Skip to main content

Ợ nóng: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

  • Ngày đăng:

    22/02/2023
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    291

Ợ nóng làm bạn có cảm giác nóng rát ở dạ dày, ngực và họng, gây khó chịu ở phía sau xương ức. Đây là dấu hiệu điển hình của rất nhiều bệnh lý đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phương pháp điều trị ợ nóng.

1. Ợ nóng là gì?

Ợ nóng là hiện tượng axit trào ngược gây nóng rát và khó chịu ở vùng ngực, cổ họng. Hiện tượng này thường bắt đầu từ cơ trơn thực quản, lan đến vùng cổ họng và phía sau mang tai. Khi người bệnh nằm hoặc uốn cong người, ợ nóng có thể gây đau. Sau khi triệu chứng xảy ra thì người bệnh thường cảm thấy chua hoặc đắng miệng.

Làm sao để xử lý tình trạng ợ nóng

2. Ợ nóng và những triệu chứng kèm theo  

Ợ nóng không phải là bệnh, nó có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Những triệu chứng điển hình thường đi kèm với chứng ợ nóng là:

  • Đau rát vùng ngực đặc biệt là vào ban đêm hoặc sau khi ăn
  • Có cảm giác thức ăn mắc ở cổ họng
  • Kể cả khi đã ăn miếng nhỏ nhưng vẫn cảm thấy khó nuốt
  • Thường bị nấc sau khi ăn
  • Miệng có vị đắng, chua sau mỗi lần ợ nóng
  • Ho khan hoặc nấc cục
  • Buồn nôn
  • Khàn giọng
  • Thở khò khè
  • Đầy hơi
  • Chán ăn
  • Sụt cân

3. Nguyên nhân gây ợ nóng là gì? 

Theo thống kê, khoảng 90% trường hợp ợ nóng khó tiêu là do mắc bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lạm dụng thuốc,… là những nguyên nhân gây ợ nóng.

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn khi có dấu hiệu bất thường

3.1 Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Người thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, trà bạc hà,… sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid, rối loạn nhu động dạ dày, acid bị trào ngược lên thực quản gây nên hiện tượng ợ và khó tiêu.

Bên cạnh đó, thường xuyên dung nạp thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no sẽ làm cho quá trình tình tiêu hóa của dạ dày bị chậm lại, thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, tăng áp suất và sinh khí. Điều đó đã tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới, khí và acid dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ợ nóng.

Ngoài ra, các bài gập bụng, chạy quá sức, đẩy tạ, trồng cây chuối,… gây áp lực cho vùng bụng, ngực, tăng lực ép lên dạ dày và acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

3.2. Lạm dụng thuốc

Bị ợ nóng có thể do lạm dụng một số thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAID, theo đó, lớp nhầy bảo vệ dạ dày mỏng dần, tạo điều kiện cho acid tiếp xúc với niêm mạc dạ dày. Lúc này, dạ dày sẽ rối loạn co bóp, thức ăn bị đẩy ngược lên, niêm mạc thực quản tổn thương gây ho và ợ nóng.

3.3. Bệnh lý

Theo thống kê, có khoảng 90% người bị ợ nóng là do mắc bệnh lý dạ dày và một số căn bệnh khác. Cụ thể:

Viêm loét dạ dày: Triệu chứng điển hình của bệnh là ợ nóng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nôn, đầy hơi, chán ăn,… Các triệu chứng này sẽ bùng phát khi quá no hoặc quá đói, căng thẳng, sử dụng đồ uống kích thích.

Trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng acid và thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Ung thư dạ dày: Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó tiêu, buồn nôn, nôn, ợ, khó tiêu,…

Sỏi mật: Khi bị sỏi mật, dịch mật tiết ra sẽ không đủ, lượng dầu mỡ dung nạp vào cơ thể sẽ không được tiêu thụ hết, niêm mạc đường ruột bị kích thích. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn mửa,

3.4 Mang thai

Khoảng 80% phụ nữ mang thai bị ợ nóng. Nếu trước khi mang thai mà chưa từng gặp tình trạng này có nghĩa là ợ nóng sinh lý, điều đó không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị ợ nóng là do thay đổi nội tiết, thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, lên men, sinh khí – ợ nóng, ợ hơi.

