Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không
-
Ngày đăng:
24/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
288
Nội dung bài viết
ToggleBệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không? Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày là gì? Bên cạnh tuân thủ phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định thì người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý những vấn đề gì? Tất cả đáp án được CumarGold New tổng hợp trong bài viết sau đây.
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Đáp án là có. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trào ngược dạ dày gây nên hàng loạt triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, tức ngực, buồn nôn, mệt mỏi,… Lúc đầu, các triệu chứng chỉ thoáng qua và ở mức độ nhẹ. Thế nhưng, càng để lâu tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
Thực tế, có không ít trường hợp lầm tưởng trào ngược dạ dày với những bệnh lý khác và tìm đến cơ sở y tế để kiểm tra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, thậm chí là ung thư thực quản. Nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp, bệnh trào ngược dạ dày có thể biến chứng thành:
- Ung thư thực quản
- Viêm đường hô hấp
- Hẹp thực quản
- Barrett thực quản
- Viêm loét thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không?
Trào ngược dạ dày hay trào ngược acid dạ dày – thực quản khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu vì thường xuyên bị đau rát cổ họng, ợ nóng, ợ chua, chán ăn, buồn nôn,… Vậy, bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không? Đáp án là có. Bệnh trào ngược dạ dày có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng cũng dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây y
Thuốc tây thường được sử dụng để cân bằng độ PH và giảm nồng độ acid dạ dày. Dưới đây là các loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho người bị trào ngược dạ dày:
- Thuốc kháng axit dạ dày: Phosphalugel, Maalox
- Thuốc kháng thụ thể H2: Famotidin, Ranitidin, Cimetidin, Nizatidin
- Thuốc ức chế bơm Proton: Rabeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole, Omeprazole,…
Bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày
Theo Đông y, trào ngược dạ dày thuộc chứng khí nghịch, thường xuất hiện ở can, phế, vị. Bệnh liên quan mật thiết với yếu tố tinh thần (lo âu, sợ hãi, căng thẳng). Can khí không thông sẽ xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, khó kiểm soát cảm xúc,… Dưới đây là 2 bài thuốc được sử dụng phổ biến để chữa trào ngược dạ dày.
Bài thuốc 1
Bước 1: Chuẩn bị dược liệu gồm bạch truật (16g), hoài sơn (16g), ngũ gia bì (16g), tía tô (20g), liên nhục (12g), sinh khương (4g), thủ ô chế (12g), chỉ xác (8g), cam thảo (10g), bán hạ (10g), phòng sâm (10g), cây ngũ sắc (16g), bạch linh (12g), đinh lăng (12g)
Bước 2: Rửa sạch dược liệu và cho vào nồi
Bước 3: Sắc và uống khi còn ấm, duy trì 2 lần/ngày, uống sau khi ăn
Bài thuốc 2
Bước 1: Chuẩn bị sa nhân (8g), ô dược (20g), hương phụ (20g), diên hồ sách (12g), cam thảo (12g), trần bì (12g)
Bước 2: Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị
Bước 3: Cho dược liệu vào nồi, chế khoảng 1.5 lít nước
Bước 4: Bắc lên bếp, vặn nhỏ lửa, đun đến khi còn khoảng 200ml nước cốt
Bước 5: Chia nước cốt thành 4 phần, uống hết trong ngày
Phương pháp dân gian chữa trào ngược dạ dày
Dân gian thường sử dụng gừng tươi, tinh bột nghệ,… để khắc phục những triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Đây là những nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện cũng đơn giản.
Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Đặc biệt, Curcumin trong tinh bột nghệ có khả năng làm lành tổn thương, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Chất Polysaccharide, Artumeron, Phytosterol, Zingiberen,… trong nghệ giúp trung hòa acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế Hp.
Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong, 250ml nước ấm
Bước 2: Cho tinh bột nghệ và mật ong vào cốc nước ấm
Bước 3: Khuấy đều và uống trước bữa ăn 30 phút
Gừng tươi
Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, giúp giảm đáng kể các triệu chứng của trào ngược dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả. Y học hiện đại cũng chứng minh, gừng có khả năng trung hòa acid dạ dày dư thừa và lưu thông mạch máu. Tinh dầu, chất cay trong củ gừng có khả năng chống khuẩn và chống viêm hiệu quả.
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 300g gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch; 1 lọ thủy tinh; 200ml mật ong
Bước 2: Thái gừng thành lát mỏng, xếp vào lọ thủy tinh
Bước 3: Đổ mật ong vào bình đựng gừng đã thái lát (đổ ngập gừng)
Bước 4: Ngâm từ 5 – 8 ngày là có thể sử dụng
Bước 5: Mỗi lần ngậm từ 2 – 3 lát gừng ngâm mật ong, áp dụng đều đặn trong 2 tháng
Phương pháp khác
Nếu áp dụng phương pháp dân gian và thuốc tây nhưng tình trạng bệnh không được cải thiện thì các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị khác như:
- Phẫu thuật khâu gấp đáy vị dạ dày
- Nội soi can thiệp
- Sóng cao tần
- Laser
- Điều trị bằng nhiệt độ thấp
Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý vấn đề gì?
Triệu chứng và tình trạng bệnh chịu ảnh hưởng nhiều từ chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài việc tuân thủ theo phương pháp điều trị mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người bệnh nên:
- Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
- Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ
- Chia bữa chính thành những bữa nhỏ để không gây áp lực cho dạ dày, không nên ăn khuya
- Đi lại nhẹ nhàng, không làm việc hoặc vận động mạnh sau khi ăn
- Uống đủ nước và ngủ đủ giấc
- Không ăn đồ cay nóng, có hàm lượng acid cao, nhiều đường và dầu mỡ
- Hạn chế các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, nước tăng lực, rượu, bia
- Nếu trong tình trạng béo phì, hãy giảm cân phù hợp và khoa học
- Tránh mặc quần áo bó sát bụng và thắt lưng
- Tập thể dục mỗi ngày để có thể kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tuy nhiên, người bệnh nên tránh động tác gập người hoặc vận động mạnh
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi “Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?”. Hãy liên hệ tổng đài 1800 1796 nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý dạ dày. Thường xuyên truy cập cumargold.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!