Viêm loét hang vị dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
-
Ngày đăng:
01/10/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
138
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét hang vị dạ dày là hang vị xuất hiện những ổ viêm loét, tổn thương ăn sâu vào cơ và thành dạ dày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Việc nắm rõ nguyên nhân nhân, triệu chứng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và chính xác hơn.
Xem thêm:
1. Viêm loét hang vị dạ dày là gì?
Hang vị chính là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong cho tới lỗ môn vị. Đây là bộ phận có nhiệm vụ chứa đựng đồ ăn thức uống được nạp vào cơ thể. Ở trạng thái viêm, niêm mạc của hang vị mới chỉ có những vệt viêm trợt, nhưng tổn thương không sâu, chưa ăn vào các lớp sâu hơn của thành dạ dày.
Viêm loét hang vị là khi tình trạng viêm đã nặng hơn sẽ chuyển sang trạng thái loét, khi đó sẽ hình thành những ổ viêm loét, tổn thương ăn sâu vào cả lớp niêm mạc và thành dạ dày.
2. Dấu hiệu và nguyên nhân bệnh loét hang vị dạ dày
Để có thể xác định và điều trị bệnh hiệu quả, bạn sẽ cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh cũng như các nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày.
2.1. Các dấu hiệu viêm loét hang vị dạ dày
Bệnh viêm hang vị dạ dày thường gây ra một số triệu chứng tiêu biểu như sau:
- Đau âm ỉ lúc cả lúc đói và lúc no: Cảm giác đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị). Cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh đói lẫn lúc no, đau về đêm nhiều hơn ban ngày, đau cũng dễ xuất hiện khi thời tiết lạnh, có áp thấp nhiệt đới hay gió mùa đông bắc kéo về…
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua: Do vị trí của vết viêm nên quá trình nạp thức ăn vào ruột sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Kết quả là thức ăn chưa tiêu hóa sẽ đi một phần vào ruột, lúc đó thì thức ăn có thể lên men dẫn đến đầy hơi, khiến cho người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua…
- Nôn nhiều: Cảm giác buồn nôn và nôn xảy ra do các loại viêm phát triển trong niêm mạc của dạ dày. Đây cũng được xem là phản ứng của dạ dày nhằm tống khứ chỗ thức ăn không thể tiêu hóa kịp thời ra bên ngoài.
- Khó tiêu, đầy bụng: Khi tình trạng viêm nhiễm của hang vị phát triển tới một mức độ nặng thì quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, khiến cho người bệnh cảm thấy nóng rát và khó tiêu ở vùng thượng vị.
- Người gầy rõ rệt: Viêm hang vị kéo dài thì hoạt động tiêu hóa sẽ bị mất cân bằng nghiêm trọng. Kéo theo đó thì người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể không thể hấp thụ dinh dưỡng… khiến cho cân nặng bị giảm sút.
2.2. Các nguyên nhân bệnh loét hang vị dạ dày
Một số nguyên nhân gây bệnh viêm loét hang vị dạ dày có thể kể đến như sau:
- Vi khuẩn HP: Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng viêm hang vị dạ dày. Khi xâm nhập vào cơ thể thì loại vi khuẩn này sẽ tiết ra một loại men mang tên urease, gây thương tổn niêm mạc dạ dày và gây loét.
Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn Hp
- Lạm dụng thuốc: Những loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm… khi sử dụng suốt một thời gian dài sẽ làm giảm quá trình tổng hợp chất nhầy bảo vệ dạ dày, từ đó dẫn tới loét hang vị dạ dày.
- Stress kéo dài: Những cơn căng thẳng kéo dài là nguyên nhân khiến cho dạ dày tiết ra lượng acid nhiều hơn, dẫn tới loét hang vị dạ dày.
- Ăn uống và sinh hoạt thất thường kéo dài: Những thói quen xấu về ăn uống như ăn uống mất vệ sinh, ăn trái bữa, sinh hoạt thất thường, sử dụng chất kích thích… đều có thể trở thành nguyên nhân khiến cho niêm mạc hang vị bị tổn thương.
3. Các biến chứng khi bị viêm loét hang vị dạ dày
Loét hang vị dạ dày khi không được điều trị kịp thời có thể phát sinh khá nhiều biến chứng phức tạp, gây nguy hiểm cho sức khỏe như:
Hẹp môn vị: Chứng bệnh loét hang vị dạ dày kéo dài mà không được điều trị có thể sẽ khiến cho môn vị bị hẹp. Môn vị hẹp làm thức ăn bị kẹt ở dạ dày, không thể chuyển xuống ruột một cách trôi chảy bình thường được. Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng chứng như:
- Đau bụng dữ dội
- Cơ thể suy nhược nặng nề
- Buồn nô, nôn ra dịch có mùi rất hôi và có lẫn thức ăn cũ…
Thủng dạ dày: Thủng dạ dày cũng là biến chứng nghiêm trọng mà viêm loét hang vị gây ra. Vết loét lâu ngày, ăn thủng qua các lớp của dạ dày, dẫn tới biến chứng này, nếu không được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời, người bệnh có thể sẽ thiệt mạng. Biểu hiện của thủng dạ dày vô cùng dữ dội như:
- Đầu tiên bệnh sẽ gây ra những cơ đau ở vùng thượng vị.
