Skip to main content

Ợ nóng cổ họng: Nguyên nhân và các cách khắc phục đơn giản hiệu quả

  • Ngày đăng:

    23/02/2023
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    265

Hầu hết bệnh nhân bị ợ nóng cổ họng đều không hiểu rõ lý do tại sao và mức độ nguy hiểm của hiện tượng này. Để thoát khỏi những khó chịu do ợ nóng ở cổ họng, bạn phải nắm bắt được nguyên nhân gây ra và cách chữa phù hợp.

1. Chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng chính là cảm giác ợ mang tới những cơn nóng rát từ dạ dày đi lên tới thực quản, cổ họng, miệng. Cơn ợ nóng xảy ra bất chợt và kéo dài trong vài phút hoặc thậm chí tới vài giờ, ngoài nóng người bị còn cảm thấy rát cổ rất khó chịu.

Ợ nóng cổ họng khiến nhiều người lo lắng

Hiện tượng ợ nóng rát cổ có xu hướng làm cho người bệnh cảm thấy tức ngực và bị nghẹn trong cổ họng. Sau khi ợ nóng, miệng thường có cảm giác khô, cổ họng bị vướng. Chứng ợ nóng có xu hướng trở nên trầm trọng hơn khi bạn khuân vật nặng, cúi gập người hoặc sau khi ăn no.

Theo nghiên cứu, các thói quen ăn uống “hỗn loạn”, thiếu khoa học chính là nguyên nhân gây ợ nóng:

  • Ăn các thực phẩm cay nóng: đồ ăn chứa nhiều ớt, hạt tiêu, mù tạt hoặc ăn tỏi sống có thể gây kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn gây ợ nóng.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo: Gây khó tiêu, chướng bụng, khó tiêu hóa và dễ sinh khí nóng trong dạ dày trong quá trình lên men.
  • Ăn thực phẩm chua, giàu axit như: cam, chanh, bưởi, dưa cà muối,…
  • Một số loại thực phẩm gây khó tiêu hoặc kích ứng dạ dày khác gây ợ nóng như cà phê, rượu vang đỏ, hành tây, socola,…
  • Thói quen ăn quá nhiều, ăn nhanh, nằm xuống hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn cũng gây ra chứng ợ nóng.

Hiện tượng ợ nóng rát cổ không đáng lo nếu tần suất ít và xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu ợ nóng cổ họng mạnh hơn và diễn ra thời gian dài thì rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh nào đó, đặc biệt là về dạ dày.

2. Nguyên nhân bệnh lý gây ợ nóng cổ họng

Theo thống kế, trong số các bệnh lý dạ dày gây ợ nóng rát cổ thì trào ngược dạ dày thực quản có tỷ lệ cao nhất. Hầu hết các bệnh nhân trào ngược dạ dày đều đã trải qua cảm giác ợ nóng ở cổ họng thường xuyên.

Trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng đến cổ họng

Trong cấu trúc của hệ tiêu hóa, dạ dày và cổ họng được nối với nhau nhờ ống thực quản. Ở cuối ống thực quản tiếp giáp với dạ dày là cơ thắt thực quản dưới (LES).

LES hoạt động như một chiếc van. Nó mở ra khi bạn ăn, uống để thức ăn, thức uống đi vào dạ dày và đóng lại để ngăn chặn dòng chảy ngược của dịch dạ dày lên thực quản. Khi LES yếu và không đóng chặt, bạn sẽ bị trào ngược.

Dịch dạ dày (gồm acid HCL, Pepsin…) tiếp xúc với niêm mạc thực quản và làm chúng bị tổn thương. Lớp niêm mạc sẽ trở nên viêm, loét gây ra cảm giác nóng rát cho vùng ngực. Khi trào ngược lên tới cổ họng acid dạ dày khiến cho cổ họng bị đốt cháy gây ra hiện tượng ợ nóng lên cổ.

3. Triệu chứng thường gặp kèm

Khi bạn bị trào ngược dạ dày, ngoài chứng ợ nóng lên cổ thì bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác như:

  • Ợ hơi: Khoảng 70% bệnh nhân trào ngược dạ dày xuất hiện triệu chứng ợ hơi liên tục.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt: ợ nóng lên cổ do trào ngược đưa axit lên tận khoang miệng. Miệng tiết nước bọt nhiều hơn để trung hòa axit dịch vị.
  • Khó nuốt: Axit dạ dày trào ngược thường xuyên lên thực quản gây sưng tấy, phù nề niêm mạc thực quản làm bạn cảm thấy khó nuốt hơn.
  • Ho, đau họng, khan tiếng: Dây thanh quản tiếp xúc thường xuyên với dịch vị dạ dày gây sưng làm cho giọng nói thay đổi.
  • Đau tức ngực: Khi trào ngược, thức ăn, dịch vị dạ dày chèn ép vào thực quản sẽ gây đau tức vùng ngực. Axit trào ngược cũng có thể khiến cho khu vực trước ngực bị đau nhức do nóng rát.
  • Ợ chua, buồn nôn.

