Skip to main content

Ợ hơi tiêu chảy báo hiệu điều gì và các cách xử lý an toàn hiệu quả

  • Ngày đăng:

    22/02/2023
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    201

Ợ hơi tiêu chảy là tình trạng khiến bạn cảm thấy không thoải mái và thậm chí là xấu hổ trong cuộc trao đổi, trò chuyện của bạn với đối tác, đồng nghiệp. Vậy triệu chứng này có đơn thuần là rối loạn tiêu hóa hay là dấu hiệu của căn bệnh tiềm ẩn mà bạn không biết? Hãy tìm hiểu rõ ngay sau đây.

1. Hiện tượng ợ hơi tiêu chảy

Ợ hơi đầy bụng gây cảm giác chán ăn

Tiêu chảy: Là sự gia tăng mức độ hoạt động của nhu động ruột, giảm hấp thu chất lỏng từ ruột khiến phân lỏng hơn hoặc do đồng thời cả hai yếu tố. Tiêu chảy là một tình trạng rất đặc trưng bởi việc đi ngoài phân lỏng bất thường và nhiều hơn 3 lần một ngày. Tiêu chảy được chia thành:

  • Tiêu chảy cấp tính (hết sau 1 – 2 ngày)
  • Tiêu chảy mãn tính (kéo dài nhiều ngày).

Ợ hơi: Là tình trạng giải phóng khí dư thừa ra khỏi cơ thể giúp giải phóng áp lực cho dạ dày qua đường tiêu hóa trên. Ợ hơi giúp cơ thể bạn thoải mái hơn và là một dấu hiệu thông báo hệ tiêu hóa của bạn vẫn đang hoạt động tốt.

Nhưng nếu bạn ợ hơi quá nhiều và kèm theo những biểu hiện khác trên đường tiêu hóa thì đó lại là một vấn đề về sức khỏe. Ợ hơi và tiêu chảy là 2 triệu chứng điển hình khi bị rối loạn tiêu hóa, có thể là ngộ độc thực phẩm, trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, bệnh Crohn…

2. Các triệu chứng đi kèm với ợ hơi và tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa là những rối loạn xảy ra trong hệ thống tiêu hóa. Về bản chất, rối loạn tiêu hóa xảy ra khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, loạn khuẩn đường ruột và gây ợ hơi tiêu chảy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình thường gặp nhất. Tùy theo vị trí bị tổn thương, các cơn đau âm ỉ do rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện ở vùng bụng trên, bụng dưới hoặc lan khắp vùng bụng. Các cơn đau tăng lên dữ dội sau khi ăn no, sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc ngộ độc thực phẩm.
  • Đại tiện bất thường: Triệu chứng này không xuất hiện ồ ạt như đau bụng, ợ hơi mà xuất hiện từ từ và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc có trường hợp bị táo bón – tiêu chảy xen kẽ nhau gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
  • Buồn nôn: Buồn nôn, nôn khan hoặc nôn là cách cơ thể phản ứng lại với những triệu chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng. Nôn giúp cơ thể thấy thoải mái hơn.
  • Cơ thể mệt mỏi do mất điện giải: Tiêu chảy, táo bón hay nôn quá nhiều khiến cơ thể người bệnh mất nước và mất điện giải. Khi các chất điện giải bị mất cân bằng sẽ dẫn đến một loạt những thay đổi trong cơ thể. Cơ thể mệt mỏi, nhịp tim đập bất thường, run rẩy tay chân…
  • Chán ăn: Các triệu chứng đau bụng, đầy hơi khó tiêu hay rối loạn đại tiện là nguyên nhân khiến bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng chán ăn kéo dài sẽ khiến người bệnh mất cân bằng dinh dưỡng, kém hấp thu, sụt cân, gầy yếu.
  • Miệng đắng, hôi miệng: Miệng đắng, chua do acid dịch vị và dịch mật trào ngược lên thực quản và đi vào cổ họng. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên cộng thêm tình trạng đầy hơi, khó tiêu sẽ gây hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
  • Các triệu chứng khác: Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như bụng đầy hơi khó tiêu, ợ chua ợ nóng….
Ợ hơi, tiêu chảy gây chán ăn

Cần đặc biệt lưu ý khi ợ hơi tiêu chảy có kèm theo những dấu hiệu như: Sốt, sụt cân nhanh, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu hoặc có dịch nhầy, có mủ, tiêu chảy và táo bón xen kẽ…thì bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ và nhập viện điều trị.

3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

3.1. Uống nhiều rượu bia

Sử dụng rượu bia quá nhiều sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Tăng tiết acid gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tổn thương niêm mạc ruột, làm rối loạn hoạt động của nhu động ruột, rối loạn hấp thu nước, mất cân bằng điện giải, tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng vi sinh đường ruột…và cuối cùng là rối loạn tiêu hóa.

