Ợ Hơi Sau Khi Uống Nước – Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
21/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
446
Nội dung bài viết
ToggleĐa phần những trường hợp ợ hơi sau bữa ăn cho thấy những dấu hiệu về bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người cũng bị ợ hơi sau khi uống nước. Vậy ợ hơi sau mỗi lần uống nước là vì nguyên nhân nào và cách chữa trị ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
1. Ợ hơi sau khi uống nước biểu hiện thế nào?
Ợ hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Người bình thường có thể bị ợ hơi nhiều lần trong ngày hoặc 3-4 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu việc ợ hơi diễn ra thường xuyên hơn và khiến người mắc không thể kiểm soát thì đó có thể là những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Ngoài ợ hơi sau khi ăn, bạn còn có thể bị ợ hơi khi uống nước. Sau khi uống nhiều nước khoảng 1h hoặc ngay sau khi uống nước có ga, bạn thường thấy dạ dày như căng phồng hơn. Bụng đầy và to ra, có cảm giác căng tức khó chịu và ợ hơi. Nếu uống nước có ga thì tình trạng ợ hơi có thể diễn ra liên tục trong thời gian ngắn.
2. Nguyên nhân ợ hơi sau khi uống nước
Ợ hơi sau khi uống nước là hiện tượng bình thường. Khi uống nước, chúng ta nuốt vào trong dạ dày khoảng 8 đến 32ml không khí. Lúc này, dạ dày sẽ như một chiếc túi chứa đầy khí. Để dạ dày không bị khó chịu thì khí phải được đẩy ra ngoài bằng cách ợ hơi hoặc xì hơi.
Ngoài ra, các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hay bị ợ hơi khi uống nước là:
- Do chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: Tình trạng bụng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ợ hơi sau khi ăn hoặc sau khi uống. Lúc này, khí từ quá trình tiêu hóa thức ăn dồn nén trong dạ dày và khiến dạ dày căng phồng dẫn tới khí phải thoát bớt ra ngoài bằng cách ợ hơi.
- Ăn nhiều tinh bột, chất béo: Tinh bột và chất béo là những chất khó tiêu hóa. Do vậy, nếu ăn nhiều những chất này, dạ dày sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày sinh ra khí gây ra tình trạng ợ hơi sau khi uống nước.
- Uống đồ uống có gas, đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có ga chứa CO2. Dạ dày không hấp thụ CO2 cộng với nhiệt độ cao trong bụng nên khí nhanh chóng bị đẩy ra ngoài bằng ợ hơi. Trong khi đó, đồ uống có cồn khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích gây ra chứng khó tiêu và đầy hơi, tổn thương dạ dày từ đó sinh ra ợ hơi.
- Do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Cơ thể căng thẳng và mệt mỏi kéo dài sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol. Cortisol làm tăng acid HCl và Pepsine gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ợ hơi là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh này.
- Do lạm dụng các loại thuốc tây: Một số loại thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,…sau khi sử dụng ảnh hưởng tới hệ sinh thái trong đường ruột. Thuốc thường khiến các lợi khuẩn trong đường ruột suy giảm nghiêm trọng. Các vi khuẩn có hại sinh sôi khiến khí hư đầy trong bụng gây ợ hơi.
Nhưng nếu tình trạng ợ hơi khi uống nước xuất hiện liên tục thì có thể nguyên nhân do các bệnh về dạ dày sau:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Khoảng 70% người bị trào dạ dày có xuất hiện chứng ợ hơi. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, lượng axit trong dạ dày tăng cao làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và sinh ra khí hơi trong dạ dày. Cơ thể sẽ phản ứng bằng ợ hơi, ợ chua để đẩy bớt khí ra ngoài nhằm làm dịu dạ dày.
- Viêm loét dạ dày: Ợ hơi chua là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày làm tăng lượng axit trong dạ dày và khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn gây ra khí trong bụng.
- Viêm thực quản: Thực quản bị viêm khiến thức ăn không xuống hết được dạ dày mà còn nằm sót lại trong thực quản. Lượng thức ăn đó nằm lâu trong thực quản lên men sinh ra khí dẫn tới ợ hơi sau khi uống nước ra ngoài.
- Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là tình trạng mà đại tràng bị rối loạn chức năng. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu, hay ợ hơi.