4. Cách điều trị ợ nóng cổ họng

Để điều trị ợ nóng rát cổ họng hiệu quả thì người bệnh cần bắt đầu điều trị từ “dạ dày”. Các phương pháp áp dụng cần đảm bảo làm dịu, cải thiện chức năng dạ dày. Bạn có thể tham khảo 5 cách chữa ợ nóng cổ họng được bác sĩ khuyên dùng sau đây.

o-nong-co-hong-nguyen-nhan-va-cac-cach-khac-phuc-don-gian-hieu-qua
Người ợ nóng có thể dùng phương pháp thảo dược

4.1. Sử dụng các mẹo chữa an toàn từ thiên nhiên

  • Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà có tính kháng viêm và kháng khuẩn nhẹ, có thể giúp giải quyết tình trạng ợ nóng cổ họng. Bạn dùng 4-5 lá bạc hà rửa sạch vò nát. Cho lá vào cốc và rót nước sôi, đợi 5-10 phút. Uống nước lá bạc hà khi còn ấm và nên uống vào buổi sáng, sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Dùng nghệ và mật ong: Mật ong có tác dụng kháng viêm, sát trùng trong khi nghệ giúp các tổn thương ở dạ dày hoặc thực quản mau lành. Bạn sử dụng khoảng 1-2 thìa tinh bột nghệ trộn với mật ong và thêm 50ml nước ấm quấy đều. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn.
  • Dùng cam thảo: Cam thảo có tác dụng làm dịu thần kinh, thư giãn cơ thể và giúp giảm stress. Từ đó, dùng cam thảo giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày cho căng thẳng, giảm ợ nóng. Bạn sử dụng 1 miếng cam thảo khô ngậm trong cổ họng khoảng 20 phút/ngày hoặc dùng pha trà sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
  • Lá húng quế: Loại lá này có tác dụng làm dịu dạ dày và chống viêm. Bạn sử dụng 5-6 ngọn lá húng quế tươi nhai trực tiếp, nuốt nước và bỏ bã. Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Dùng gừng: Gừng giảm cảm giác buồn nôn và có tính kháng viêm. Bạn sử dụng 1 củ gừng cạo vỏ đem đập dập. Cho gừng vào cốc sau đó đổ nước sôi vào. Uống nước gừng này khi còn ấm sau khi ăn sáng 30 phút.

4.2. Sử dụng thuốc tây

Trong trường hợp cần kê đơn, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc sau đây để điều trị ợ nóng cổ họng.

  • Thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày: Mylanta, Rolaids và Tums, có thể giúp giảm đau nhanh chóng hiện tượng ợ hơi ợ nóng cổ. Tuy nhiên, sử dụng một mình thuốc kháng axit sẽ không chữa lành thực quản bị viêm do axit dạ dày. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận.
  • Thuốc làm giảm sản xuất axit: Những loại thuốc này – được gọi là thuốc chẹn thụ thể H-2. Chúng bao gồm cimetidine (Tagamet HB), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid AR). Thuốc này không hoạt động nhanh như thuốc kháng axit nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày trong tối đa 12 giờ.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc không kê đơn bao gồm omeprazole (Zegerid OTC, Prilosec OTC ), lansoprazole (Prevacid 24 HR).
  • Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới: Baclofen có thể làm giảm trào ngược dạ dày bằng cách giảm tần suất thư giãn của cơ thắt thực quản dưới. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.
Liệu trình thuốc được tư vấn bởi bác sĩ cần được tuân thủ nghiêm ngặt
Liệu trình thuốc được tư vấn bởi bác sĩ cần được tuân thủ nghiêm ngặt

Khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Phương pháp dùng thuốc Tây thường gây ra các tác dụng phụ, bạn cần năm rõ những tác dụng phụ này để có cách khắc phục kịp thời.

4.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho người ợ nóng cổ họng

Người bị ợ nóng cổ họng nên tránh các thực phẩm có hại cho dạ dày. Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày gồm:

  • Hoa quả và rau: Nên chọn loại trái cây ít vị chua như chuối, dưa, táo và lê. Rau xanh gồm rau ngót, rau bina, bông cải xanh, mồng tơi, rau muống,…
  • Protein nạc: Chọn thịt nạc được nướng, luộc, nướng hoặc hấp.
  • Carbohydrate: Bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo. Tất cả những thứ này là nguồn carbs tốt và lành mạnh.
  • Chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa từ thực vật hoặc cá, các loại dầu như ô liu, vừng, cải dầu và hướng dương, bơ; đậu phộng. Chất béo không bão hòa như dầu như nghệ tây, đậu tương, ngô, hạt lanh và quả óc chó, đậu nành và đậu phụ,…

Những thói quen ăn uống tốt gồm:

  • Uống nhiều nước có thể giảm ợ nóng rát cổ tức thì.
  • Chia thực phẩm trong ngày thành nhiều bữa nhỏ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không nằm xuống hay vận động mạnh sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn khuya. Ăn bữa tối cách ít nhất 3h trước khi đi ngủ.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để ngăn ợ chua nóng bụng

4.4. Thay đổi lối sống, sinh hoạt làm việc khoa học hơn

Thay đổi lối sống, sinh hoạt và làm việc khoa học sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh hơn từ đó làm giảm các cơn trào ngược, ợ nóng ở cổ họng. Những lời khuyên cho bạn gồm:

  • Ngừng hút thuốc: Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới và làm cho axit dễ dàng trào ngược hơn.
  • Mặc quần áo rộng: Quần áo thoải mái, không quá chật sẽ tránh chèn ép dạ dày.
  • Giảm cân: Giữ cân nặng hợp lý để tránh mỡ bụng gây áp lực cho dạ dày.
  • Thư giãn: Tránh stress, căng thẳng ảnh hưởng đến dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ợ nóng.
  • Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
  • Giữ một cuốn nhật ký ghi chép lại những phản ứng của cơ thể trước các thực phẩm ăn hàng ngày và những thói quen trong sinh hoạt. Dựa vào đó để điều chỉnh cho phù hợp sao cho không gây ra kích ứng dạ dày.

Như vậy ợ nóng cổ họng là một trong những dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày. Vì thế, để không còn bị ợ nóng cổ họng, bạn hãy điều trị triệt để chứng bệnh khó chịu này.

>>>Xem thêm các thông tin về sức khỏe dạ dày tại đây.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x