4. Phương pháp chẩn đoán ợ nóng

Có nhiều phương pháp chẩn đoán tình trạng ợ nóng

Khi ợ nóng và các triệu chứng khác xảy ra thường xuyên hoặc tăng mức độ nghiêm trọng, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các phương pháp được áp dụng để chẩn đoán bao gồm:

Nội soi: Phương pháp nội soi giúp các bác sĩ kiểm tra dạ dày, tá tràng và thực quản. Sinh thiết (lấy mẫu mô từ niêm mạc thực quản) khi thực hiện phương pháp nội soi để phát hiện thêm triệu chứng và xác định nguyên nhân.

Xét nghiệm acid: Xét nghiệm kiểm tra nồng độ acid dạ dày được thực hiện thông qua đầu dò acid Ambulatory. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết chính xác chỉ số acid dịch vị và lượng acid trào ngược.

Chụp X – quang: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát ổ bụng, sự co bóp và lưu thông dạ dày, phát hiện tổn thương dạ dày,…

Phương pháp khác: Đo hàm lượng acid trong thực quản; Điều trị thử với thuốc PPI,…

5. Các cách chữa ợ nóng hiệu quả

Cơn ợ nóng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc chỉ vài phút. Mặc dù không nguy hiểm nhưng khi xảy ra thường xuyên lại ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Bạn có thể tham khảo cách chữa ợ nóng hiệu quả bằng thuốc tây và phương pháp dân gian dưới đây.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc kháng acid, kháng thụ thể H2, ức chế bơm proton,… là những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị ợ nóng và các triệu chứng kèm theo.

Thuốc kháng acid: Gồm Maalox, Gelusil, Mylanta,… có tác dụng trung hòa acid dạ dày và giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đây chỉ là thuốc cắt cơn, điều trị triệu chứng, tức là nó có tác dụng nhanh nhưng ngắn.

Thuốc đối kháng thụ thể H2: Chẳng hạn như thuốc Famotidin, Cimetidin, Nizatidin, Ranitidin,… Những loại thuốc này có khả năng ngăn cản bài tiết acid dịch vị. Tuy tác dụng giảm triệu chứng của thuốc kháng thụ thể H2 không nhanh nhưng lại kéo dài (tối đa 12 giờ) hơn so với thuốc kháng acid.

Thuốc ức chế bơm proton: Gồm Lansoprazol, Omeprazol,… giúp làm giảm bài tiết acid (trong vòng 24 giờ) do bất cứ nguyên nhân nào.

Dùng nhiều kháng sinh gây tác dụng phụ

Cách chữa ợ nóng tại nhà hiệu quả

Sử dụng 1 số cách chữa ợ nóng dạ dày tại nhà sau có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả chứng ợ nóng đơn giản không tốn kém:

Cam thảo

Cam thảo giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và chữa lành niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Rễ cam thảo cũng giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây viêm. Deglycyrrhiziated trong cam thảo có thể loại bỏ phần lớn glycyrrhizin, một hợp chất có thể gây ra tác động xấu cho dạ dày.

Bước 1: Chuẩn bị 4 – 5g bột cao thảo, 100ml nước ấm

Bước 2: Cho bột cam thảo vào cốc nước ấm, khuấy đều và uống (sau ăn 30 phút)

Baking soda

Với độ pH cao, baking soda giúp trung hòa axit trong dạ dày của bạn. Nếu axit tràn vào thực quản, baking soda sẽ giúp ngăn chặn axit đốt cháy niêm mạc, giúp giảm chứng ợ nóng. Khi đi vào dạ dày, baking soda tác dụng với axit dạ dày và biến nó thành natri clorua vô hại.

Hãy pha 1 muỗng nhỏ baking soda pha với 1 cốc nước và uống sau khi ăn.

Sữa chua

Vi khuẩn có hại phát triển quá mức là một trong những nguyên nhân gây ợ nóng. Vì vậy, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh là vô cùng cần thiết. Bổ sung sữa chua có tác dụng tăng lượng vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn gây hại và bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.