3.2. Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh

Rối loạn tiêu hóa là những rối loạn bất thường xảy ra trên đường tiêu hóa vì thế chúng có mối quan hệ trực tiếp đến thực phẩm và chế độ ăn uống. Ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do sử dụng thực phẩm bẩn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng… là nguyên nhân gây đau bụng, ợ hơi tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

3.3. Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn

Trong cơ thể chúng ta có đến trên 400 loài vi khuẩn đang tồn tại và phát triển. Các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cùng song song tồn tại và tạo thành một hệ sinh thái cân bằng giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng cường chức năng đường ruột, loại bỏ độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể.

Ở trạng thái cân bằng, cơ thể chúng ta có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi thế cân bằng bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn ít đi, hại khuẩn phát triển mạnh lên sẽ làm giảm khả năng đề kháng, cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng liên quan đến hệ tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa gây chứng ợ hơi tiêu chảy.

3.4. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc đặc biệt thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh không đúng, lạm dụng kháng sinh hay sử dụng những kháng sinh phổ rộng sẽ vô tình tiêu diệt luôn những vi khuẩn có lợi trong cơ thể từ đó gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa.

3.5. Nguyên nhân bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu hoặc biến chứng của một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm đường ruột, đau dạ dày, hen suyễn…

4. Các cách xử lý ợ hơi tiêu chảy an toàn

Khi bạn bị ợ hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, việc đầu tiên cần làm ngay lập tức đó chính là điều chỉnh lại chế độ ăn uống – nguyên nhân tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa.

4.1. Nên ăn gì ?

Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn nhanh chóng giảm được các triệu chứng ợ hơi tiêu chảy, nhưng cũng có một số thực phẩm có thể làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn. Hãy lưu ý những loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày của bạn.

  • Bổ sung thực phẩm nhiều tinh bột tinh, ít chất xơ như gạo, bột gạo, khoai tây, bánh mì, bánh bao…để giúp ổn định lại hoạt động của hệ tiêu hóa. Tinh bột giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể đồng thời khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, tạo điều kiện cho ruột hấp thu nước giúp phân khô cứng hơn.
  • Nên chế biến và sử dụng những món ăn ít gia vị, dầu mỡ như luộc, hấp để ổn định và tránh để hệ tiêu hóa làm việc quá sức.
  • Bổ sung protein nạc từ thịt gà, thịt lợn nạc hay dầu thực vật sẽ giúp hệ tiêu hóa  . Hạn chế sử dụng thịt đỏ nhiều chất béo
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, khoai lang giúp bổ sung chất điện giải và cũng hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Bổ sung chất xơ hòa tan như pectin có trong táo có tác dụng tốt lên hệ tiêu hóa
  • Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh nặng, việc bổ sung sữa chua và probiotic cần được sự cho phép của bác sĩ để tránh gây kích ứng hệ tiêu hóa.
  • Những người đang bị ợ hơi tiêu chảy sẽ ở trong tình trạng mất nước, nên bạn cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể và đặc biệt sau mỗi lần đi ngoài. Có thể sử dụng nước lọc, nước trái cây hoặc các loại nước bù điện giải và khoáng chất.
  • Sử dụng một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà vỏ cam. Trong trà hoa cúc có chứa tanin giúp làm săn niêm mạc, giảm co thắt ruột, trà vỏ cam có những loại tinh dầu giúp làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn xấu trong dạ dày

4.2. Nên kiêng ăn gì?

Nhiều loại thực phẩm có thể gây thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và khiến cho tình trạng ợ hơi tiêu chảy của bạn nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này thì nên tránh xa những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị: Đây là những nhóm thực phẩm có khả năng kích thích hệ tiêu hóa rất mạnh. Và đó chính là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng những loại đồ ăn ít gia vị, đồ ăn nhạt khi bị tiêu chảy, ợ hơi.
  • Đồ ăn nhanh chiên rán nhiều dầu mỡ: Quá nhiều chất béo, đường và muối khiến hệ tiêu hóa “mệt mỏi”, khó tiêu hóa và làm cho các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều chất xơ: Chất xơ có vai trò rất quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy, chất xơ không hòa tan lại là nguyên nhân làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Chính vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng chất xơ, trong những ngày đầu.
  • Rau sống và những món ăn sống, tái: Tiết canh, gỏi, nộm… là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hàng đầu. Bạn có thể phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi sử dụng những loại thực phẩm này.
  • Trái cây chứa nhiều acid: Trái cây có múi thường chứa nhiều acid hữu cơ gây tăng tiết acid dịch vị, kích thích hệ tiêu hóa
  • Các chất kích thích: Các loại đồ uống có gas, bia rượu, cà phê có thể làm cho các triệu chứng bị kích thích mạnh hơn và xuất hiện thêm những triệu chứng mới
  • Thịt đỏ và thực phẩm chứa nhiều đường: Đường nhân tạo, sữa và các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua) cũng là những thực phẩm bạn cần chú ý khi sử dụng