- Tiếp đó thì cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng, lan ra ngực, lên vai và vòng qua lưng.
Xuất huyết tiêu hoá: Đây là tình trạng nghiêm trọng bắt nguồn từ các vết viêm hang vị. Lúc này, máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản cho tới hậu môn của người bệnh. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ:
- Nôn ra máu và đi tiêu ra máu
- Máu trong phân có thể mang màu đỏ hoặc chuyển sang màu thâm đen.
Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày ban đầu là bệnh lành tính nhưng nếu để bệnh kéo dài quá lâu thì nó có thể tiến triển thành ung thư dạ dày hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh.
4. Cách chẩn đoán bệnh loét hang vị dạ dày
Viêm loét hang vị dạ dày có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
- Chụp X-quang dạ dày
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bằng hình ảnh. Phương pháp này sử dụng máy X quang phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, các tia này sẽ xuyên qua mô mềm và phần dịch trong cơ thể để tạo thành hình ảnh trên phim, từ đó xác định được vị trí của vết viêm.
- Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa bằng cách đưa một ống soi nhỏ qua thực quản của bệnh nhân. Ống soi này được tích hợp cả camera, có thể giúp bác sĩ quan sát được tình tình dạ dày của bệnh nhân. Đây được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.
5. Cách điều trị viêm loét hang vị dạ dày hiệu quả
Để điều trị loét hang vị dạ dày các bạn có thể áp dụng nguyên tắc 4T dưới đây:
- T1: Thuốc – Người bệnh cần sử dụng đúng liều, đúng lộ trình đã được bác sĩ chỉ định.
Nếu người bệnh dương tính với HP, việc điều trị tiêu diệt HP sẽ là ưu tiên hàng đầu. Khi này, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh những loại thuốc kháng sinh phù hợp, kết hợp với các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc giảm axit để điều trị dứt điểm HP.
Người bệnh cũng có thể được bác sĩ kê thêm cho các thuốc giảm đau, thuốc trị trầm cảm, giảm stress trong các trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt ghi nhớ chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự tiện sử dụng thuốc để tránh được các biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm: 15 bài thuốc điều trị bệnh viêm hang vị hiệu quả nhất
- T2: Tinh thần – Luôn giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế stress
Người bệnh hãy cố gắng duy trì tinh thần bình an, vui vẻ, tránh căng thẳng, đảm bảo khí huyết lưu thông… để giúp dạ dày phục hồi mau chóng, phòng chống nguy cơ bệnh tái phát. Việc giải tỏa căng thẳng, giảm thiểu stress cũng có giá trị rất cao trong việc điều trị bệnh dạ dày.
- T3: Thể dục – Duy trì những bài thể dục, thể thao nhẹ nhàng hàng ngày
Các bộ môn nên chọn lựa là yoga, bơi lội, chạy bộ nhẹ nhàng… sẽ giúp tăng cường vận mạch, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng đầy hơi khó tiêu và gia tăng sức khỏe nói chung.
- T4: Thực phẩm – Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Chọn ăn các thức ăn mềm, kết cấu loãng, đã được nấu chín kỹ và dễ tiêu để làm giảm thiểu áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Các thực phẩm nên ăn bao gồm: cá, cơm, bánh mì, cháo, súp, các loại rau củ quả, đặc biệt là rau củ quả còn tươi non và ít xơ,…
Ngoài ra, việc tránh sử dụng các loại thực phẩm chua, cay, mặn, thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn như thịt muối, xúc xích, các loại thức ăn nhanh, bia rượu, cà phê… cũng là điều cần thiết để làm giảm các yếu tố tấn công dạ dày, tạo điều kiện cho dạ dày tự phục hồi lại tổn thương.
6. Cách phòng bệnh loét hang vị dạ dày hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh viêm loét hang vị dạ dày, bạn nên đi khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đồng thời cần đặc biệt chú ý tới các thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày:
Chế độ ăn uống hợp lý
- Nên ăn uống đúng bữa, không ăn vặt, ăn đêm, ăn trái bữa, không để bụng quá đói và cũng không nên ăn quá no.
- Không nên sử dụng thức ăn đông lạnh, thức ăn có tính acid cao, thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng cũng như các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Nên ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm HP.
- Nên lựa chọn chế độ ăn lành mạnh, nhiều thực phẩm bổ dưỡng, rau củ quả tươi.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
- Tạo cho mình lịch làm việc phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi, chọn lựa những môn thể thao vừa sức để luyện tập.
- Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc để cơ thể không bị quá sức, không bị căng thẳng dẫn tới đau dạ dày.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để diệt trừ vi khuẩn HP, vừa để bảo vệ bản thân, vừa để bảo vệ những người xung quanh.
Sử dụng Nano curcumin
- Nano curcumin có khả năng ức chế và tiêu diệt tới 65 chủng HP khác nhau, giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị HP hiệu quả.
- Nano curcumin cũng làm tăng yếu tố bảo vệ dạ dày, tăng lớp nhầy lót niêm mạc, giảm tiết acid dư thừa, nên cũng giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm loét hang vị.
Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm loét hang vị dạ dày. Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn trong việc điều trị bệnh hiệu quả.