Uống nhiều nước

Một phương pháp giảm ợ nóng đơn giản mà hiệu quả chính là bạn nên uống nhiều nước. Nước sẽ giúp mà loãng được axit trong dạ dày từ đó tránh tình trạng axit đậm đặc gây nóng rát.

Bắp cải

Theo Đông y, bắp cải có tình hàn, lợi tiểu, thanh nhiệt và tốt cho hệ tiêu hóa. Loại ra này còn có khả năng làm lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Bắp cải được dân gian sử dụng phổ biến để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có ợ nóng. Theo y học hiện đại, bắp cải có chứa nhiều vitamin, muối khoáng, chất xơ, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tình trạng ợ nóng.

Bước 1: Chuẩn bị 1kg bắp cải và 1 chén nước lọc

Bước 2: Tách bẹ bắp cải, rửa sạch rồi ngâm vào chậu nước muối pha loãng

Bước 3: Vớt lá bắp cải ra, để ráo nước

Bước 4: Cho vào máy ép lấy nước

Bước 5: Chia nước bắp cải thành các phần nhỏ và uống hết trong ngày

Bắp cải rất có lợi cho người gặp tình trạng ợ nóng

Nhai kẹo cao su

Các nhà nghiên cứu của Đại học Wake Forest – Mỹ đã phát hiện tác dụng của kẹo cao su đối với người bị ợ nóng.

Nhai kẹo cao su kích hoạt tuyến nước bọt tiết ra giúp làm loãng axit dạ dày và giảm trào ngược axit. Nó còn giúp trung hòa axit dạ dày tại khoang miệng do ợ nóng hoặc trào ngược.

Bạn nên lựa chọn loại kẹo cao su không đường là tốt nhất. Tránh ăn kẹo cao su ngọt, nhiều đường hoặc có vị chua. Tránh kẹo cao su có vị bạc hà vì có thể gây ra chứng ợ nóng hơn các hương vị khác.

Trà gừng giúp giảm ợ nóng

Gừng có nhiều chất kháng viêm tự nhiên có thể làm giảm các cơn trào ngược dạ dày thực quản. Các hợp chất phenolic của gừng làm giảm các kích thích lên hệ tiêu hóa và các cơn co thắt dạ dày. Gừng cũng có thể làm giảm buồn nôn, ngăn ngừa đau cơ và giảm sưng. Hãy uống một tách trà gừng ấm sau ăn khoảng 30 phút.

Ngoài uống trà gừng, bạn cũng nên thêm gừng vào những món ăn hàng ngày như một loại gia vị giúp tăng hiệu quả chữa chứng ợ nóng. Gừng có thể được gọt vỏ, sau đó nghiền, thái lát, thái hạt lựu hoặc cạo để sử dụng khi nấu ăn. Nó có thể được ăn sống hoặc thêm vào súp, salad hoặc các món ăn như gà rang gừng, thịt vịt kho gừng, bê hấp gừng, cá hấp gừng, trứng hấp gừng….

Ăn chuối — cách chữa ợ nóng dạ dày tại nhà hiệu quả

Ăn chuối chín mang lại những tác động tích cực tới dạ dày. Chuối chín mềm, dễ tiêu hóa và chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, chuối còn chứa các chất xơ hòa tan giúp loại bỏ bớt các độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Các chất kháng axit tự nhiên có trong chuối giúp giảm đáng kể tình trạng trào ngược axit gây ợ nóng.

Những người bị ợ nóng nên ăn 1–2 quả chuối/ngày sẽ giúp giảm ợ nóng hiệu quả. Ăn trước bữa ăn 20–30 phút là tốt nhất.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có thể giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy và đau bụng. Trà hoa cúc có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các bioflavonoid hoặc phytonutrients có trong hoa cúc cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, đẩy lùi căng thẳng do đó ngăn ngừa chứng ợ nóng do stress.

Bạn sử dụng 5–10g hoa cúc khô đem sắc thành trà uống hàng ngày. Nên uống trà khi còn ấm. Mỗi ngày, bạn có thể uống 200 -300ml trà xen kẽ với nước lọc.