4.3. Một số mẹo giảm

Ở giai đoạn nhẹ, không cần sử dụng thuốc, bạn có thể làm giảm tình trạng ợ hơi tiêu chảy nhờ áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày, đặc biệt sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng cần bổ sung từ 200 – 250ml nước. Uống nước thành từng ngụm nhỏ, từ từ.
  • Sử dụng nước đun sôi để nguội, pha nước điện giải chính xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng hàng ngày, uống nước dừa tươi hoặc một số loại trà thảo mộc.
  • Thay vì ăn 3 bữa lớn như bình thường, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa để giảm tải công việc cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ, sắp xếp thời gian giữa các bữa ăn khoa học để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Đặc biệt không được bỏ bữa để tránh làm bệnh nặng hơn
  • Nên sử dụng thức ăn dạng lỏng như cháo, súp trong những ngày đầu và chuyển dần sang những dạng đặc hơn như ngũ cốc, bột khoai, khoai lang, thịt bằm… trước khi quay lại chế độ ăn bình thường.
  • Nên nấu chín mềm đồ ăn, các thực phẩm nên được cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn để giúp hệ tiêu hóa có thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
  • Bổ sung thêm lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa bằng cách sử dụng men vi sinh, ăn sữa chua để tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
  • Hạn chế sử dụng đường, muối
  • Đảm bảo cung cấp đủ protein cần thiết, thiết lập cân bằng dinh dưỡng giữa ba nhóm dưỡng chất
  • Nên sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng làm giảm các triệu chứng ợ hơi và tiêu chảy, tránh sử dụng những nhóm thực phẩm làm nặng hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Tập luyện thể dục và uống đủ nước

5. Ợ hơi tiêu chảy dùng thuốc gì ?

Với những bệnh nhân bị tiêu chảy dài ngày, người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp. Việc sử dụng thuốc là cần thiết giúp làm giảm các triệu chứng nhanh chóng, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc như sau.

Nhóm thuốc trị tiêu chảy:

  • Thuốc tạo khối phân và các chất hấp phụ: Than hoạt tính, kaolin-pectin, attapulgite, smectite có tác dụng thấp thu chất lỏng làm cho phân cứng hơn, đồng thời thuốc giúp hấp thu độc tố và hóa chất gây tiêu chảy. Không dùng thuốc khi đang sốt và không sử dụng quá 2 ngày.
  • Thuốc kháng muscarinic: Atropine sulfate, dicycloverine có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn, giảm nhu động ruột.
  • Thuốc ức chế enkephalinase: Racecadotril giúp kéo dài tác dụng kháng tiết của chất dẫn truyền thần kinh enkephalin trong đường tiêu hóa bằng cách ức chế tác động của men enkephalinase.
  • Thuốc trị tiêu chảy có dẫn xuất á phiện codein, loperamide, diphenoxylate làm giảm dẫn truyền các tín hiệu thần kinh đến có thành ruột, làm giảm co thắt, từ đó giúp ruột có thời gian hấp thu nước, làm phân cứng hơn và giảm nhu động ruột. Thuốc sử dụng theo đơn, không lạm dụng sử dụng, không sử dụng thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Muối Bismuth dạng keo làm săn se niêm mạc nhẹ giúp giảm ợ hơi, giảm đi ngoài phân lỏng.
  • Nhóm thuốc kháng sinh trị tiêu chảy: Paromomycin, furrazolidone, nifuroxazide, neomycin, rifaximin điều trị tiêu chảy trong những trường hợp nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Nhóm thuốc phối hợp kháng khuẩn: Sulfaguanidine thường được kết hợp với các thuốc khác, sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Chất điện giải: Được sử dụng để bổ sung nước và điện giải, không có tác dụng điều trị tiêu chảy. Các chất điện giải cần được pha theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tối ưu.

Nhóm thuốc hỗ trợ điều trị: Chế phẩm bổ sung kẽm, men vi sinh probiotic.

Dùng nhiều kháng sinh gây tác dụng phụ

6. Làm thế nào phòng tránh ợ hơi tiêu chảy

Để phòng tránh chứng ợ hơi và  tiêu chảy hiệu quả nhất, bạn cần tuân thủ những biện pháp sau đây:

  • Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, không ăn gỏi, nộm, rau sống….nên sử dụng nước đun sôi để nguội và chắc chắn các món ăn đã được nấu chín.
  • Hạn chế ăn uống tại các gánh hàng rong, hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh
  • Sử dụng những loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng
  • Trái cây nên rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn
  • Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài đường về nhà.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh, sử dụng nguồn nước sạch
  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn, đi khám và sử dụng kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý sử dụng kháng sinh
  • Khi có người bị tiêu chảy lâu ngày nên đưa đi khám và điều trị, không tự ý điều trị ở nhà để tránh lây lan bệnh và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn đang phải đối mặt với chứng ợ hơi tiêu chảy dai dẳng thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp để có thể tránh được các biến chứng xảy ra.

Xem thêm các thông tin sức khỏe mới nhất tại đây.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

CUMARGOLD NEW – THƯƠNG HIỆU NANO CURCUMIN 10 NĂM UY TÍN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x