Skip to main content

Cảnh báo trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim, làm tim đập nhanh

  • Ngày đăng:

    01/03/2023
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    342

Một trong những ảnh hưởng được nhiều người bị trào ngược dạ dày quan tâm đó là trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim. Vậy thực hư về vấn đề này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất thuộc nhóm bệnh tiêu hóa. Khi dịch chứa trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống tiêu hóa phía trên gây ra các triệu chứng khó chịu thì cũng là lúc bệnh lý trào ngược xuất hiện.

Tình trạng rối loạn nhịp tim do trào ngược

Cơ chế gây nên bệnh lý trào ngược được xác định là do 3 yếu tố chính gây ra:

  • Sự tăng tiết acid dịch vị bất thường: Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày và thực quản khi dịch dạ dày trào ngược lên
  • Sự rối loạn nhu động co bóp dạ dày – ruột: Nhu động đổi ngược chiều khiến thức ăn không được đưa xuống ống tiêu hóa phía dưới mà bị đẩy ngược lên phía trên.
  • Sự suy giảm trương lực cơ của cơ thắt thực quản dưới: Đây là lớp ngăn cách cuối cùng giữa dạ dày – thực quản. Vậy nên, khi cơ này giãn ra, dịch dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên phía trên hơn rất nhiều.

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh phải đối diện với rất nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh lý này bao gồm:

  • Ợ nóng: thường xuất hiện khi người bệnh nằm hoặc sau khi ăn các món ăn chua, cay nóng, ăn quá no… Người bệnh có cảm giác nóng rát chạy dọc từ dạ dày kéo dài lên thực quản.
  • Nôn/ buồn nôn: xuất hiện sau khi người bệnh ăn no hoặc sáng sớm khi mới thức dậy.
  • Nuốt nghẹn, nuốt vướng
  • Chứng rối loạn tiêu hóa: đầy chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua….

Trong một số trường hợp, các cơn trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim, hồi hộp, tức ngực, khó thở. Lý giải về triệu chứng này, các bác sĩ cho biết, khi acid dịch vị dư thừa trào ngược lên có thể tác động vào hệ thống dây thần kinh phế vị chi phối hoạt động co bóp của tim.

Do vậy, dây thần kinh bị kích thích và gây ra cảm giác hồi hộp, rối loạn hoặc tăng nhịp đập của tim cũng như co thắt lồng ngực.

2. Làm sao để kiểm tra được tim đập nhanh hay bị rối loạn ?

Để xác định xem nhịp tim bị rối loạn hay tăng nhanh, bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp kiểm tra dưới đây.

2.1. Kiểm tra tại nhà bằng máy đo nhịp tim

Nếu triệu chứng không gây cho bạn quá nhiều khó chịu, bạn có thể tự kiểm tra sơ bộ tình trạng nhịp tim của mình thông qua các thiết bị máy đo nhịp tim. Ở người trưởng thành, trong trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút. Người bệnh có thể dựa trên số liệu này để xác định xem mình bị tim đập nhanh hay rối loạn nhịp tim.

Lưu ý: Người bệnh nên lựa chọn đo nhịp tim khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi ổn định và ngay sau khi có cơn trào ngược xuất hiện kèm theo cảm giác khó chịu ở lồng ngực. Điều này giúp xác định sơ bộ nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim của bạn là do đâu.

2.2. Đến bệnh viện kiểm tra

Trong trường hợp bạn không có máy đo nhịp tim ở nhà hay các triệu chứng quá khó chịu, hãy đến các cơ sở y tế để được sự hỗ trợ của các bác sĩ và chuyên gia y tế. Tại đây, bạn có thể được kiểm tra nhịp tim bằng các kỹ thuật sau đây:

2.2.1. Điện tâm đồ (ECG)

Phương pháp này được áp dụng lúc bạn nghỉ ngơi và sau khi vận động thể lực. Máy sẽ ghi lại xung điện từ tim và nhịp tim. Thông qua sơ đồ thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bạn.

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn khi có dấu hiệu bất thường

2.2.2. Holter điện tim

Thiết bị Holter điện tim giúp ghi lại nhịp tim của người bệnh liên tục trong 7 ngày. Điều này giúp các bác sĩ có thể theo dõi được nhịp tim của người bệnh trong khoảng thời gian dài và xác định chính xác sức khỏe tim mạch của người bệnh.

2.3.2. Siêu âm tim

Siêu âm là phương pháp thăm dò cấu trúc, xác định những bất thường trong cấu tạo của tim gây ra tình trạng tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim. Phương pháp này có ý nghĩa loại trừ trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim do trào ngược dạ dày thực quản.

3. Lý do trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim

Trào ngược dạ dày làm tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp không phải là triệu chứng phổ biến nên không phải người bệnh nào cũng nắm được lý do xuất hiện của hiện tượng này. Cơ chế gây rối loạn nhịp tim trong trường hợp này được xác định là thông qua dây thần kinh phế vị.

Dây thần kinh phế vị được phân bổ và đi qua nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể trong đó có vùng ống tiêu hóa phía trên. Do vậy, khi hiện tượng trào ngược xuất hiện, acid và enzyme tiêu hóa trong dịch dạ dày trào ngược lên ống tiêu hóa phía trên, kích thích, gây tổn thương và làm rối loạn xung động của hệ thống dây thần kinh này.

Hệ quả là nhịp tim bị rối loạn, nhu động tiêu hóa cũng bị kích thích gây ra tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở ở người bệnh.

Nguyên nhân gây ợ hơi là do trào ngược dạ dày

4. Điều trị trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim như thế nào ?

Để điều trị tình trạng loạn nhịp tim do trào ngược, người bệnh cần tiến hành điều trị từ gốc rễ, tức là loại bỏ dứt điểm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Quá trình điều trị cần đảm bảo các bước dưới đây:

4.1. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim

Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh của mình. Sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ là có thể đạt được hiệu quả điều trị như ý.

4.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày chiếm đến 40% vai trò trong điều trị bệnh. Do vậy, người bệnh cần xây dựng những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống của mình:

  • Ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ, lựa chọn thực phẩm tốt cho dạ dày, ăn chậm, nhai kỹ, tuyệt đối không bỏ bữa và không ăn quá khuya.
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài: Ngăn chặn cơ chế gây trào ngược do hệ thống thần kinh bị kích thích
  • Luyện tập thể chất thường xuyên: Cơ thể khỏe mạnh, các hoạt động trao đổi chất tốt cũng là cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, thực quản.

Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh đã nắm được các thông tin cần thiết về tình trạng trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim. Nếu cần tư vấn hỗ trợ, bạn hãy để lại câu hỏi ngay dưới bài viết này nhé!

Tìm hiểu thêm thông tin về sức khỏe dạ dày, trào ngược tại đây.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x