Ợ hơi đầy bụng nên sử dụng trà hoa cúc

Tinh bột nghệ và mật ong

Hoạt chất Curcumin trong tinh bột nghệ giúp trung hòa acid dạ dày, kháng khuẩn, kháng viêm và làm lành tổn thương nhanh chóng. Bên cạnh đó, mật ong có tác dụng ổn định nồng độ pH dạ dày và giảm trào ngược dạ dày – thực quản. Cách chữa ợ nóng bằng tinh bột nghệ và mật ong như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong, 150ml nước ấm

Bước 2: Cho mật ong và tinh bột nghệ vào cốc nước ấm

Bước 3: Khuấy đều và uống

Lô hội (nha đam)

Nha đam có thể tăng cường tiêu hóa và loại bỏ chất thải khó tiêu ra khỏi hệ tiêu hóa nhờ đặc tính chống viêm. Chất nhầy trong nha đam có tác dụng bao phủ niêm mạc dạ dày và giúp hạn chế tác động của đồ ăn cay nóng hoặc thực phẩm xơ cứng. Nước ép nha đam cũng giúp làm dịu nhanh chóng cơn nóng rát trong dạ dày.

Bạn sử dụng 2 lá nha đam to lọc lấy phần thịt trắng. Rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút. Sau đó, đem nha đam ép lấy nước uống sau khi ăn khoảng 30 phút.

Đây là 1 trong các cách chữa ợ nóng dạ dày đơn giản mà hiệu quả được nhiều người áp dụng thành công.

Làm giảm ợ nóng nhờ giấm táo

Giấm táo, một loại giấm lên men làm từ táo nghiền là một phương thuốc tự nhiên phổ biến cho chứng trào ngược axit và ợ nóng. Giấm táo có thể giảm độ pH trong máu từ đó giúp hệ tiêu hóa chống lại các vi khuẩn có hại. Các enzym trong giấm táo cũng kích thích tiêu hóa, chống thức ăn lên men sinh khí nóng.

Bạn nên dùng khoảng 20–30ml giấm táo pha với 1 cốc nước ấm và uống sau khi ăn sáng là tốt nhất.

Ngủ nghiêng bên trái

Tư thế nằm nghiêng bên trái mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nằm nghiêng bên trái giúp hạn chế những rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa. Do tư thế này giúp quá trình vận chuyển chất thải đi từ ruột non cho tới ruột già dễ dàng hơn. Bụng không bị chướng, đầy hơi và sinh khí nóng.
  • Giảm ợ nóng: Nằm ở tư thế này giúp hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra nóng rát. Khi cơ thể nằm nghiêng bên trái, dạ dày và tuyến tụy được ở vị trí thoải mái và tự nhiên nhất.
Tư thế ngủ giúp hạn chế tình trạng trào ngược

Thay đổi tư thế sau khi ăn

Thông thường, dạ dày sẽ mất khoảng 4h để tiêu hóa gần hết lượng thức ăn mà nó chứa. Vì vậy, thay vì ngồi, nằm ngay sau khi ăn, bạn nên đi lại hoặc đứng khoảng 3h sau khi ăn. Điều này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn và dạ dày sẽ không phải tiết ra nhiều axit để tiêu hóa thức ăn và gây trào ngược do dư thừa axit.

Tránh trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây họ cam quýt gồm chanh, bưởi, cam, quýt giàu vitamin nhưng không tốt cho người bị ợ nóng. Vì chúng chứa rất nhiều axit citric khiến dạ dày tăng sản xuất axit, làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng.

Nâng cao phần gối đầu khi ngủ

Nếu phần thân trên của cơ thể nằm ở vị trí cao hơn dạ dày thì sẽ hạn chế đáng kể tình trạng axit trào ngược gây ra ợ nóng. Đó là lý do mà bạn nên chuẩn bị một chiếc gối với độ cao kha khá để nâng cao phần thân trên khi ngủ. Độ cao lý tưởng của gối là khoảng 15cm và bạn nên lựa chọn chất liệu gối mềm.

Duy trì cân nặng làm giảm ợ nóng

Tình trạng béo phì, đặc biệt là có nhiều mỡ ở vùng bụng có thể gây ra tình trạng thoát vị hoành. Thoát vị hoành làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ hoành và làm cho cơ thắt thực quản dưới bị giãn. Hệ quả là khiến cho axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản và gây ra những cơn ợ nóng khó chịu.

