Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn, không tái phát
-
Ngày đăng:
24/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
112
Nội dung bài viết
ToggleHội chứng ruột kích thích ở trẻ em (viết tắt là IBS) là một hình thức rối loạn chức năng tiêu hóa. Nó không gây ra những tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Hội chứng ruột kích thích không hẳn là bệnh lý. Nó là cụm từ gọi chung cho một nhóm các triệu chứng xảy ra ở đại tràng. Đại tràng của trẻ bị hội chứng ruột kích thích trông hoàn toàn bình thường, không có tổn thương. Tuy nhiên, hoạt động của nó lại bất thường, không đúng quy tắc.
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ vẫn còn rất mơ hồ. Các nhà khoa học chỉ có thể xác định các yếu tố làm gia tăng triệu chứng của tình trạng này như:
- Buồn bã, căng thẳng, áp lực khiến đại tràng tăng hoạt động. Trong khi đó dạ dày lại chậm tiêu hóa. Điều này gây ra rối loạn nhu động ruột và dẫn tới chứng ruột kích thích.
- Trẻ dễ mắc chứng này khi có bố hoặc mẹ có tiền sử bị hội chứng kích thích ruột.
- Mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột do chế độ ăn uống, sinh hoạt.
- Chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng, nhiều chất béo có hại, thiếu chất xơ, nghèo vitamin và khoáng chất…
- Trẻ bị ép ăn quá no, hoặc trẻ ăn quá nhiều mà không được người lớn kiểm soát.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng lọc ra được 1 số nhóm thực phẩm khiến nhiều trẻ dễ bị hội chứng ruột kích thích như sau:
- Đồ ăn cay nóng
- Socola
- Đồ chiên rán, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai…)
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng ruột kích thích ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các con sẽ hay có biểu hiện:
- Thường xuyên đau bụng. Khi trẻ đau liên tục trên 3 tháng thì có thể đã bị mạn tính.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều ngày thậm chí nhiều tháng.
- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Có đôi khi trẻ buồn đi đại tiện nhưng không đi được.
- Đầy bụng, khó tiêu, bụng chướng to có thể nổi cả cục cứng.
- Sôi bụng, bụng ậm ạch.
- Phân có lẫn chất nhầy.
Điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ
Điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống
Hiện nay chưa có phương pháp giúp điều trị tận gốc chứng bệnh này. Để điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, các bác sĩ thường sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Bên cạnh đó phụ huynh có thể giúp con cải thiện bệnh thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống.
Một số thói quen tốt trong ăn uống giúp trẻ giảm triệu chứng ruột kích thích:
- Cho con ăn kiêng theo chế độ FODMAP. Đây là chế độ giúp loại bỏ carbohydrate khó tiêu hóa ra khỏi bữa ăn.
- Tăng cường lợi khuẩn trong khẩu phần ăn. Lợi khuẩn này có nhiều trong các đồ uống men vi sinh, sữa chua. Tuy nhiên, nếu trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose thì không nên cho con ăn sữa chua.
- Hạn chế các nhóm thực phẩm gây gia tăng ruột kích thích đã được nêu ở phần nguyên nhân gây bệnh.
- Cho con ăn ít đường, ít chất béo động vật, hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, trà sữa…
Điều trị cho trẻ bằng liệu pháp tâm lý
Song song với việc điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em bằng thói quen ăn uống, cha mẹ nên thực hiện trị liệu cho con bằng các phương pháp tâm lý:
- Không tạo áp lực lớn cho bé, đặc biệt là trong chuyện học tập, ăn uống.
- Thường xuyên tâm sự với con để giải tỏa những khúc mắc, khó khăn. Đặc biệt việc tâm sự giúp con cái gần gũi với cha mẹ hơn. Điều này cũng khiến con trẻ giảm bớt các kích thích thần kinh gây ra ruột kích thích.
- Cho trẻ được vận động nhiều. Nếu có thể cha mẹ hãy chơi thể thao cùng con.
Điều trị hội chứng ruột kích ở trẻ bằng thuốc
Nếu sau khi thực hiện 2 phương pháp trên nhưng tình trạng ruột kích thích ở trẻ không cải thiện, cha mẹ hãy cho con dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc chống co thắt và giảm đau: Loại này giúp con bớt căng cứng, đau bụng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ ở dạ dày. Do đó cần sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc điều trị tiêu chảy hoặc táo bón: Những loại thuốc này giúp ổn định phân, giảm tần suất đi đại tiện trong ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể thay thế các thuốc này bằng cách cho con sử dụng một số loại thảo mộc như lá ổi, lá mơ (chữa tiêu chảy), khoai lang (chữa táo bón).
- Sử dụng thêm một số thuốc chống trầm cảm, giảm kích thích thần kinh để tăng hiệu quả.
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em mặc dù không gây ra tổn thương nhưng lại khá nguy hiểm. Bệnh có thể khiến trẻ bị sụt cân, chững cân, chậm phát triển. Thậm chí nếu triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài có thể làm gia tăng sự phát triển của hại khuẩn. Từ đó, trẻ dễ bị viêm nhiễm, u, polyp đại tràng khi lớn lên. Do đó, cha mẹ hãy nghiêm túc điều trị hội chứng ruột kích thích cho trẻ để con được khỏe mạnh và phát triển đúng lứa tuổi.