Cảnh báo trào ngược dạ dày gây viêm phế quản
-
Ngày đăng:
15/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
323
Nội dung bài viết
ToggleViêm phế quản là một trong những triệu chứng có thể gặp ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, để có thể nhận biết đâu là trào ngược dạ dày gây viêm phế quản, đâu là viêm phế quản do virus gây ra thì không phải ai cũng biết.
1. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày là một loại rối loạn tiêu hóa phổ biến trên thế giới. Trào ngược có nghĩa quay trở lại, do đó trào ngược dạ dày thực quản có thể hiểu là thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày quay trở lại thực quản.
Khi tiêu hóa bình thường, cơ thắt thực quản dưới mở ra để tống thức ăn xuống dưới dạ dày và tự động đóng lại để ngăn không cho chúng quay ngược trở lại. Khi hoạt động của cơ thắt thực quản bị rối loạn, cơ tâm vị mở ra sẽ cho phép axit dạ dày chảy vào thực quản.
Có rất nhiều triệu chứng cho thấy bạn đang bị trào ngược dạ dày, trong đó điển hình nhất là triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Nó gây ra một cảm giác nóng rát khó chịu di chuyển từ xương ức lên đến cổ họng, cảm giác này càng tệ hơn khi bạn nằm xuống. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Buồn nôn, nôn.
- Đau tức ngực do thực quản bị chèn ép
- Đau họng, ho, hen do dây thanh quản tiếp xúc với axit dịch vị
- Khó nuốt do niêm mạc thực quản bị phù nề, sưng tấy
- Miệng tiết nhiều nước bọt
- Miệng đắng do dịch mật trào lên cùng với dịch axit
Có thể dễ dàng nhận thấy, bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phế quản bao gồm:
- Viêm họng
- Viêm mũi
- Viêm xoang
- Viêm amidan
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm tai, viêm tuyến giáp…
Ở trường hợp nặng hơn, axit dịch vị có thể làm tổn thương niêm mạc họng và thực quản gây viêm loét, chảy máu thực quản, hoặc xơ hóa thực quản làm co rút thực quản, hẹp thực quản. Và trường hợp xấu nhất, nếu trào ngược dạ dày trở thành bệnh mãn tính, nguy cơ mắc Barrett thực quản hoặc ung thư thực quản rất cao.
2. Vì sao trào ngược dạ dày gây viêm phế quản ?
Trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn ảnh hưởng đến hệ thống thanh quản trong đó có phế quản. Axit dịch vị bào mòn và làm tổn thương thanh quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công gây viêm phế quản.
Những triệu chứng dẫn đến trào ngược dạ dày gây viêm phế quản thường gặp:
- Ho kéo dài
- Ho có đờm
- Mệt mỏi
- Khó thở, tức ngực, sốt của viêm phế quản
- Ho lâu ngày (trên 3 tuần)
- Khó nuốt, khản tiếng, có cảm giác nghẹn vướng ở cổ họng,
- Nóng rát ở ngực, nôn mửa, có thể có ợ chua, ợ nóng….
Viêm phế quản do trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng bất lợi trên đường hô hấp, rối loạn nhịp tim có thể nguy hiểm đến tính mạng
3. Cách giảm trào ngược dạ dày gây viêm phế quản
Cùng với việc sử dụng thuốc, để làm giảm trào ngược dạ dày gây viêm phế quản, bạn có thể áp dụng những cách sau:
3.1. Thay đổi ăn uống, sinh hoạt khoa học, tránh stress
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, đặc biệt với những người có các triệu chứng ở mức độ nhẹ và trung bình.
- Giảm cân, duy trì cân nặng ở mức hợp lý
- Ăn đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhiều, không bỏ bữa, không ăn trước khi đi ngủ, không nằm sau khi ăn
- Ngủ đủ tám tiếng/ ngày, không thức khuya
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân đối các thành phần
- Sử dụng những nhóm thực phẩm có khả năng trung hòa axit để tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày và hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm có thể tăng tiết axit hoặc kích thích co thắt cơ dưới thực quản
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, đố uống có ga, chất kích thích
- Không để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, stress
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
3.2. Sử dụng các bài thuốc thiên nhiên
Các bài thuốc thiên nhiên sử dụng những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm và cách chế biến đơn giản cũng sẽ giúp bạn có thể giảm được các triệu chứng trào ngược dạ dày gây viêm phế quản.
3.2.1. Nghệ và mật ong
Đây là 2 loại dược liệu quen thuộc với rất nhiều người, đặc biệt là với những bệnh nhân trào ngược dạ dày. Sự kết hợp của nghệ và mật ong giúp:
- Hạn chế tăng tiết dịch vị.
- Giảm nhanh các triệu chứng đau rát
- Làm lành các vết viêm loét
- Hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
Nguyên liệu
- Nghệ tươi 500g
- Mật ong nguyên chất 1 lít
- Lọ thủy tinh
Bào chế:
- Nghệ tươi đem rửa sạch, cạo vỏ và thái thành từng miếng mỏng
- Cho toàn bộ phần nghệ đã thái vào trong lọ thủy tinh đã rửa sạch và vô trùng
- Đổ mật ong vào ngâm cùng nghệ tươi
- Sử dụng sau 2 tuần ngâm
Cách dùng:
- 2 thìa cà phê nghệ – mật ong đem pha loãng với một chút nước ấm
- Uống 2 – 3 lần/ ngày
3.2.2. Gừng, chanh và mật ong
Gừng tính ấm, trung tính giúp:
- Chống sưng tiêu viêm.
- Chủ trị các chứng đầy hơi, khó tiêu.
- Giúp trung hòa dịch vị, giảm đau, lợi mật.
- Rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Chanh
- Mật ong
Bào chế:
- Gừng tươi một củ nhỏ đem rửa sạch, cạo vỏ, đem xay hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước cốt
- Pha vào nước gừng 1 thìa mật ong, ½ thìa nước cốt chanh và một chút nước ấm
- Khuấy đều và uống
Cách sử dụng: Uống 1 lần/ ngày vào buổi sáng
Đơn giản hơn, bạn cũng có thể dùng một vài lát gừng tươi thả vào cốc nước nóng, thêm chút đường uống vào buổi sáng cũng giúp hạn chế tình trạng ợ chua, ợ nóng.
Hi vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phế quản. Và cách chữa trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.