3. Cách chữa ợ hơi sau khi uống nước
Để chữa tình trạng ợ hơi khi uống nước, các bạn có thể sử dụng những phương pháp sau:
3.1 Chữa ợ hơi tại nhà bằng thực phẩm
Sử dụng 1 số loại thực phẩm tốt cho dạ dày có thể giúp điều trị tình trạng ợ hơi. Một số thực phẩm mà bạn nên bổ sung khi bị ợ hơi là:
- Gừng: Gừng có vị cay tự nhiên và có tác dụng kháng khuẩn, chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Các bạn có thể ăn một lát gừng tươi trước bữa ăn hoặc uống trà gừng hàng ngày.
- Đu đủ: Đu đủ có tính mát nên giúp làm dịu dạ dày. Trong đu đủ cũng có chứa chất giúp chống chướng bụng và đầy hơi, giảm ợ hơi.
- Sữa chua: Sữa chua giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ bổ sung lượng lớn lợi khuẩn cho dạ dày.
- Trà hoa cúc: Có tác dụng chữa đau bụng và giảm nóng trong, cải thiện chứng ợ hơi.
- Bạc hà: Có tác dụng làm mát cơ thể và giảm nóng hiệu quả, tránh tình trạng ợ hơi sau khi uống nước.
- Dầu đậu nành: Chứa dưỡng chất quý có tác dụng chữa ợ hơi nóng tức thời.
3.2 Chữa ợ hơi bằng cách sử dụng thuốc
Để điều trị chứng ợ hơi sau khi uống nước, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc tiêu hóa: Đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tránh tình trạng đầy hơi khó tiêu khiến dạ dày chứa nhiều khí.
- Nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Có tác dụng làm tăng trương lực dạ dày, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm đầy hơi trong dạ dày.
- Thuốc chống axit: Có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ điều trị đầy bụng.
- Thuốc kháng tiết axit: Có tác dụng giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, giảm sự tích khí ở dạ dày gây đầy bụng ợ hơi.
Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
3.3 Chữa ợ hơi bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi những thói quen xấu, không tốt cho dạ dày có thể giúp làm giảm chứng ợ hơi khi uống nước:
- Nên tập thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa, nhai kỹ, hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu như tinh bột và đồ ăn nhiều dầu mỡ còn có thể ngăn tình trạng ăn không tiêu ợ hơi.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giúp tiêu hóa tốt như rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ.
- Làm việc điều độ, ngủ đủ giấc, tránh stress.
- Vận động cơ thể thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi không thực sự cần thiết.
4. Điều trị hiệu quả tình trạng ợ hơi
Để điều trị hiệu quả tình trạng ợ hơi thì cần điều trị dứt điểm bệnh dạ dày. Với trường hợp ợ hơi do trào ngược dạ dày, bạn nên sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh. Các loại dược liệu quý kết hợp mang lại hiệu quả cao và độ an toàn, ít tác dụng phụ bao gồm:
- Tinh nghệ Nano (Nano Curcumin): Có tác dụng chống viêm, giúp vết loét dạ dày và những tổn thương dạ dày mau lành. Tinh nghệ Nano cũng giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày từ đó làm giảm chứng ợ hơi.
- Cúc la mã: Cúc la mã giúp làm dịu thần kinh, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày và có tác dụng chống viêm.
- Thương truật: Có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, và ngăn ngừa những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày như ợ hơi.
- Hoàng liên: Có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của vết loét dạ dày và tình trạng chảy máu dạ dày.
- Ngô thù du: Có tác dụng giảm đau, sát trùng, chống buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa với người bị trào ngược dạ dày.
- Hậu phác: Giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn ứ đọng, ức chế dạ dày tiết dịch vị và giảm co bóp dạ dày tá tràng.
- Bán hạ bắc: Công dụng chữa ho, tiêu viêm, giảm hơi trong dạ dày, chống nôn.
Ợ hơi sau khi uống nước chỉ đáng lo ngại khi xảy ra liên tục với tần suất lớn. Khi gặp phải tình trạng ợ hơi do bệnh lý dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản thì cần chữa trị triệt để bệnh lý để chấm dứt hiện tượng ợ hơi hiệu quả nhất.