng chất xơ của hạt chia có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự phát triển của men vi sinh trong ruột và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Đu đủ: Đu đủ có chứa Papain, đây là một loại enzyme tiêu hóa mạnh góp phần vào quá trình tiêu hóa protein. Nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
- Củ cải trắng: Các chất dinh dưỡng của củ cải đường có thể giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột và tránh táo bón.
- Cá hồi: Các omega-3 có trong cá hồi có thể làm giảm tình trạng viêm trong ruột, do đó cải thiện chứng ợ nóng.
Tập luyện thể dục thường xuyên
Có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, tăng cường quá trình trao đổi chất. Tập luyện cơ thể đều đặn cũng giúp tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Tránh xa các thói quen có hại cho dạ dày
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô cứng: Các loại thức ăn trên gây khó tiêu và kích thích dạ dày, làm dạ dày sản xuất nhiều axit hơn.
- Không uống đồ uống có cồn, rượu bia, hút thuốc lá, uống cafe, chè đặc.
- Không ăn quá nhiều, không bỏ bữa, không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Tránh stress, căng thẳng và lo âu quá mức có thể làm trầm trọng thêm bệnh về dạ dày. Do đó, bạn cần thư giãn để cơ thể thoải mái.
- Không mặc quần áo bó sát gây áp lực cho dạ dày.
4.2. Cách điều trị tại bệnh viện
Ợ nóng nôn ra máu là tình trạng bệnh trào ngược dạ dày đã diễn biến nặng. Vì vậy, người bệnh cần đến ngay bệnh viện, phòng khám gặp bác sĩ để được khám và có cách điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối lời khuyên của bác sĩ và thực hiện đúng phác đồ điều trị. Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ về loại thuốc sử dụng, liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Khi hết trào ngược, chứng ợ nóng và buồn nôn sẽ không còn xuất hiện. Bạn sẽ không còn khó chịu hay lo lắng biến chứng xảy ra.
Có thể thấy hiện tượng ợ nóng nôn ra máu không nên bị xem nhẹ. Ngay khi có dấu hiệu, bạn cần tích cực điều trị theo phương pháp của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.