Giảm lượng đường trong ăn uống

Các thực phẩm chứa nhiều đường như hoa quả ngọt, bánh ngọt,… thường khó tiêu hóa và gây ra chứng ợ hơi, đầy bụng. Ăn nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ béo phì, tăng lượng chất béo bão hòa dung nạp vào cơ thể. Kết quả là bạn sẽ dễ bị đầy hơi, buồn nôn và trào ngược dạ dày.

Tránh các thực phẩm kích hoạt chứng ợ nóng

Những thực phẩm sau sẽ kích hoạt chứng ợ nóng mà bạn nên hạn chế sử dụng trong thực đơn hàng ngày chính là cách chữa ợ nóng dạ dày cần thực hiện đầu tiên:

  • Thức ăn cay nóng: ớt, hạt tiêu, mù tạt, tỏi sống,…
  • Thức ăn chua: cóc, mơ, mận, me, xoài chua, trái cây họ cam quýt,…
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: nội tạng động vật, gà rán, khoai tây chiên,…
  • Thức uống: rượu, bia, cafe, nước ngọt có ga,…
  • Đồ ăn lên men: dưa muối, cà muối, kim chi, tôm chua, nem chua,…

Ăn từng bữa nhỏ

Thay vì ăn 3 bữa chính với lượng thức ăn lớn làm dạ dày bị quá tải, bạn nên chia nhỏ thực phẩm thành nhiều bữa phụ trong ngày. Ăn từng bữa nhỏ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng đầy bụng, chướng khí gây ợ nóng.

Ợ hơi, tiêu chảy gây chán ăn

Tránh ăn tối muộn giúp giảm ợ nóng

Khi bạn ngủ, quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng diễn ra trì trệ hơn. Thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày lên men sinh ra khí gây ợ nóng. Do đó, bạn nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3h. Bữa tối cũng nên tránh ăn quá nhiều hoặc ăn các thức ăn khó tiêu hóa.

Châm cứu

Phương pháp châm cứu với các cơ chế chính là:

  • Giúp cơ thể thư giãn, giảm stress: Căng thẳng và lo âu quá độ là nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày. Phương pháp châm cứu thư giãn cơ thể giúp loại bỏ chứng ợ nóng vì lý do stress.
  • Tăng sự kiểm soát các cơ thực quản: Châm cứu có thể giúp cơ thắt thực quản hoạt động tốt hơn để đóng mở đúng cách và ngừa axit dạ dày trào ngược gây ợ nóng.

*Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp châm cứu giảm ợ nóng, bạn nên tới các bệnh viện Đông y hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Phòng ngừa ợ nóng bằng cách nào?

Mấu chốt của việc phòng ngừa ợ nóng là xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và kiểm soát cân nặng. Tham khảo cách phòng ngừa ợ nóng mà CumarGold New chia sẻ dưới đây:

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và có hàm lượng axit cao; hạn chế đồ uống có ga, có cồn 
  • Tạo cho dạ dày một nhịp sinh học ổn định, tránh kích thích bằng cách ăn uống đúng giờ, đặc biệt không ăn quá muộn
  • Mặc quần áo thoáng mát, không quá chật để tránh gây áp lực lên ổ bụng
  • Xây dựng chế độ giảm cân khoa học, hợp lý
  • Đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn, không nên nằm hoặc vận động mạnh
  • Tìm cách cân bằng cuộc sống, tránh để căng thẳng kéo dài, làm việc, học tập, nghỉ ngơi khoa học
  • Người bị ợ nóng nên kê cao gối khi ngủ, nên nằm nghiêng sang bên trái hoặc nằm ngửa để giảm cơn trào ngược dạ dày, ợ nóng
  • Mỗi ngày nên luyện tập thở sâu khoảng 30 phút để giảm lượng axit dạ dày trào ngược lên thực quản 
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có thể lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu

Bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, cách điều trị ợ nóng. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ tổng đài Miễn Phí 1800 1796 để được tư vấn nếu còn bất cứ thắc mắc nào.  

>>> Xem thêm các thông tin sức khỏe tại đây. 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x